Trong giờ tập đọc, để tích cực hóa hoạt động của người học, làm cho mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển cần tổ chức hoạt động của học sinh thông qua các biện pháp và hình thức luyện tập chủ yếu sau:
1/. Người giáo viên phải biết đọc mẫu:
Đọc mẫu là một hoạt động mang tính đặc thù của giáo viên dạy lớp 1. Khi dạy tập đọc người giáo viên phải đọc mẫu trước lớp để học sinh noi theo. Từ đó dần dần hình thành kỹ năng đọc cho học sinh. Giọng đọc mẫu của giáo viên có tác dụng làm mẫu cho học sinh luyện đọc. Do đó người giáo viên phải biết đọc đúng.
Ví dụ:
Qua bài tập đọc “Trường em” giáo viên cần đọc mẫu bài văn với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm để giúp học sinh hiểu được sự thân thiết của ngôi trường với bạn học sinh, từ đó giúp các em luyện đọc được tốt.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2701 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một soá biện pháp rèn kĩ năng đọc thành tiếng tốt cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SOÁ BIEÄN PHAÙP RÈN KĨ NĂNG
ĐỌC THÀNH TIẾNG TỐT CHO HỌC SINH LỚP 1
Trong giờ tập đọc, để tích cực hóa hoạt động của người học, làm cho mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển cần tổ chức hoạt động của học sinh thông qua các biện pháp và hình thức luyện tập chủ yếu sau:
1/. Người giáo viên phải biết đọc mẫu:
Đọc mẫu là một hoạt động mang tính đặc thù của giáo viên dạy lớp 1. Khi dạy tập đọc người giáo viên phải đọc mẫu trước lớp để học sinh noi theo. Từ đó dần dần hình thành kỹ năng đọc cho học sinh. Giọng đọc mẫu của giáo viên có tác dụng làm mẫu cho học sinh luyện đọc. Do đó người giáo viên phải biết đọc đúng.
Ví dụ:
Qua bài tập đọc “Trường em” giáo viên cần đọc mẫu bài văn với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm để giúp học sinh hiểu được sự thân thiết của ngôi trường với bạn học sinh, từ đó giúp các em luyện đọc được tốt.
2/. Người giáo viên phải biết hướng dẫn cho học sinh tập đọc:
Hiện nay có nhiều cách phân chia các hình thức đọc. Nếu dựa trên cơ sở âm thanh phát ra khi đọc, người ta chia ra đọc thành tiếng và đọc thầm. Nếu dựa vào số lượng học sinh tham gia đọc cùng lúc phát ra âm thanh, người ta chia ra đọc đồng thanh và đọc cá nhân. Luyện kỹ năng đọc cho học sinh, giáo viên thường phải quan tâm đến cả hai hình thức (đặc biệt là các lớp đầu của cấp tiểu học) nhằm giúp từng cá nhân đạt được yêu cầu đề ra trong từng giai đoạn học tập.
a). Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh luyện đọc các tiếng, từ ngữ có âm vần khó. Vậy cần dựa vào đâu để tìm ra các tiếng, từ cần luyện đọc ?
- Dựa vào các từ ngữ được gợi ý trong sách giáo khoa.
- Căn cứ vào trình độ đọc của lớp để tìm thêm ở trong bài một số từ ngữ cần luyện đọc
- Cho học sinh tự phát hiện các từ ngữ khó đọc để giáo viên cho luyện đọc.
Ở trường, chúng tôi thường dựa vào trình độ đọc của lớp để tìm các từ khó đọc. Khi tìm các tiếng có âm, vần khó mà các em hay đọc sai, nhầm lẫn giáo viên thường qui ước:
+ Tìm những tiếng có âm đầu khó đọc: v - ; qu - ; nh ; tr…
+ Tìm những tiếng có âm cuối đọc hay bị sai: -t ; -n ; c; …
+ Tìm những tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã…
Như vậy, giáo viên chỉ cần đưa ra kí hiệu các em sẽ biết nhiệm vụ mình cần làm là gì.
Giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc cấu trúc của âm tiết tiếng Việt trong bước đầu học vần. Từ đó học sinh sẽ dễ dàng đọc trơn một âm tiết.
Trong quá trình luyện đọc giáo viên cần kết hợp cho học sinh phân tích tiếng để củng cố kiến thức đã học về cấu tạo tiếng.
Ví dụ: Khi cho học sinh luyện đọc tiếng “mưu” cần kết hợp cho học sinh phân tích:
+ Tiếng “ mưu” gồm có âm “m” ghép với vần “ưu”
+ Tiếng “ khỏe” gồm có âm “kh” ghép với vần “ oe ”và thanh hỏi trên âm
“ e”.
Sau khi luyện đọc tiếng , giáo viên cho học sinh luyện đọc từ ngữ. Có thể cho học sinh tìm từ khó vì thường tiếng khó sẽ gắn liền với một từ ngữ khó đọc.
Ví dụ: Trong bài “Nói dối hại thân ”
- Tiếng khó là “toáng”, học sinh có thể tìm từ “kêu toáng”.
- Tiếng khó là “hoảng”, học sinh có thể tìm từ “hốt hoảng”; …
Giáo viên hướng dẫn các em luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ sẽ giúp các em nhớ từ dễ dàng hơn.
Ví dụ: Trong bài “Nói dối hại thân” khi cho học sinh luyện đọc từ khó, giáo viên kết hợp giải thích từ :
Kêu toáng: Mùi thơm nhẹ, tạo cảm giác dễ chịu.
Hốt hoảng: Mùi hương thơm lan toả rộng, nhẹ nhàng dễ chịu.
Tức tốc:
b). Luyện đọc câu:
Nhằm minh họa, hướng dẫn, gợi ý hoặc tạo tình huống để học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc.
Giáo viên có thể tổ chức cho từng học sinh đọc, từng cặp học sinh đọc, đọc theo nhóm (bàn, tổ). Tạo điều kiện cho mọi học sinh trong lớp đều được luyện đọc, đọc nhiều, đặc biệt chú ý tới các em học kém. Để mọi học sinh đều được đọc, đọc nhiều, khi đọc từng câu giáo viên chỉ định học sinh đọc nối tiếp theo hàng dọc, hàng ngang, theo tổ, theo nhóm…
Nên chú ý luyện đọc nhiều lần các câu dài có nhiều dấu phẩy hoặc các câu có những chỗ cần ngắt giọng theo yêu cầu của nội dung. Trước khi luyện đọc từng câu, giáo viên cần hướng dẫn trước cho học sinh những chỗ cần nghỉ hơi ( khi gặp dấu phẩy, khi gặp những chỗ ngắt giọng theo yêu cầu của nội dung).
Ví dụ: Khi học sinh luyện đọc các câu trong bài “Nói dối hại thân” nên chỉ rõ các chỗ cần ngắt, nghỉ hơi.
Ví dụ: “Các bác nông dân nghĩ / chú nói dối như mọi lần / nên vẫn thản nhiên làm việc//”
Trong các câu trên, câu nào cũng có chỗ cần ngắt giọng theo yêu cầu của nội dung, đòi hỏi giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh. Thực tế cho thấy, nếu được hướng dẫn cụ thể học sinh sẽ biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhờ vậy giọng đọc trở nên có yếu tố diễn cảm.
Ở hoạt động này giáo viên nên tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng câu cho đến hết bài. Thông qua hình thức luyện đọc này vừa giúp học sinh có điều kiện rèn kỹ năng đọc, vừa tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong tiết học.
c). Luyện đọc đoạn, bài:
Trong nhiều trường hợp, giáo viên có thể chép lại văn bản lên bảng song không nên quên sử dụng sách giáo khoa ngay từ tiết 1, giúp học sinh quen làm việc với sách, cá thể hóa việc đọc khi yêu cầu các em đọc nhẩm, đọc thầm, đọc thành tiếng.
Giáo viên tổ chức cho học sinh cùng tham gia các trò chơi luyện đọc dưới nhiều hình thức trò chơi: thi đọc cá nhân, thi đọc giữa các nhóm, các tổ hoặc trò chơi tiếp sức, truyền điện… nhằm rèn luyện kỹ năng đọc và phát triển khả năng làm việc độc lập của học sinh.
Giáo viên cần “biết nghe học sinh đọc” phát hiện khả năng đọc của mỗi em để có cách dạy thích hợp với từng học sinh khi đọc cá nhân, từ đó có cách rèn luyện thích hợp với từng em. Ngoài ra giáo viên còn cần biết cách gợi ý, khuyến khích học sinh trong lớp trao đổi, nhận xét về chỗ “được” hay “chưa được” của bạn, nhằm giúp học sinh biết rút kinh nghiệm để đọc tốt hơn; tránh nhận xét chung chung, không “dạy” được điều gì cho học sinh về cách đọc.
Đây cũng là điểm lưu ý chung về nguyên tắc dạy học: giáo viên phải nắm được và xử lý kịp thời những “thông tin ngược” (từ học sinh) để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Đối với học sinh đọc chưa đạt yêu cầu do còn thiếu ý thức hoặc ảnh hưởng thói quen (ê a, liến thoắng…). Giáo viên cần chỉ rõ hạn chế và tìm cách giúp đỡ học sinh khắc phục.
Giáo viên nên tổ chức cho học sinh đọc cá nhân thi đua giữa các tổ nhằm rèn luyện kỹ năng đọc giúp học sinh đọc trơn, đọc thành thạo văn bản và khuyến khích học sinh trong lớp trao đổi, nhận xét cách đọc của bạn từ đó giúp các em có kỹ năng đọc tốt bài văn.
Ví dụ: Bài “Nói dối hại thân”
Cho 3 học sinh đọc đoạn 1: “Một chú… sói đâu”
Cho 3 học sinh đọc đoạn 2: “Chú bé…đàn cừu”
Sau đó, giáo viên cho mỗi tổ đọc một đoạn nối tiếp nhau.
Gọi 2 học sinh đọc toàn bài. Cả lớp đọc đồng thanh.
Tóm lại : Rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp một chính là chìa khóa mở ra mọi tri thức. Từ đây các em hiểu và cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học. Cao hơn nữa là các em cảm nhận được cái đẹp của thế giới xung quanh các em
-Trên đây là một vài kinh nghiệm của baûn thaân toâi xung quanh vấn đề làm thế nào để giúp học sinh lớp 1 đọc trơn, đọc thành tiếng các văn bản mà qua nhiều năm giảng dạy tôi đã đúc rút ra được. Bản thân rất mong được sự đóng góp và trao đổi ý kiến của đồng nghiệp để vận dụng trong thực tế giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn.
Quảng Sơn, ngày 28 háng 3 năm 2014
Người viết
Trần Thị Kim Huế- TH số 1 Quảng Sơn
File đính kèm:
- Bien phap ren ki nang doc thanh tieng tot cho hoc sinh lop 1 Tran Thi Kim Hue TH so 1 Quang Son.doc