Một số tài nguyên khoáng sản Việt Nam

I. Khoáng sản kim loại.

1. Quặng sắt. Quặng sắt ở Việt Nam có 3 khu vực chính:

- Khu vực Tây Bắc có các mỏ dọc sông Hồng (Quí Xa, Làng My, Ba Hòn, Làng Lếch.). Trữ lượng trên 200 triệu tấn (riêng mỏ Quí Sa > 100 triệu tấn). Quặng thuộc khu vực này chủ yếu là limônit với hàm lượng fe khoảng 43-55%, hàm lượng Mn ~ 2,5-5%. Đa số các mỏ trong khu vực này đã được thăm dò, đủ điều kiện để thiết kế khai thác.

- Khu vực Đông Bắc có các mỏ ở Thái Nguyên (Trại Cau, Tiến Bộ, Quang Trung). Tổng trữ lượng ~ 50 triệu tấn (Trại Cau 9 triệu tấn, Tiến Bộ 25 triệu tấn). Quặng sắt ở Thái Nguyên gồm 2 loại manhêtit và limônit. Quặng manhêtit hàm lượng quặng fe ~ 60%, (các tạp chất có hại nằm trong phạm vi cho phép của luyện kim). Quặng limônit hàm lượng fe từ 50-55%, hàm lượng Mn cao (3-4%). Quặng sắt Thái Nguyên đã được khai thác từ 1962 cung cấp cho KCN gang thép Thái Nguyên. Ở cao Bằng có các mỏ Na Lũng, Nà Rua, tổng trữ lượng ~ 50 triệu tấn, chủ yếu là quặng manhêtit, hàm lượng fe trên 60%, đã được thăm dò đủ điều kiện thiết kế khai thác.Tại vùng Đông Bắc còn có quặng sắt Tòng Bá (Hà Giang), gồm nhiều điểm quặng nằm rải rác trên một diện rộng, trữ lượng ~ 200 triệu tấn, chủ yếu là quặng manhêtit, hàm lượng fe 42 - 46%.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2888 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số tài nguyên khoáng sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM. I. Khoáng sản kim loại. 1. Quặng sắt. Quặng sắt ở Việt Nam có 3 khu vực chính: - Khu vực Tây Bắc có các mỏ dọc sông Hồng (Quí Xa, Làng My, Ba Hòn, Làng Lếch...). Trữ lượng trên 200 triệu tấn (riêng mỏ Quí Sa > 100 triệu tấn). Quặng thuộc khu vực này chủ yếu là limônit với hàm lượng fe khoảng 43-55%, hàm lượng Mn ~ 2,5-5%. Đa số các mỏ trong khu vực này đã được thăm dò, đủ điều kiện để thiết kế khai thác. - Khu vực Đông Bắc có các mỏ ở Thái Nguyên (Trại Cau, Tiến Bộ, Quang Trung). Tổng trữ lượng ~ 50 triệu tấn (Trại Cau 9 triệu tấn, Tiến Bộ 25 triệu tấn). Quặng sắt ở Thái Nguyên gồm 2 loại manhêtit và limônit. Quặng manhêtit hàm lượng quặng fe ~ 60%, (các tạp chất có hại nằm trong phạm vi cho phép của luyện kim). Quặng limônit hàm lượng fe từ 50-55%, hàm lượng Mn cao (3-4%). Quặng sắt Thái Nguyên đã được khai thác từ 1962 cung cấp cho KCN gang thép Thái Nguyên. Ở cao Bằng có các mỏ Na Lũng, Nà Rua, tổng trữ lượng ~ 50 triệu tấn, chủ yếu là quặng manhêtit, hàm lượng fe trên 60%, đã được thăm dò đủ điều kiện thiết kế khai thác.Tại vùng Đông Bắc còn có quặng sắt Tòng Bá (Hà Giang), gồm nhiều điểm quặng nằm rải rác trên một diện rộng, trữ lượng ~ 200 triệu tấn, chủ yếu là quặng manhêtit, hàm lượng fe 42 - 46%. - Khu vực BTBộ, tại Thanh Hoá có một vài mỏ nhỏ. Ở Thạch Khê, huyện Thạch Hà, cách TX Hà Tĩnh khoảng 10 km có mỏ sắt lớn (phát hiện từ những năm đầu thập kỷ 60), trữ lượng khoảng 554 triệu tấn, hàm lượng quặng fe cao (60-65%), các tạp chất như S, P, Pb, Zn... dưới qui định. Mỏ đã được thăm dò, đủ điều kiện thiết kế khai thác. Vỉa quặng nằm ở độ sâu (-160 m), khi khai thác cần khắc phục sự xâm nhập của nước biển. Tổng trữ lượng quặng sắt của Việt Nam ~ trên 1 tỉ tấn (70% là quặng manhêtit chất lượng cao, còn lại là quặng limônit). Có thể sản xuất 10 triệu tấn gang - thép/năm. 2. Quặng mangan. Có ở các Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh... Một số mỏ ở Tuyên Quang đã được khai thác phục vụ cho công nghiệp luyện kim ỏ Thái Nguyên và hoá chất (sản xuất pin). Tổng trữ lượng trên 3 triệu tấn, hàm lượng Mn 15-35%. 3. Quặng cromit. Mỏ lớn nhất tại Thanh Hoá, dạng sa khoáng, nằm quanh núi Nưa, cách TP Thanh Hoá 20 km về phía Tây. Trữ lượng trên 20 triệu tấn cro3. Quặng nằm thành lớp nông, đất phủ ít. Sau khi tuyển trọng lực thu được tinh quặng có cro3 trên 46%, tỉ lệ Cr/fe là 1,8 có thể SD trong luyện kim (luyện FeCr), vật liệu chịu lửa, hoá chất. 4. Quặng titan. Có ở nhiều nơi dọc bờ biển như Bình Ngọc (Quảng Ninh), Quảng Xương (Thanh Hoá), Kỳ Khang, Kỳ Ninh (Hà Tĩnh), Thuận An (Thừa Thiên Huế), Sông Cầu (Phú Yên), Hàm Thuận (Bình Thuận), Vũng Tàu. Trữ lượng trên 11 triệu tấn.Trong các mỏ kể trên, ngoài ilmenhit còn có các khoáng vật cộng sinh khác như zircon, rutin, monazit. Hiện nay nhiều tỉnh đang tổ chức khai thác quặng titan. Điều kiện khai thác thuận lợi (lộ thiên), tuyển rửa dễ dàng, vận chuyển dọc bờ biển thuận lợi. 5. Quặng Bôxit. Ở phía Bắc có ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, khoáng vật chính là diaspo. Trữ lượng ~ 200 triệu tấn, hàm lượng al2O3 ~ 39 - 65%, môdun silic ~ 6 - 8. Ở Tây Nguyên quặng ở dạng laterit, phân bố trên diện rộng ở các huyện Bảo Lộc, Tân Rai (Lâm Đồng), Đắc Nông, Kông Nừng (Gia Lai). Tổng trữ lượng đã thăm dò 4 tỉ tấn (dự báo 5-6 tỉ tấn). Quặng bôxit ở đây thuộc dạng gipsit, sau khi tuyển rửa tinh quặng có hàm lượng al2O3 là 47-50%, môdun silic khoảng 10-20. Quặng bôxit của Việt Nam thuộc loại lớn trên TG 6. Quặng Đồng- Niken. Có nhiều điểm quặng đồng-niken (Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Quảng Ninh, Bắc Giang, Quảng Nam, Lâm Đồng...). Lớn nhất là mỏ Sin Quyền (Lào Cai) trữ lượng 55,1 vạn tấn đồng, các nguyên tố cộng sinh có giá trị như vàng 35 tấn, bạc 25 tấn...(hiện nay đang khai thác). Đồng ở Bản Phúc (Sơn La), trữ lượng gần 20,0 vạn tấn, mỏ này còn có lưu huỳnh, coban, selen, tenlu, platin... 7. Quặng Chì-Kẽm. Nước ta có nhiều điểm quặng, chỉ tính riêng miền Bắc có khoảng 50 điểm, điển hình như các mỏ Chợ Điền, Lang Hít, Tú Lệ, Ngân Sơn (Bắc Cạn). Riêng mỏ Chợ Điền đã được khai thác từ thế kỷ 19. Năm 1964 mỏ này đã được thăm dò dánh giá trữ lượng còn ~ 495.000 tấn chì và kẽm kim loại (trong đó ~ 300.000 tấn quặng oxyt và 195.000 tấn quặng sunfua). Các mỏ khác như Lang Hít (126.000 tấn), Tú Lệ (127.000 tấn) chì-kẽm. Trữ lượng kẽm-chì mới được đánh giá ở các mỏ cũ và tới độ sâu 30-40 m, chắc chắn trữ lượng còn lớn hơn nếu tiến hành thăm dò tiếp. 8. Quặng Thiếc-vonfram. Quặng này đã được khai thác từ nhiều thế kỷ. Thời Pháp thuộc thiếc đã được khai thác mạnh ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), sau 1954 CN khai thác và luyện thiếc được đẩy mạnh hơn. Các mỏ thiếc tập trung ở 4 vùng chính: Vùng Phia Oắc (Cao Bằng), trữ lượng ~ 23.000 tấn SnO2 . Vùng Quì Hợp (Nghệ An), trữ lượng ~ 86.000 tấn (dạng sa khoáng 36.000 tấn, dạng mỏ gốc 50.000 tấn). Vùng Lâm Đồng đã phát hiện, trữ lượng hàng chục ngàn tấn. Một số vùng thềm lục địa Việt Nam đã phát hiện có thiếc, nhưng chưa được tìm kiếm, thăm dò. 9. Vàng. Vàng sa khoáng có ở nhiều nơi. Dự báo ở Việt Nam trữ lượng có thể lên tới vài ngàn tấn.Vàng gốc đã được Pháp khai thác với qui mô công nghiệp từ đầu thế kỷ 20 (Bồng Miêu, Quảng Nam). Các vùng có vàng đáng kể là Ngân Sơn (Cao Bằng), Na Rì, Bồ Cu (Bắc Cạn), Bình Gia (Lạng Sơn), Kim Bôi (Hoà Bình), Mai Sơn (Sơn La), Tà Soi (Nghệ An), Bá Thước, Cẩm Thuỷ (Thanh Hoá), Bồng Miêu, Trà Dương (Quảng Nam), Trà Năng (Lâm Đồng)... 10. Đất hiếm. Trữ lượng đất hiếm khá lớn. Năm 1956 đã phát hiện các mỏ ở Phong thổ (Lai Châu). Trữ lượng ở các mỏ Nậm Sa, Đông Pao trên 9 triệu tấn oxyt đất hiếm, hàm lượng oxýt đất hiếm trong quặng trung bình 45%, các thân quặng giàu đạt tới 10-30%. Quặng đất hiếm cũng phát hiện ở Yên Phù (Yên Bái), Mường Hum (Lao Cai), Quì Hợp (Nghệ An)... II. Khoáng sản phi kim loại. 1. Quặng Apatit. Có ở Lao Cai, là mỏ rất lớn, trữ lượng có thể lên tới 2 tỉ tấn (tính đến độ sâu 900 m). Quặng apatit phân bố trên diện rộng, dễ khai thác. Là nguyên liệu cho CN hoá chất, phân bón 2. Quặng pyrit. Là nguyên liệu để sản xuất H2SO4. có ở nhiều nơi, lớn nhất là các mỏ pyrit ở Ba Vì (Hà Tây) cách Hà Nội 50 km về phía Tây Bắc, mỏ pyrit ở Thanh sơn (Phú Thọ) đang khai thác cung cấp nguyên liệu cho nhà máy hoá chất Lâm Thao. Trữ lượng cả nước 10 triệu tấn. 3. Quặng secpentin. Có ở xã Tế Lợi (Nông Cống, Thanh Hoá), cách Hà Nội 170 km về phía Nam. Trữ lượng ~ 8 triệu tấn với hàm lượng SiO2 = 44,56%, mgo = 32,04%, CaO = 0,46%, lượng mất khi nung = 12,2%. 4. Quặng graphit. Có ở xã Tiên An (Tiên Phước, Quảng Nam) cách thị xã Tam Kỳ 35 km về phía Tây. Mỏ đã được thăm dò trữ lượng ~ 506.000 tấn (tính ra graphit khoảng 90.000 tấn). Hàm lượng cacbon 18-20%, chất bốc 5-6%, độ ẩm 5-6%, độ tro 60-70%, U3O8 khoảng 0,0115%. Quặng thuộc loại dễ khai thác, tuyển quặng, hệ số bốc đất đá thấp (2,5-3,3 m3/tấn). 5. Cao lanh. Để SX sứ cao cấp, sứ mĩ nghệ. Nước ta có ở nhiều nơi. Tổng trữ lượng ~ 50 triệu tấn. Các mỏ lớn có ở Thạch Khoán (Phú Thọ), cách thị xã Phú Thọ 35 km, cách bờ sông Đà 5 km (trữ lượng 3,2 triệu tấn). Mỏ Trại Mát (Lâm đồng), cách Đà Lạt 9 km về phía Đông Bắc trên đường Nha Trang-Đà Lạt (trữ lượng ~ 11 triệu tấn). 6. Bentônit. Có ở Tam Bố, Di Linh (Lâm Đồng) nằm trên QL 20, cách Đà Lạt 59 km, cách TP HCM 247 km. Mỏ đã được thăm dò tỷ mỉ. Thành phần hoá học chính: SiO2 = 57,73%; TiO2 = 0,78%; al2O3 = 1,11%; feo = 0,08%; mgo = 1,77%; CaO = 0,36%... lượng mất khi nung = 7,2%. Độ bền nhiệt sau khi natri hoá 4470C, xếp loại bentonit chất lượng cao. 7. Đá quí. Tập trung ở đới sông Hồng (kéo dài từ Lào Cai đến Sơn Tây). Đang khai thác mỏ Tần Hương, Lục Yên (Yên Bái). Vùng Quì Hợp (Nghệ An) chủ yếu có rubi, saphia. 8. Sét xi măng. Tổng trữ lượng ~ 300 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương. Ngoài ra ở Trung Bộ cũng có nhiều. 9. Cát thuỷ tinh. Chủ yếu ở dọc duyên hải miền Trung (khoảng 1,1 tỉ tấn), tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi, Tuy Hoà, Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận. Có 2 mỏ chất lượng tốt nhất dùng để sản xuất pha lê (Vân Đồn-Quảng Ninh và Cam Ranh-Khánh Hoà). 10. Đá vôi. Rất phong phú ở Bắc Bộ, BTBộ. Ngoài ra ở Quảng Nam và Kiên Giang (ít). Đây là nguyên liệu để làm chất trợ dung cho luyện gang; SX xi măng, làm đá ốp lát... Cảnh quan vùng núi đá vôi rất có giá trị về du lịch. III. Nước khoáng. Đã phát hiện trên 350 điểm nước khoáng, nước nóng. Những mỏ điển hình như: Quang Hanh nằm ở phía Tây dãy núi Tam Hợp, Cẩm Phả (Quảng Ninh), nhiệt độ trên 420C, độ khoáng hoá 5,1 g/lít CaO (cao nhất trong các nguồn nước khoáng ở miền Bắc), hàm lượng brôm, iốt đủ để gọi là nước khoáng brôm và iốt. Có tác dụng chữa các bệnh ngoài da, thần kinh, phụ khoa... Hiện nay 2 nhà nghỉ Cẩm Phả (Quảng Ninh) và Tiên Lãng (Hải Phòng) sử dụng nguồn nước khoáng này. Nước khoáng Bình Ca (Tuyên Quang) hàm lượng CO2 từ 750-1500mg/lít (khi khoan phun cao 15 m). Thành phần canxibicacbonat, độ khoáng hoá 0,75-1,5 g/lít. Nước khoáng Suối Nghệ cách TP HCM 120 km về phía Đông Nam, cách Vũng Tàu 40 km về phía Đông Bắc. Đặc tính: hàm lượng côban (Co) >120mg/lít, có sắt, độ khoáng hoá 4g/lít, thành phần natribicacbonat, lưu lượng 2,4-4,75 lít/s. Nước khoáng này không có mùi, vị ngon. Nước khoáng Thanh Sơn (Phú Thọ) lưu lượng 121 lít/s, nhiệt độ tự nhiên tự nhiên 410C, thuộc loại nước sunfat, clorua, natri, manhê nóng. Dùng chữa bệnh (ngâm, tắm, uống). Nước khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận) nổi tiếng từ 1928, hiện nay đã xuất sang một số nước ở ĐNÁ. Nước khoáng Kim Bôi (Hoà Bình) thuộc nhóm nước khoáng silic, nhiệt độ ổn định 370C, có hàm lượng Na, Ca khá lớn, có tác dụng chữa các bệnh khớp, dạ dày, viêm đại tràng. Nước khoáng Hội Vân (Bình Định) có hàm lượng silic cao, nhiệt độ tới 790C, có tác dụng chữa các bệnh viêm loét dạ dày, đại tràng, điều hoà chức năng tiêu hoá, cổ tử cung... (Nguồn: Bộ công nghiệp nặng, Hà Nội, 1994)

File đính kèm:

  • docMot so tai nguyen khoang san VN.doc