Một số kinh nghiệm về việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 5

Để nâng cao chất lượng giáo dục môn Tiếng Việt nói riêng , giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học nói chung, tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm của mình về việc “Rèn chữ viết cho học sinh lớp 5”.

Về nội dung: Cung cấp một số yêu cầu về kiến thức – kĩ năng rèn chữ viết cho học sinh lớp 5 trong phân môn chính tả nói riêng, trong môn Tiếng Việt cũng như trong các môn học khác ở Tiểu học. Tuy nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm của cá nhân tôi, áp dụng cho học sinh lớp 5 của trường Tiểu học Sơn Đông.

Về phương pháp dạy - học: Được thực hiện theo các định hướng đổi mới phương pháp dạy - học của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành. Tôi đã cố gắng vận dụng đa dạng các biện pháp, phương pháp tổ chức các hoạt động để giờ dạy được linh hoạt, hấp dẫn và phát huy tối đa tính tích cực học tập của học sinh.

Tôi hy vọng rằng kinh nghiệm này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các thầy cô giáo nâng cao hiệu quả giảng dạy của mình. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn bè đồng nghiệp để kinh nghiệm này ngày càng hoàn thiện hơn.

 

doc14 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 783 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm về việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưa đẹp ngồi cạnh các em có chữ viết đẹp hoặc tương đối đẹp. Từ đó, tôi có sơ đồ vị trí ngồi của lớp như sau: Lối ra vào BGV Long H. Lia Đức H. Cuyên Thành H. Meo Nam Hà Luyến H.Yo Rim T. Nghĩa Như Q. Nghĩa Hiếu Sỹ B. Thảo Phúc Văn Trinh H. Nghen Tiên T. Thảo Trâm Y. Thái Phương Ly + Sơ đồ chỗ ngồi này được tôi thay đổi 2,3 lần trong năm học để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho mắt của các em. + Lập vở rèn chữ viết riêng cho học sinh. (Ngoài vở chính tả của học sinh ở lớp.) Tôi tổ chức rèn chữ viết cho học sinh vào mọi lúc, mọi nơi. Cụ thể như sau: Rèn trong giờ học: + Tôi kiểm tra vở rèn của các em vào đầu mỗi buổi học. + Trong tiết chính tả tôi đọc chậm, chú ý quan sát chữ viết của từng học sinh, đặc biệt là các học sinh có chữ viết chưa đẹp. Nếu phát hiện học sinh mình viết sai chính tả hoặc viết chưa đẹp tôi dừng lại vài phút, yêu cầu em đó đánh vần lại tiếng vừa viết sai hoặc nêu độ cao, kích thước của chữ đó. + Với những học sinh có chữ viết chưa đẹp, tôi đánh giá bài viết (trong vở rèn) bằng nhận xét: “Chưa tiến bộ”, “Có tiến bộ”, “Tiến bộ tốt”, “Đã đạt yêu cầu”, (Hạn chế lời phê “Chưa tiến bộ”) + Mỗi tháng, tôi chấm vở rèn bằng điểm số cho các em một lần để lấy điểm vào sổ Công tác giáo viên Chủ nhiệm. Rèn trong giờ giải lao: Tôi tổ chức cho học sinh rèn dưới hình thức “Trò chơi học tập” : + Tôi cho học sinh tự do chọn cặp, nhóm bạn cùng rèn. + Các em cùng thi đua nhau rèn trong giờ chơi. Các em có thể chỉ viết bằng que trên mặt đất những chữ hoa, những câu văn, câu thơ, Lúc này, các em tha hồ mà trình bày sự sáng tạo của bản thân. Rèn ở nhà: Tôi giao bài cho các học sinh, nhóm học sinh về nhà viết và yêu cầu viết đúng, viết đẹp và có sáng tạo. Tôi kiểm tra, nhận xét vào đầu mỗi buổi học. Những bài viết đẹp, có sáng tạo được tôi đính ở góc bên phải của lớp (cạnh bảng đen). Cuối kì, tôi trích quỹ lớp để thưởng cho nhóm học sinh, học sinh có nhiều bài viết đẹp. Rèn trong các môn học khác: Khi các em học tập và viết bài học, bài làm của các môn học khác như Toán, Tập làm văn, Khoa học, Lịch sử, Địa lí, tôi đều lưu ý các em rèn chữ viết. Cuối mỗi học kì, tôi còn kiểm tra cả các cuốn vở này để đánh giá và khen thưởng. Học hỏi kinh nghiệm của các lớp trước: Các bài viết đẹp của học sinh lớp trước tôi đều lưu lại để làm mẫu cho các em. Nhưng cho dù là rèn chữ viết cho học ở đâu và vào lúc nào, tôi cũng không quên một điều khá đơn giản là mọi hành động, cử chỉ của tôi( đặc biệt là tư thế đứng viết bảng) ảnh hưởng không nhỏ đến các em. Ngoài ra tôi còn lưu ý các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở,và sử dụng phối hợp các giác quan, cũng như các phương pháp dạy - học hiện hành. Tư thế đứng viết bảng: Đứng nghiêng người về bên trái, viết ở tầm bảng ngang mặt hoặc dưới mặt, Nếu bảng quá thấp thì giáo viên khom lưng hay gập chân để tạo tư tầm viết ngang mặt để không che khuất các em. Khi đó, tôi đã giáo dục các em sự tôn trọng người khác. Tư thế ngồi viết: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 – 30 cm. Tay phải cầm bút bằng ba ngón tay (ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa), tay trái tì nhẹ lên mép vở giữ cho vở khỏi xê dịch. Hai chân để song song, thoải mái. Cách để vở: Vở không gấp đôi, để hoàn toàn trên mặt bàn và nghiêng về bên trái 30 độ so với mép bàn. Cách cầm bút: Cầm bút bằng ba ngón tay (ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa). Khi viết, dùng ba ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động mềm mại, thoải mái. Không nên cầm bút tay trái. 3. Điều kiện thực hiện: Giáo viên có kiến thức vững vàng về các mẫu chữ viết ở cấp Tiểu học. Giáo viên có lòng yêu nghề, tận tâm với nghề, lấy sự tiến bộ của học sinh làm niềm vui và mục tiêu phấn đấu của bản thân. Dành thời gian cho học sinh (kể cả giờ giải lao). Sự kết hợp giáo dục của phụ huynh học sinh. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về cơ sở vật chất, sách vở và đồ dùng học tập cho học sinh. 4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: Tất cả các công việc như kiểm tra chữ viết đầu năm, xếp chỗ ngồi, luyện viết ở lớp hay ở nhà đều phải được giáo viên và học sinh thực hiện thường xuyên, liên tục, có kiểm tra, đánh giá; có thưởng, có phạt, rõ ràng, cụ thể. Bởi vì rèn chữ viết đi đôi với giáo dục đạo đức như tính kiên nhẫn, tính cẩn thận, sự tự trọng và tôn trọng người khác, Nếu giáo viên bỏ dở hoặc không thường xuyên thì sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến tính cách của học sinh mình. Chúng ta vẫn thường nói: “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo”. Vì vậy, đã là “gương” thì chúng ta phải luôn chú ý đến mọi cử chỉ, hành động của bản thân bởi đằng sau mỗi chúng ta là cả một thế hệ. 5. Kết quả: Với các giải pháp trên, tôi đã thực hiện khá linh hoạt và có nhiều khả thi trong những năm học qua. Riêng đối với năm học 2011 – 2012, tôi thấy kết quả rèn chữ viết của học sinh có sự chuyển biến rõ rệt và cũng với cách kiểm tra tương tự như đầu năm học tôi đã có kết quả như sau: Thời gian kiểm tra Chữ viết chưa đẹp, sai lỗi nhiều. Chữ viết tương đối đẹp. (Chữ viết đúng chính tả, chưa chính xác về độ cao, khoảng cách. Chữ viết đẹp Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Cuối năm học 2 7,7% 15 57,7% 9 34,6% Nhìn chung, qua mười lăm năm làm nghề dạy học, quãng thời gian đó không phải nhiều trong cuộc đời của mỗi con người nhưng cũng không phải ít trong cuộc đời nhà giáo. Với kinh nghiệm này, sau mỗi năm học, thấy học trò của mình tiến bộ rõ rệt trong việc rèn chữ viết nói riêng và trong hoạt động giáo dục nói chung, tôi cảm thấy rất tự hào và chắc chắn rằng bất cứ ai làm nghề dạy học cũng đều có cảm giác như tôi. Dưới đây là một bài viết, một lời tâm sự của học trò trước lúc chia tay mà tôi cho là tâm đắc nhất trong cuộc đời làm nghề giáo của mình. Mời các đồng nghiệp cùng xem và cho ý kiến: PHẦN III: KẾT LUẬN: 1. Kết luận: Trong giáo dục Tiểu học, việc rèn chữ viết cho học sinh là điều hết sức cần thiết, nó mang lại hiệu quả cao trong quá trình học tập của các em. Đối với giáo viên, việc rèn chữ viết lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn, bởi nó giúp giáo viên tạo được sự lôi cuốn, sự hứng thú của học sinh vào bài giảng; nó góp phần không nhỏ vào sự thành công của môn Tiếng Việt nói riêng và sự nghiệp giáo dục nói chung. Trẻ em là tương lai của đất nước, là hạnh phúc của mỗi gia đình. Chúng ta hãy trang bị cho các em một hệ thống tri thức cơ bản, vững chắc để các em tự tin bước vào thời đại mới - thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mà trong hệ thống tri thức đó còn có cả những phẩm chất như: tính cẩn thận, óc thẩm mĩ, ý thức tự trọng và tôn trọng người khác mà bạn đã giáo dục cho các em trong khi bạn rèn chữ viết cho các em đấy. Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 5. Trong quá trình nghiên cứu, trình bày, không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các quý thầy cô đóng góp ý kiến, giúp tôi thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn nữa trong việc rèn chữ viết cho học sinh nói riêng và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Tôi xin chân thành cảm ơn. Để thực hiện có kết quả công tác giáo dục nói chung và việc rèn chữ viết cho học sinh nói riêng, bản thân tôi không thể thiếu sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp; sự quan tâm ưu ái của các cấp lãnh đạo; sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của người thân và sự kết hợp tuyệt đối của phụ huynh học sinh. 2. Kiến nghị: Để nâng cao chất lượng chữ viết nói riêng, kết quả giáo dục môn Tiếng Việt nói chung, nâng bậc dần học sinh yếu kém, giúp các em viết đúng, viết đẹp cũng như góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất sau: - Về phía nghành và nhà trường: Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề để về chữ viết bồi dưỡng và nâng cao trình độ giáo viên. Tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất (phòng học sáng sủa, rộng rãi, thoáng mát, bàn ghế đúng quy cách,), phương tiện dạy học (đèn chiếu) để góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Các cấp thường xuyên tổ chức các cuộc thi chữ viết cho giáo viên và học sinh. - Về giáo viên: Có lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tâm với nghề nghiệp. Có một đồng nghiệp đã nới với tôi rằng: “Giáo viên Tiểu học không cần phải giỏi mà chỉ cần có lòng yêu nghề, nhiệt tình, hết lòng vì học sinh là đủ.” Và theo tôi, Sự nhiệt tình, hết lòng vì học sinh đã thể hiện một nửa sự thành công đó các bạn ạ. Nắm được chuẩn kiến thức, kĩ năng yêu cầu đối với học sinh của khối lớp mình giảng dạy và cả các khối lớp khác bởi nội dung kiến thức ở tất cả các khối lớp đều có quan hệ chặt chẽ với nhau theo dạng hình tròn đồng tâm. Xác định được mục tiêu môn học và xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với các đối tượng học sinh. Đầu năm học cần khảo sát chất lượng đọc của học sinh để phân loại và có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu cho các em trong các giờ học. Luôn tạo sự thân thiện, gần gũi giữa thầy và trò để học sinh mạnh dạn thể hiện khả năng của bản thân. Tạo cho các em cảm giác tự tin ở mọi lúc, mọi nơi. Phối hợp với cha mẹ học sinh, thường xuyên bồi dưỡng kĩ năng sống cho các em thông qua trải nghiệm thực tế nhằm giúp các em hiểu thêm về vốn từ ngữ trong Tiếng Việt, từ đó các em hiểu sâu sắc hơn về thế giới xung quanh để các em luôn có những cảm xúc nhạy bén và thể hiện các bài viết một cách tốt nhất. - Về phía phụ huynh học sinh: Quan tâm đến việc học tập của con em mình hơn. Phối hợp chặt chẽ với giáo viên để kết quả giáo dục ngày một tốt hơn. Tài liệu tham khảo: 1. Sách giáo khoa, sách giáo viên và sách thiết kế Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5. 2. Chương trình giáo dục phổ thông - cấp Tiểu học – nhà xuất bản Giáo dục. 3. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Tài liệu về chữ viết: Mẫu chữ, tư thế ngồi, cách cầm bút, cách để vở, vở tập viết lớp 1, 2, 3. 5. Thông qua các tiết dự giờ đồng nghiệp ở tổ khối và kinh nghiệm của bản thân. Hòa Sơn, tháng 11 năm 2012. Người viết: ĐỖ THỊ THU

File đính kèm:

  • docSKKN(1).doc
Giáo án liên quan