Một số phương pháp phát huy tinh sáng tạo cho học sinh trong giờ học âm nhạc

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển nhảy vọt của khoa học và thông tin và công nghệ thì giáo dục lại có vị trí vô cùng quan trọng. Các quốc gia đều xem việc đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển. Đối với Việt Nam giáo dục là quốc sách hàng đầu, là cơ sở điều kiện cốt yếu cho sự phát triển của đất nước. Sản phẩm mong muốn của giáo dục đang xây dựng ở nước ta là tạo lập con người một nhân cách hòan thiện nhằm hình thành con người mới hướng đến chân – thiện – mỹ.

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những biểu tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Với học sinh âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh theo mục tiêu đào tạo cơ sở hình thành nhân cách con người Việt Nam mới. Tuy nhiên âm nhạc trong trường THCS với tư cách là môm học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung, song mục đích của việc dạy và học môn âm nhạc trong trường là giáo dục văn hóa âm nhạc cho học sinh, nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản các kỹ năng, tạo điều kiện cho khả năng cảm thụ, biểu cảm và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy cho các em mọi khả năng sánh tạo trong âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, niềm tin về thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4228 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số phương pháp phát huy tinh sáng tạo cho học sinh trong giờ học âm nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Sự bắt chước này gồm hoạt động nghe giáo viên hát nẫu, hoặc đánh đàn rồi học sinh hát lại. Với sự rập khuôn như thế thì chưa thể coi là sáng tạo, vậy muốn có sự sáng tạo thì giáo viên cần phải làm như thế nào? 1/ Khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh: Để học sinh không bị thụ động trong cách chọn tiết tấu bài hát, giáo viên khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh bằng cách: giáo viên thay đổi tiết tấu, giai điệu, hoặc dịch giọng xuống bản nhạc để học sinh nhận biết và thực hành. * Ví dụ: bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ”. Giáo viên đàn cho học sinh hát với điệu Rumba, rời lần lượt chuyển điệu Ska; chacha… yêu cầu học sinh nghe và hát theo nhịp đàn. ? Các em thấy sự thay đổi tiết tấu mà các em vừa trình bày có phù hợp với bài hát không? + Học sinh nêu ý kiến. * Ví dụ 2: Bài hát “ Ca - Chiu- Sa” Lần 1 giáo viên đàn giai điệu bài hát với tốc độ cao 120 Lần 2 giáo viên đàn giai điệu bài hát xuống tốc độ 90 ? Em có nhận xét gì về sự thay đổi tốc độ cho bài hát các em vừa trình bày. + Học sinh: Bài hát Ca-chiu-sa hát ở tốc độ nhanh sẽ hay hơn vì ở tốc độ chậm sẽ không phù hợp với sắc thái của bài hát. *Ví dụ 3:Bài hát “hành khúc tới trường” Giáo viên hát bài hát với giọng kéo dài và đung đua. ?Em có nhận xét gì về cách hát của cô. +Học sinh: Bài hát Hành khúc tới trường mang tính chất hành khúc cho nên hát theo nhip bước đi mới phù hợp. 2/ Học sinh phát biểu cảm nhận về bài hát: Trong học tập sự sáng tạo hết sức quan trong đó chính là sự thể hiện mang tính tích cực trong học tập của học sinh. Sau mỗi bài hát hoặc bài tập đọc nhạc hay âm nhạc thưởng thức, giáo viên cần phát huy sự sáng tạo của các em. Các em mạnh dạn nói lên những cảm nhận những suy nghĩ của mình về bài học có như thế tiết học sẽ sôi động và đạt hiệu quả cao. * Ví dụ:Bài hát Tiếng chuông và ngon cờ. Cách 1: Sau khi học sinh nghe bài hát xong, giáo viên hỏi: ? Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát “ Tiếng chuông và ngon cờ”. Học sinh trả lời qua phần gợi mở của giáo viên. VD: nội dung bài hát nói lên điều gì? Em sẽ phải làm gì để xứng với những điều mà nội dung bài hát muốn chuyển tải tới…? Cách 2: Giáo viên chia làm thành 2 nhóm. Mỗi nhóm sẽ tự viết lời giới thiệu cho bài hát. Nhóm 1: Bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ” của nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác hưởng ứng phong trào thiếu nhi quốc tế ngọn cờ hòa bình năm 1985 để nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống yên vui đầy tính thân ái. Với giai điệu vui tươi, trong sáng đó chính là lời bài hát mà hôm nay chúng ta sẽ được học. Nhóm 2: “ Thế giới quanh em bừng sáng lên mỗi sớm bình minh Bàn tay em điểm tô cho trái đất đẹp xinh Thế giới muốn hòa bình và chán ghét chiến tranh” Trẻ em trên mọi miền đất nước điều mong muốn có cuộc sống yên vui, thanh bình hạnh phúc. Lá cờ tổ quốc tổ bay cao luôn là niềm tự hào của quê hương, của đất nước. Đó chính là thông điệp nhóm em muốn gửi tới cô và các bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ” mà hôm nay cả lớp chúng ta sẽ được học. *Ví dụ bài hát Niềm vui của em. Nhóm 1: Bài hát thật giản dị,nét nhạc nhẹ nhàng trong sáng,gợi cho người nghe những tình cảm yêu thương đối với những bạn nhỏ và những bà mẹ người dân tộc sống ở những miền núi xa xôi đang cố gắng học hành để vươn tới những ước mơ tươi đẹp. Đó cũng chính là nội dung bài hát Niềm vui của em mà hôm nay lớp chúng ta sẽ được học. Nhóm 2: Giữa thiên nhiên bao la của núi rừng, có tiếng chim hoà cùng tiếng hát và niềm vui của những em bé miền sơn cước vào một buổi sớm mai như đánh thức cái yên tĩnh của 1 vùng đồi núi, bắt đầu một ngày mới với những tia nắng ban mai báo hiệu 1 ngày thật nhiều niềm vui và những điều mới lạ. Bài hát được tác giả miêu tả thật sinh động va vui nhộn mà hôm nay chúng ta sẽ được học. 3/ Cách biểu diễn bài hát. Nếu một bài hát dù học sinh hát có tốt như thế nào mà thiếu đi phần biểu diễn sẽ làm cho bài hát khô cứng, không tự nhiên. Chính vì thế biểu diễn bài hát vô cùng quan trọng giúp cho bài hát đẹp hơn, và thể hiện sự mạnh dạn của học sinh trước tập thể. * Ví dụ 1: Với bài hát “ Đi cấy” giáo viên hướng dẫn cho học sinh một số động tác của dân ca Thanh Hóa, sẽ không chỉ giúp cho bài hát sinh động mà các em còn được tìm hiểu về tính chất đặc trưng của dân ca thanh Hóa. * Ví dụ 2: Khi học bài hát “ Ước mơ xanh” giáo viên yêu cầu học sinh: Học sinh tự chọn cho mình nhó từ 3 đến 5 học sinh để trình diễn trước lớp. ( Biểu diễn động tác, hát bè, hát đối đáp) tùy học sinh tự chọn sao cho mỗi nhóm sẽ rất đa dạng, phong phú, giàu tính sáng tạo. Tuy nhiên để sự sáng tạo đạt hiệu quả cao, giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh có thời gian chuẩn bị 1 tuần để học sinh chọn nhóm và tập cách trình bày, biểu diễn bài hát. 4/ Chơi trò chơi. Thực tế cho thấy nếu trong tiết học giáo viên biết cách sắp xếp thời gian hợp lý tổ chức trò chơi cho học sinh. Việc kết hợp trò chơi trong giờ học hát vừa giúp học sinh nắm được kiến thức chắc hơn, nhanh hơn, vừa tạo được không khí sôi nổi cho học sinh, tạo sự hứng thú cho học sinh học môn âm nhạc cũng như môn học khác. Một số trò chơi như sau: khi học sinh hát đúng giai điệu của bài hát giáo viên hướng dẫn học sinh như sau: * Ví dụ 1: Bài hát: “ Tiếng ve gọi hè” Câu 1: Giáo viên đưa tay kí hiệu chữ A, học sinh hát “ A” theo giai điệu câu 1. Câu 2: Giáo đưa tay kí hiệu chữ U, học sinh hát “ U” theo giai điệu của câu 2. Giáo viên tiếp tục thay đổi các kí hiệu cho đến hết bài hát. Trò chơi này giúp các em thay đổi không khí học tập, đồng thời kiểm tra việc ghi nhớ của học sinh * Ví dụ 2: Trò chơi “ Nhìn tranh đóan nhanh bài hát” “ Nghe nhạc đoán bài hát”, “ Nghe tiết tấu đoán câu hát” Hình 1 Đây là hình ảnh của chiếc trống gì? Em hãy hát bài hát có tên chiếc trống này ( Bài hát Trống cơm, dân ca đồng bằng bắc bộ). Hình 2 Đây là chiếc trống gì? Nhìn chiếc trống liên tưởng đến bài hát nào đã học, cà lớp hãy hát bài hát đó ( Bài hát “ Mùa thu ngày khai trường). Trong trò chơi nế học sinh nào chơi tốt, giáo viên có thể nhận xét tuyên dương trước lớp. * Ví dụ 3: “ Nghe nhạc đoán tên bài hát”. “ La si đô rê mi đô mi mi” ( Trở về Su-ri-en-tô). Son lá son son mì son đo mi lá son son (Thật là hay) Mi mi đồ đồ mí đồ son son son lá son mì ( Mùa thu ngày khai trường). 5/ Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Thực chất việc học tập là chuỗi vấn đề được đặt ra, được nhìn nhận, được nhận thức ở mức độ cao hơn. Đặc trưng của bộ môn học là thực hành. Thực hành là sợi chỉ xuyên suốt quá trình dạy và học của bộ môn. Thông qua việc thực hành để dạy lí thuyết, lấy lí thuyết để củng cố kỹ năng thực hành trên cơ sở sử dụng thời gian trên lớp một cách tối ưu để học sinh được nhìn, được nghe và luyện tập nhiều. Thực tế cho thấy nếu trong một tiết học giáo viên đặt nhiều câu hỏi vừa sức đối với học sinh, giáo viên tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo của học sinh sẽ làm cho học sinh có sự thi đua, tìm tòi, sôi nổi. * Ví dụ 1: Nhạc sĩ Văn Cao Nhạc sĩ Phong Nhã Nhạc sĩ Hoàng Việt Nhạc sĩ Đỗ Nhuận ( 1923 – 1995) ( 1924) ( 1928 – 1967) ( 1922 – 1991) Giáo viên nói: Trong hoàn cảnh “ Thu – đông 1953” tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, nhạc sĩ cùng đơn vị mình là đại đoàn 308 vượt đèo Khế Qua sông hồng chuẩn bị mở chiến dịch Điện Biên Phủ… vừa rồi cô vừa giới thiệu cho các em nghe, các em có biết bài hát nào, của nhạc sĩ nào trên đây ( Bàii hát “ hành quân xa” của nhạc sĩ đỗ Nhuận). ? Bài hát hành quân xa được ra đời trong hoàn cảnh như thế nào? * Ví dụ 2: Trong giờ học tập đọc nhạc giáo viên chuẩn bị một số tiết tấu của một số bài tập đọc nhạc, giáo viên treo trên bảng để học sinh nhận diện bài hát tập đọc nhạc số mấy? Hình 1 Hình 2 Hình 3 * Ví dụ 3: Trong giờ học hát hoặc tập đọc nhạc, giáo viên chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ sẽ tự đặt lời mới cho bài hát hoặc tập đọc nhạc sau đó đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. - Bài “ Mùa xuân trong rừng”. Tiếng gió reo vui trong rừng Ríu rít nghe chim ca vang lừng Khúc hát mê say nghe tưng bừng Mừng mùa xuân sang bao tươi vui. Đặt lời mới: Tiếng hát em bay cao vang lừng Hãy lắng nghe thêm vui trong long Khúc hát em ca thêm yêu đời Nào cùng ca lên cho vui tươi. Sau khi cả nhóm trình bày, giáo viên khuyến khích, nhận xét, khen ngợi học sinh. IV./ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI. Môn học âm nhạc ở trường THCS một lớp mỗi tuần chỉ có 1 tiết, thật ít ỏi, nhưng các em được làm quen với: học hát, tập đọc nhạc, nhạc lí, âm nhạc thưởng thức là một tác động lớn đến tinh thần của các em. Sau 1 tuần đầu của học kỳ I với phương pháp dạy trên tôi thấy kết quả đạt được nâng lên rõ rệt, các em đã biết mạnh dạn trình bày hoàn chỉnh bài hát ( kết hợp vận động theo nhạc), biết cảm nhận về nội dung bài hát, tạo không khí học tập sôi nổi hơn, học sinh phát biểu xây dựng bài hát nhiều hơn, đặc biệt tất cả học sinh xếp loại đạt. Tôi hy vọng với phương pháp giảng dạy này sẽ tạo cho các em niềm say mê môn học, có niềm tin ở chính minh và việc dạy và học sẽ đạt kết quả cao hơn. Ở những năm trước kết quả 98% học sinh xếp loại đạt,nhưng với phương pháp đổi mới hiên nay đa phần các em rất mạnh dạn phát huy năng khiếu của mình và kết quả 100% học sinh xếp loại đạt.Cụ thể như sau: 100% học sinh xếp loại đạt. Cụ thể như sau: Lớp Sĩ số Chưa đạt Tỷ lệ % Đạt Tỷ lệ % 71 38 0 0% 38 100% 72 39 0 0% 39 100% 73 38 0 0% 38 100% 74 42 0 0% 42 100% 75 43 0 0% 43 100% 76 40 0 0% 40 100% V./ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG. Một vài phương pháp phát huy tính sáng tạo của học sinh là phương pháp cơ bản về cách dạy và học âm nhạc đặc biệt là phương pháp dạy thực hành áp dụng cho học sinh phát huy tính sáng tạo và hoạt động theo nhóm,các em hứng thú học tập âm nhạc hơn,thực hành tự tin hơn,có sự kết nối thân thiết giữa thầy và trò tạo cho tiết học sôi nổi đạt hiệu quả cao. VI./ TÀI LIÊU THAM KHẢO. - Sách giáo viên. - Sách giáo khoa. - Sách chuẩn kiến thức. - Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Quyết Thắng:Ngày 2 tháng 11 năm 2013 Giáo viên soạn Thái Thị Hoa Hường

File đính kèm:

  • docskkn 2013.doc
Giáo án liên quan