Phân môn Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình giảng dạy môn Tiếng việt ở cấp tiểu học là:
Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng việt (Đọc, viết, nghe, nói) để học môntập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi;
Thông qua việc dạy và học .Tiếng việt góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức “sơ giản” về Tiếng việt, về tự nhiên, xã hội và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam;
14 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3077 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh thông qua tiết tập đọc ở lớp 3C Trường Tiểu học Vạn Thạnh 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu thơ sau dấu chấm. Đối với các câu cảm, câu hỏi trong bài, giáo viên hướng dẫn các em đọc đúng giọng của từng loại câu đó thì mới bộc lộ được cảm xúc của từng cảnh vật và của tác giả;
Giáo viên hướng dẫn các học sinh cần đọc đúng ngữ điệu khi đọc câu hỏi như nhấn giọng từ để hỏi, cao giọng ở cuối câu. Nếu học sinh đọc chưa hay giáo viên có thể đọc mẫu cho học sinh để học sinh nghe giọng đọc, để tự điều chỉnh mình đọc theo giáo viên. Để Học sinh đọc tốt giáo viên cần tạo niềm say mê hứng thú cho học sinh ;
Đối với văn bản phi nghệ thuật
Hướng dẫn học sinh đọc xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với nội dung thông báo làm rõ thông tin cơ bản giúp nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản;
Đọc diễn cảm sau khi học sinh đã tóm tắt hiểu được nội dung của văn bản;
Khi rèn đọc lần cuối tiết học, học sinh phải thể hiện được cảm xúc của tác giả khi biết bài văn, bài thơ đó;
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc theo nhóm, mỗi nhóm cử một em lên thi đọc. Đối với bài: có người dẫn truyện các nhân vật trong truyện cho học sinh đóng vai và đọc theo lời nhân vật và người dẫn truyện. Gọi học sinh lên đọc, các em ở dưới là giám khảo nghe, chấm, nhận xét xem bạn nào, nhóm nào, đọc hay. Giáo viên cùng cả lớp động viên khuyến khích học sinh đọc tốt để các em đọc tốt hơn;
Đối với thời gian một tiết tập đọc chỉ trong vòng 40 phút mà đối tượng học sinh gồm:Giỏi- Khá - Trung bình - Yếu ngoài chức năng chủ yếu là rèn đọc, luyện đọc là chính ở trong cả quá trình tiết học. Học sinh phải được luyện đọc nhiều lần. Học sinh nào cũng phải được đọc trong giờ học ít nhất một lần. Trong giờ học giáo viên luôn tuân theo nguyên tắc học sinh là chủ thể của giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải nắm chắc từng đối tượng học sinh. Giáo viên cần chú ý rèn đọc nhiều đối với học sinh đọc yếu. Rèn từ thấp đến cao, từ phát âm đúng, đọc đúng, ngắt nghỉ đúng câu dài, tiến tới rèn đọc diễn cảm;
Ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm học rèn dứt điểm cho những học sinh phát âm sai, rèn học sinh đọc chưa đúng ngắt nghỉ. Giáo viên cho học sinh đọc từ 1, 2 câu rồi tăng dần 3, 4 câu tới 1 đoạn, 2 đoạn và cả bài. Mỗi tuần ở các tiết dạy phụ đạo giáo viên dành 1 tiết để rèn đọc. Rèn em nào dứt điểm em đó, rèn từ nào dứt điểm từ đó. Sau khi các em đọc khá dần giáo viên duy trì mỗi tuần 1 tiết để rèn đọc đúng, đọc hay. Rèn đọc cho học sinh phải kiên trì, rèn thường xuyên thì kết quả đọc sẽ nâng lên rõ rệt. Rèn học sinh đọc đúng, đọc hay cho học sinh phải đạt được các yêu cầu cụ thể đề ra:
+ Đọc phát âm đúng, phát âm không lẫn lộn.
+ Đọc ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấy phẩy giữa các cụm từ ở những câu dài.
+ Đọc to rõ ràng, lưu loát.
+ Đọc ngắt nhịp đúng các nhịp thơ.
+ Biết đọc nhấn giọng, thay đổi sắc thái, biểu cảm giọng đọc phù hợp với văn cảnh và lời nhân vật.
4. Hiệu quả
Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên tổ chức và hướng dẫn hoạt động cụ thể của học sinh. Thông qua ngôn ngữ đọc, viết và hành động làm mẫu của giáo viên. Vì vậy người giáo viên cần sử dụng bài đọc và các câu hỏi trong SGK để rèn luyện kỹ năng đọc, viết và luyện phát âm chuẩn, diễn đạt ý gãy gọn, cho các em. Đặc biệt là tìm tòi các bài tập có liên quan tới chủ đề và phù hợp với đối tượng học sinh, nhắc lại nhiều lần vấn đề khó, đưa ra ví dụ và giải thích. Ra bài tập ở lớp và ở nhà, giành đủ thời gian rèn luyện kỹ năng đọc, viết. Hướng dẫn cách sử dụng tài liệu và đồ dùng học tập để học sinh hứng thú tự giác học tập và tham gia các hoạt động khác.
Sau khi áp dụng các biện pháp đó vào thực tiễn dạy học. Tôi đa thu được kết quả rất khả quan. Hiện nay hầu hết các em đang học ở lớp 3 đều đọc thành thạo các bài tập đọc. Nắm chắc các quy tắc chính tả kể cả học sinh yếu. Các em tự về nhà luyện đọc các bài tấp đọc mà không cần giáo viên nhắc nhở. Vì vậy kết quả khảo sát môn Tiếng Việt đọc vừ qua số học sinh khá giỏi tăng lên, học sinh yếu không còn.Như vậy so với kết quả đầu năm, chất lượng học sinh rất tốt, tỉ lệ học sinh khá giỏi cao. Đó là một thành công bước đầu khi áp dụng phương pháp này của bản thân.
Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài kết quả đó đạt được như sau:
TSHS 8/5
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
SL
TL
SL
LT
SL
TL
SL
TL
4/4
57.1%
2
28.6%
1
14.3%
Bài học kinh nghiệm
- Giáo viên cần nắm được đối tượng học sinh, chủ động nghiên cứu để nắm được kiến thức trọng tâm của bài học. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải làm nổi bật được các kiến thức trọng tâm của bài học.
- Giáo viên dạy theo phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại và thuyết trình, trong đó việc sử dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm là chủ yếu để phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh.
- Giáo viên thường xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức và nhiều đối tượng (Giỏi, khá, trung bình, yếu). Từ đó rút ra được những mặt mạnh, mặt yếu của học sinh và có kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo cụ thể đối với từng học sinh.
- Đối với học sinh khá, giỏi ra bài tập, phù hợp với năng lực của các em.
- Đối với học sinh có học lực yếu, kiểm tra thường xuyên bằng mọi hình thức (Đọc, viết, trả lời câu hỏi...) phát hiện ra mặt yếu để phụ đạo kịp thời tạo cho các em hứng thú, tự giác học tập.
III. KẾT LUẬN
1.Nhưng nội dung chính đã trình bày
Đề tài là cơ sở để giáo viên nghiên cứu và thực hiện trong giảng dạy môn Tiếng Việt. Giúp giáo viên từng lúc san bằng trình độ học sinh trong lớp học;
Giúp học sinh tự tin hơn trong học tập để các em hoàn thành nhiệm vụ học tập và tiếp tục học tập ở các lớp cao hơn;
Áp dụng chuyên đề này, tôi tin là đa số học sinh trong lớp ,các em đều đọc thành thạo các bài tập đọc và nắm chắc được các quy tắc chính tả kể cả học sinh yếu;
Muốn nâng cao chất lượng hiệu quả của các giờ dạy Tập đọc để học sinh đọc đúng đọc hay. Bước đầu cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong bài văn, bài thơ thì khâu luyện đọc - rèn đọc đúng có vai trò rất quan trọng. Học sinh có đọc đúng mới hiểu đúng nội dung, mới diễn tả được cảm xúc của mình. Để làm tốt việc rèn đọc cho học sinh lớp 3 trong phân môn Tập đọc người giáo viên phải làm tốt những việc sau:
Mỗi giáo viên phải mẫu mực trong lời nói, việc làm, say sưa yêu nghề, mến trẻ, luôn bám trường, bám lớp;
Phải luôn nghiên cứu tìm hiểu về nội dung kiến thức, phương pháp bộ môn, nắm chắc hệ thống chương trình. Người giáo viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, luôn cập nhật những thông tin, những đổi mới về phương pháp giảng dạy;
Giáo viên phải nhận thức đúng vai trò chức năng ở phân môn Tập đọc. Trước hết giáo viên phải rèn cho mình đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm mọi bài Tập đọc trong cấp học nói chung, các bài tập đọc lớp 3 nói riêng. Phải đầu tư thời gian cho khâu chuẩn bị bài, xây dựng tổ chức các hoạt động cho học sinh trên lớp học ;
Giáo viên phải kiên trì, thường xuyên rèn cho học sinh theo các bước:
+ Luyện cho học sinh phát âm đúng các phụ âm khó đọc hay lẫn lộn;
+ Luyện đọc đúng các cụm từ, ngắt nghỉ đúng câu;
+ Ngắt nghỉ đúng ở các câu văn, khổ thơ;
+ Luyện đọc mức độ từ thấp đến cao với học sinh yếu;
+ Luyện cho học sinh biết lên giọng, hạ giọng, nhấn giọng ở câu văn, thể hiện tính cách nhân vật hoặc giọng vui, buồn trong các văn bản với giọng đọc, ngữ điệu, tốc độ đọc, âm sắc, nhằm diễn tả đúng nội dung bài;
+ Đối với những học sinh đọc sai, rèn dứt điểm ở tiết đọc và tiết luyện đọc ở buổi chiều;
+ Nhiều học sinh được tham gia luyện đọc;
+ Luôn động viên khích lệ gây hứng thú học tập, đọc đối với học sinh yếu kém, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh;
+ Vận dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình. Cử chỉ giáo viên, lời nói ngắn gọn dễ hiểu hướng học sinh thao tác tư duy chủ động;
+ Học sinh phải chuẩn bị bài thật tốt ở nhà, đọc nhiều lần đối với học sinh yếu kém trước khi đến lớp;
+ Phối hợp nhịp nhàng về chương trình môn Tập đọc với các phân môn học khác như: Tập làm văn, kể chuyện...;
+Thường xuyên thăm lớp, dự giờ đồng nghiệp để học tập, trao đổi rút kinh nghiệm;
Cần chú ý những học sinh các biệt vì các em chậm chạp hơn so với các bạn trong lớp, giáo viên nên hướng dẫn cho em nhiều hơn hoặc chỉ định bạn học giỏi giúp đỡ em nhiều hơn để em thực hiện được như các bạn. các em hướng dẫn các em thực hành thường xuyên nhất là đối với học sinh yếu.
2. Biện pháp triển khai, áp dụng vào thực tiễn
Đề tài đang trong quá trình nghiên cứu và thực hiện bước đầu có hiệu quả khả quan.Vì vậy đề tài có khả năng ứng dụng và triể khai cho tất cả các giáo viên trong đơn vị thực hiện và từng bước bổ sung để việc dạy học môn Tiếng Việt lớp 3 đạt hiệu quả cao. Đây là cơ sở làm nền tảng cho các em học tốt phân môn tập làm văn ở cuối cấp Tiểu học..
3. Những kiến nghị, đề xuất
3.1 Về phía ngành giáo dục
Cần trang bị đầy đủ cơ sở ,vật chất kĩ thuật để cho việc giảng dạy hiệu quả hơn;
Thường xuyên mở các chuyên đề về môn Tiếng Việt, đặt biệt là môn tập đọc .
3.2 Về phía nhà trường
Tạo mọi điều kiện tốt nhất để giáo viên có thể sử dụng tốt các đồ dùng sẵn có;
Chỉ đạo thực hiện các nội dung sinh hoạt chuyên môn, thường xuyên mở các chuyên đề môn Tập đọc để nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.
3.3 Về phía giáo viên
Nâng cao tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp;
Tăng cường dự giờ đồng nghiệp, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
4. Hướng phát triển của đề tài
Tiếp tục phối hợp và lắng nghe ý kiến, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp từ đồng nghiệp để ngày càng hoàn chỉnh nội dung đề tài.
Trên đây là một số kinh nghiệm, biện pháp đã làm trong khi rèn học sinh đọc trong phân môn Tập đọc lớp 3. Tôi đã mạnh dạn áp dụng và thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài, không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận sự đóng góp ý kiến của các đồng chí, bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Vạn Thạnh, ngày 19 tháng 5 năm 2014
Duyệt của Hiệu Trưởng Người thực hiện
Nguyễn Như Hồng Vân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3
2. Sách giáo viên Tiếng Việt 3
3. Tạp chí giáo dục Tiểu học
4. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học – Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.
File đính kèm:
- Mot so phuong phap ren ki nang doc cho hoc sinh thong qua tiet tap doc o lop 3C Truong Tieu hoc Van Thanh 2.doc