Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng hiểu thể dục thể thao có nhiều lợi ích và tác dụng thật là kỳ diệu. Thấy được tính chất quan trọng của sức khỏe nên khi bắt đầu công cuộc xây dựng đất nước Bác Hồ kính yêu đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục thông qua bài “Sức khỏe và thể dục” đăng trên báo cứu quốc. Thật vậy thể dục thể thao là một trong những công cụ cơ bản góp phần phát triển con người một cách toàn diện. Bất cứ ai muốn thành đạt thì bắt buộc phải học mà muốn học tập tốt thì phải có sức khỏe. Vậy nên việc luyện tập thể dục là trách nhiệm và bổn phận của mỗi người.
13 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 11216 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số phương pháp kích thích hứng thú tập luyện thể dục thể thao cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̉ dục thể thao để kịp thời đào tạo bồi dưỡng các em trở thành những nhân tài cho đất nước.
5/. Giáo viên thân thiện với học sinh:
“Trường học thân thiện – học sinh tích cực” là yêu cầu cơ bản trong các trường học hiện nay, điều này chỉ thực hiện được khi mà bản thân người giáo viên phải là người thân thiện hòa đồng với học sinh với tất cả mọi người. Đối với những học sinh ngoan, chăm học thì giáo viên phải thương yêu tạo điều kiện phát huy hết năng khiếu của mình. Bên cạnh đó bao giờ cũng có những học sinh không tập trung, hay quậy phá, ngỗ nghịch. Câu hỏi đặt ra ở đây là đối với những học sinh cá biệt như thế thì người giáo viên phải làm như thế nào?
Để trả lời câu hỏi này người giáo viên vừa phải là người thầy, vừa là người bạn gần gũi thân thiết để các em có thể chia sẽ những niềm vui nỗi buồn, ngay trong môi trường giáo dục ngoài việc hướng dẫn kiến thức cho học sinh người giáo viên phải tìm hiểu thật kỹ về tâm lý của các em, hiểu rõ các quyền trẻ em, dạy cho học sinh những gì mà mình tiếp thu được, quan tâm hơn đối với những học sinh cá biệt, phối hợp với gia đình tìm hiểu lý do dẫn đến những sai lầm của các em. Một học sinh có kiến thức hỏng, có tâm lý không muốn học, có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không hạnh phúc,… đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự chán nản học tập của các em.
Bản thân là một giáo viên khi thấy học sinh lười học hoặc khi học mà không có sự cố gắng, không tham gia hoạt động sôi nổi thì giáo viên phải chủ động tìm hiểu lý do, kịp thời an ủi chia sẽ động viên giúp các em bỏ qua những mặc cảm của bản thân. Lúc này người giáo viên vừa là người thầy vừa là người bạn thân thiết của các em lắng nghe các em tâm sự, chia sẽ những nỗi buồn mà các em không thể chia sẽ cùng ai. Tìm hiểu lý do vì sao các em chán học, lười biếng không thích học, có đôi lúc các em nghịch nghợm quậy phá là do bản tính hiếu động của các em học sinh.
Hãy cho các em tự làm quen với khâu quản lý lớp, tham gia thảo luận trước lớp, nếu còn trường hợp quậy phá hãy cho các em thay thế cán sự lớp, nhẹ nhàng nói cho em hiểu để làm được cán sự lớp giỏi thật khó vì thế chúng ta hãy giúp bạn mình chứ đừng nghịch phá nữa, hãy là người bạn hòa đồng vui vẻ, chứ đừng là người thầy khô khan trong những hoàn cảnh như thế này.
Thực hiện được những điều trên tôi tin rằng các thầy cô dần dần sẽ giúp học sinh của mình tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể, các em có hòa đồng không có tâm lý mặc cảm lo sợ thì chắc rằng các em sẽ tham gia tốt các phong trào thể dục thể thao trong nhà trường.
Nói chung trong môi trường giáo dục thì xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với những học sinh cá biệt là rất khó nhưng với tấm lòng thương yêu học sinh của một người thầy, bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể làm được, dạy dỗ học sinh là trách nhiệm nhưng hướng các em thành những người có ích cho xã hội lại là cái bổn phận vô cùng thiêng liêng đối với mỗi người thầy chúng ta. Hãy dạy làm sao để khi ra đời các em ngoài những kiến thức mà thầy cô dạy, các em còn học được những kinh nghiệm sống thật quý báu.
* Kết quả: Học sinh gần gũi hơn, các em xem tôi như một người bạn, những lúc ra khỏi trường khi gặp tôi các em thường ôm lấy tôi rồi nói chuyện một cách thoải mái, đó là một thành công lớn đối với tôi.
V/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Với các bước tiến hành như trên, nhằm tạo sự thu hút học sinh trong một tiết dạy thể dục, trong thời gian qua tôi nhận thấy rằng các em có hứng thú đối với giờ học thể dục, lớp học trở nên sinh động hẳn lên so với lúc trước đó, các em thích học giờ thể dục hơn, trong học tập các em có thể phát huy hết năng khiếu của mình, các em học tập trung hơn, học tốt hơn, giữa học sinh và giáo viên không còn khoảng cách các em gần gũi thân thiện, mạnh dạn phát biểu hơn trong học tập, kết quả cuối năm 100% các em đạt từ hoàn thành trở lên, không có trường hợp học sinh không hoàn thành (trừ những trường hợp nghỉ học, bỏ địa phương không xếp loại), cuối năm tỉ lệ học sinh đạt A+ tăng lên so với học kỳ I thông qua bảng tổng hợp dưới đây.
Năm học
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Không hoàn thành
2011 – 2012 (HKI)
A+ 39%
A 61%
Không có (0%)
2012 – 2013 (HKII)
A+ 47%
A 53%
Không có (0%)
Riêng bản thân tôi đạt được kết quả mỹ mãn, học sinh của tôi học ngoan hơn lúc trước nhiều, tiết học sôi động hơn và phát hiện rất nhiều học sinh có năng khiếu.
Riêng về nhà trường có học sinh tham gia HKPĐ đạt thành tích cao.
VI. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG – TỒN TẠI:
1/. Thành công:
Quan tâm đến các quyền của trẻ em, tìm hiểu tâm sinh lý của các em, thương yêu giúp đỡ động viên những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Lí luận tìm tòi học hỏi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới các phương pháp giảng dạy cho các tiết học hoàn chỉnh và sinh động hơn.
Phân hóa đối tượng trong từng tiết dạy, giảng dạy theo kinh nghiệm để qua đó phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
Đối xử thân thiện với tất cả các học sinh, thương yêu tận tâm với học sinh, nhiệt tình trong giảng dạy.
2/. Tồn tại :
Đa số các em trong vùng là con hộ nghèo, hoàn cảnh gia đình khó khăn, một số học sinh phải nghỉ học thường xuyên để phụ giúp gia đình.
Các bậc phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc học của các em, những gia đình hộ nghèo thường trông chờ ỷ lại vào sự giúp đỡ của nhà trường .
3/. Bài học kinh nghiệm :
Qua nhiều lần tìm tòi, sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau tôi nhận thấy rằng người giáo viên cần phải có nhiều biện pháp giảng dạy sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, từng lớp học và từng đối tượng học sinh cụ thể. Để thực hiện được những điều đó người giáo viên phải:
- Người giáo viên phải trang bị cho mình một vốn kiến thức nhất định, rèn luyện năng khiếu để để đáp ứng yêu cầu trong từng tiết dạy, luôn luôn tạo niềm tin cho mình và cho học sinh bằng hình ảnh, việc làm cụ thể.
- Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thành công trong tiết dạy là khả năng truyền đạt của giáo viên, phải dồn hết tâm huyết và trách nhiệm vào việc giảng dạy, tránh dạy qua loa làm ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh.
- Quan tâm giúp đỡ, kịp thời nhắc nhở học sinh luyện ngay từ những buổi học đầu tiên giúp các em thích thú say mê học tập.
- Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng khiếu trong từng tiết dạy, động viên khích lệ tinh thần những học sinh không có năng khiếu giúp các em có niềm tin phấn đấu.
- Giáo viên phải xây dựng được “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mà bản thân người giáo viên phải thực sự gần gũi để các em có thể cảm nhận được niềm vui, sự quan tâm chia sẽ. Tạo được niềm tin đối với các em, để các em không nản lòng khi gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống.
C. KẾT LUẬN:
Bác Hồ kính yêu đã từng dạy “Vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người”. Tôi rất tự hào khi tôi là một trong những người được xã hội tin tưởng giao cho sự nghiệp vĩ đại đó là “Sự ngiệp trồng người”. Bản thân là một giáo viên thể dục khi giảng dạy tôi luôn đặt sức khỏe lên hàng đầu. Ngày nay con người có nhu cầu luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Nhưng tập thế nào cho đúng?. Và nên tuân thủ những qui tắc nào để đạt được kết quả cao? Làm thế nào để việc luyện tập thể dục thể thao thực sự là một món ăn tinh thần được tất cả mọi người đón nhận một cách tự giác. Vì vậy việc hướng dẫn các em học tập, rèn luyện thể chất ngay từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường là nhiệm vụ của người giáo viên giảng dạy thể dục. Người giáo viên phải làm thế nào cho các em ngày càng yêu thích môn học này hơn, các em thích thú, say mê học tập thì kết quả đạt được mới cao. Tạo cho các em hứng thú say mê luyện tập thể dục thể thao ngay hôm nay để các em có được sức khỏe tốt. Bởi vì, muốn có một sức khỏe tốt phải biết kết hợp chặt chẽ giữa chế độ dinh dưỡng và các bài tập thể dục thể thao.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi, mong được kết hợp cùng các sáng kiến của các bạn đồng nghiệp để chất lượng giảng dạy môn thể dục ngày nâng cao hơn, đáp ứng yêu cầu thực tại của xã hội.
Long Bình, ngày 11 tháng 12 năm 2013
Nguyễn Thị Thanh Thúy
MỤC LỤC
A/ Đặt vấn đề : Trang 1
I. Cơ sở lí luận
II. Cơ sở thực tiển.
B/ Nội dung và biện pháp giải quyết : Trang 2
I. Mục đích yêu cầu giới thiệu đề bài.
II. Đối tượng phạm vi nghiên cứu.
III. Qúa trình phát triển kinh nghiệm.
IV. Các kinh nghiệm cần thực hiện : Trang 3
1. Trước người giáo viên phải là người có năng khiếu.
2. Khả năng truyền đạt của học sinh đứng lớp. Trang 4
3. Quá trình tổ chức và quản lí học sinh. Trang 5
4. Phát huy năng khiếu của học sinh. Trang 6
5. Giáo viên thân thiện với học sinh. Trang 7
V. Kết quả đạt được. Trang 8
VI. Nguyên nhân thành công và tồn tại. Trang 9
1. Thành công.
2. tồn tại.
3. Bài học kinh nghiêm. Trang 10
C/ Kết luận.
File đính kèm:
- Mot so phuong phap kich thich hung thu tap luyen the duc the thao cho hoc sinh (Nguyen Thi Thanh Thuy).doc