Một số phương pháp dạy học môn Âm nhạc bậc THCS nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh, nhịp điệu. Với học sinh THCS môn Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho HS nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho HS theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới. Tuy nhiên Âm nhạc trong nhà trường THCS với tư cách là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung, song mục đích của việc dạy và học môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông là giáo dục văn hoá âm nhạc cho HS nhằm trang bị cho các em những kiến thức sơ giản các kỹ năng nhằm tạo điều kiện cho khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật Âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động Âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc.

doc13 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 16328 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số phương pháp dạy học môn Âm nhạc bậc THCS nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhạc có hiệu quả. Trước hết giáo viên cần cho học sinh quan sát bài Tập đọc nhạc và đặt câu hỏi gợi ý để học sinh nhận xét cấu trúc của bài. Ví dụ : - Bài TĐN được viết ở thể loại nhịp gì ? - Về trường độ trong bài có những hình nốt gì ? - Về cao độ trong bài có những tên nốt gì ? - Ngoài ra trong bài còn có sử dụng những dấu hiệu gì khác (đã học)? - Xác định bài TĐN viết ở thang 5 âm hay thang 7 âm, ở điệu thức trưởng hay điệu thức thứ. Từ đó, cho học sinh luyện đọc khởi động thang âm có sử dụng trong bài để tạo những âm tựa để học sinh dễ dàng khi đọc nhạc: + Thang 5 âm Đô Trưởng : Đô – Rê – Mi – Son – La – ( Đố ). + Thang 7 âm Đô Trưởng : Đô– Rê– Mi – Pha – Son– La – Si – (Đố). + Thang 5 âm La Thứ : La – Đô – Rê – Mi – Son – (Lá ). + Thang 7 âm La Thứ : La –Si –Đô – Rê –Mi – Pha –Son –(Lá). - Giáo viên đàn giai điệu bài TĐN sắp đọc cho học sinh nghe tư 2-3 lần. Phân chia bài TĐN thành những câu nhạc hoặc những tiết nhạc nhỏ và đàn giai điệu từ 3-4 lần. Sau đó cho học sinh đọc theo đàn và ghép lại từng câu theo lối móc xích cho đến khi hết bài. - Sau khi học sinh đoc đúng giai điệu cả bài, tổ chức cho học sinh đọc nhạc kết hợp với đánh nhịp và ghép lời ca có trong bài để hát. - Tổ chức cho học sinh đọc nhạc thi với nhau giữa các tổ, nhóm hoặc cá nhân. Từ đó giáo viên nhận xét và giúp học sinh sửa chữa những chỗ chưa thể hiện được (nếu có ). - Tổ chức trò chơi qua bài TĐN như :Bài TĐN có 4 câu nhạc thì ta đặt mỗi câu bằng một nguyên âm và yêu cầu học sinh ngân nguyên âm đó theo giai điệu: Câu 1: nguyên âm ( a ); Câu 2: nguyên âm ( i ); Câu 3: nguyên âm ( u ); Câu 4: nguyên âm ( o )... chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm đọc ngân một câu ứng với một nguyên âm. Giáo viên nhận xét việc đọc ngân theo nguyên âm giữa các nhóm, nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, hoặc giáo viên có thể tổ chức trò chơi luyện tai nghe: Giáo viên đàn giai điệu một câu nhạc bất kì trong bài , yêu cầu học sinh đoán ra và đọc lại câu nhạc đó. Có thể gõ tiết tấu cho học sinh nhận ra tiết tấu đó giống tiết tấu câu nhạc  nào trong bài TĐN vừa học. 3.4 Phương pháp dạy âm nhạc thường thức (ÂNTT ): - Để tiết học thêm sinh động giáo viên cần chuẩn bị trước ở nhà về tranh ảnh, vật dụng minh hoạ, đàn, một số bài hát nổi tiếng của các nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam hiên đại, hoặc các tác phẩm âm nhạc lớn của các danh nhân âm nhạc thế giới...Tìm đọc các loại sách nói về lich sử âm nhạc Việt Nam và của thế giới để làm tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy phân môn. - Khi dạy giới thiệu về nhạc sĩ, giáo viên cần cho học sinh nghe các bài hát tiêu biểu hoặc gợi ý cho học sinh trả lời các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học để tìm hiểu và biết thêm về tiểu sử cũng như thân thế sự nghiệp của các nhạc sĩ. - Khi dạy về giới thiệu các nhạc cụ Phương Tây và nhạc cụ của dân tộc Việt Nam. Về ngoại hình của các loại nhạc cụ, tốt nhất là làm sao để học sinh thấy được nhạc cụ thật và tìm hiểu tính năng của nó. Nếu không có nhạc cụ thật thì cần có tranh ảnh phóng to và giáo viên mô phỏng âm sắc và tính năng của các nhạc cụ đó trên đàn phím điện tử để học sinh hiểu biết sâu hơn. 4- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Môn học âm nhạc ở trường THCS mỗi tuần chỉ có một tiết, thật ít ỏi nhưng các em được làm quen với: Học hát, TĐN, nhạc lí, âm nhạc thường thức là một tác động lớn vào thế giới tinh thần của các em. Với những phương pháp dạy trên, trong những năm qua đối với việc học âm nhạc ở trường, tôi thấy kết quả chất lượng được nâng lên rõ rệt, các em đã biết trình bày hoàn chỉnh một bài hát (hát kết hợp vận động nhẹ, biểu diễn) biết cảm nhận về nội dung bài hát. Bởi được hướng dẫn tận tình gợi mở và gần gũi luyện tập của GV, kết hợp giữa nhạc cụ, bảng phụ, đài, băng nhạc và làm mẫu chính xác của GV đã động viên cổ vũ các em kịp thời bằng những con điểm tốt. Nhắc nhở các em sau khi học bài mới thì các em phải có sự ôn luyện ở nhà để ghi nhớ và khắc sâu kiến thức, do đó trong giờ học rất sôi nổi và thoải mái, các em thi đua nhau trả lời câu hỏi của GV đưa ra, tự giác xung phong lên trình bày bài trước lớp, đem lại cho các em lòng tự tin, sự hứng thú say mê trong học tập, tình cảm Thầy - trò luôn gần gũi gắn bó. Việc học tốt trong giờ học chính khoá đã giúp HS hoạt động tốt trong các hoạt động ngoại khoá. III. PhÇn KÕt luËn Những bài học kinh nghiệm: Từ thực tế giảng dạy, kết quả đạt được qua việc áp dụng các biện pháp nói trên, bản thân tôi đúc rút ra một số kinh nghiệm như sau: Để tạo hứng thú đối với học sinh thì trước hết phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới thiệu đề mục mới. - Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. - Giáo viên cần phải nắm đặc trưng của bộ môn, có phương pháp dạy học linh hoạt sáng tạo, phải tìm mọi cách để cải tiến cách dạy từng phân môn theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hóa cách thức truyền đạt ở mỗi bài học. - Phương tiện dạy học phải đầy đủ, giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học như một yếu tố gây xúc cảm - Trong các tiết học phải tạo cho các em sự hứng thú từ đầu đến hết tiết học, tạo cho các em sự hứng thú vui tươi bởi vì đặc trưng bộ môn đó là học vui - vui học, tránh gò ép đối với học sinh. - Tăng cường các hoạt động âm nhạc trong lớp trong trường bằng hình thức tổ chức hội thi văn nghệ ngoại khóa. Muốn thực hiện những nội dung trên có hiệu quả đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng nâng cao kiến thức, tạo cho mình một trình độ chuyên môn vững vàng, thường xuyên học hỏi rút kinh nghiệm ở các đồng nghiệp! 2. Kết quả nghiên cứu Môn học âm nhạc ở trường THCS mỗi tuần chỉ có một tiết, thật ít ỏi nhưng các em được làm quen với: Học hát, TĐN, nhạc lí, âm nhạc thường thức là một tác động lớn vào thế giới tinh thần của các em. Với những phương pháp dạy trên, trong những năm qua đối với việc học âm nhạc ở trường, tôi thấy kết quả chất lượng được nâng lên rõ rệt, các em đã biết trình bày hoàn chỉnh một bài hát (hát kết hợp vận động nhẹ, biểu diễn) biết cảm nhận về nội dung bài hát. Bởi được hướng dẫn tận tình gợi mở và gần gũi luyện tập của GV, kết hợp giữa nhạc cụ, bảng phụ, đài, băng nhạc và làm mẫu chính xác của GV đã động viên cổ vũ các em kịp thời bằng những con điểm tốt. Nhắc nhở các em sau khi học bài mới thì các em phải có sự ôn luyện ở nhà để ghi nhớ và khắc sâu kiến thức, do đó trong giờ học rất sôi nổi và thoải mái, các em thi đua nhau trả lời câu hỏi của GV đưa ra, tự giác xung phong lên trình bày bài trước lớp, đem lại cho các em lòng tự tin, sự hứng thú say mê trong học tập, tình cảm cô trò luôn gần gũi gắn bó. Việc học tốt trong giờ học chính khoá đã giúp HS hoạt động tốt trong các hoạt động ngoại khoá. Với sự áp dụng các biện pháp nói trên, trong những năm qua tôi được phân công giảng dạy bộ môn âm nhạc . Tôi nhận thấy đa số học sinh đều rất hứng thú học tập, các lớp qua kiểm tra đều đạt kết quả cao. 96.2% học sinh đạt điểm trung bình trở lên, trong đó tỷ lệ khá giỏi chiếm hơn 48.4%, có nhiều em tỏ ra có năng khiếu về bộ môn. Kết quả cụ thể đã đạt được học kì II năm học 2012– 2013: Lơp Sô HS Số Khá-Giỏi Số Trung bình Số Yếu- kém 6A 16 10 HS = 62,5% 6 HS = 37,5% 0 HS = 0% 6B 18 8 HS = 44,4% 10 HS = 55,6% 0 HS = 0% Cộng 34 18 HS = 53% 16 HS = 47% 0 HS = 0% 3. Kiến nghị, đề xuất. 3.1. Kiến nghị. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về “Một số phương pháp dạy học môn Âm nhạc bậc THCS nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh lớp 6. ” của những năm học trước, Năm nay tôi mạnh dạn đưa ra để các đồng nghiệp tham khảo, những phương pháp cơ bản về cách dạy và học âm nhạc đặc biệt là phương pháp dạy thực hành áp dụng cho học sinh vì đa phần các học sinh trong tập thể rất thích hoạt động sáng tạo. Các em hứng thú học âm nhạc hơn, thực hành tự tin hơn và có tiến bộ rõ rệt. Tôi rất mong được sự góp ý trao đổi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp cũng như của những người yêu thích môn âm nhạc, để tìm ra được những phương pháp tối ưu nhất nhằm giúp HS có hứng thú và ham mê học âm nhạc, từ đó giáo dục óc thẩm mĩ cho các em, giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. 3.2. Đề xuất. Để thực hiện đào tạo các em HS trở thành những người phát triển toàn diện về: Đức - Trí - Thể - Mĩ… ngoài việc người thầy phải có năng lực thực sự ra thì việc khách quan, ngoại cảnh, khuôn viên, môi trường là những điều tác động lớn đến các em. Do đó để tạo điều kiện cho việc dạy - học của thầy trò thuận lợi, bản thân tôi là người đứng lớp dạy bộ môn âm nhạc cần kiến nghị một số vấn đề sau: a, Về phía nhà trường: - Thường xuyên quan tâm, giúp đỡ giáo viên và học sinh. - Trang bị, bổ sung thêm một số trang thiết bị và tài liệu tham khảo để phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn. - Đầu tư xây dựng phòng học chức năng để HS có không gian hoạt động nghệ thuật., b, Về phía Phòng GD&ĐT: - Tổ chức nhiều đợt tập huấn, chuyên đề về bộ môn để GV âm nhạc có điều kiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy! Trung Thượng, ngày 14 tháng 04 năm 2014 Ngươi viết Lương Văn Tự DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa, sách giáo viên âm nhạc 6 – NXB GIÁO DỤC, Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng môn Âm nhạc – Bộ giáo dục, Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc trường THCS - NXB GIÁO DỤC. Một số sáng kiến của đồng nghiệp đi trước. MỤC LỤC PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1 1- Bối cảnh của đề tài Trang 1 2- Lí do chọn đề tài Trang 1 3- phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu đề tài Trang 2 4- Mục đích của đề tài Trang 2 PHẦN II: NỘI DUNG Trang 3 1- Cơ sở lí luận của đề tài Trang 3 2- Thực trạng của vấn đề lựa chọn nghiên cứu Trang 3 3- Những biện pháp – giải pháp đã thực hiện … Trang 5 4- Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm Trang 9 PHẦN III: KẾT LUẬN Trang 10 1- Những bài học kinh nghiệm Trang 10 2- Kết quả nghiên cứu Trang 10 3- Kiến nghị - đề xuất Trang 11 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 12

File đính kèm:

  • docsang kien am nhac THCS.doc
Giáo án liên quan