Một số kinh nghiệm về “ Dạy đại lượng và đo đại lượng ”cho học sinh lớp 5

Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài. Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo là xây dựng con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội “ Vừa hồng, vừa chuyên”. Phải giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong nội dung phương pháp giáo dục. Thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. Theo nghị quyết trung ương lần thứ IV “ Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo” Chỉ rõ : Phải xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục đào tạo.

doc33 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 9872 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số kinh nghiệm về “ Dạy đại lượng và đo đại lượng ”cho học sinh lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưu ý học sinh: Phép cộng, phép trừ chỉ thực hiện được đối với 2 đại lượng với số đo cùng một đơn vị. * Sai lầm khi tính toán và chuyển đổi đơn vị Ví dụ 1: Khi thực hiện phép tính: 5 giờ 30 phút – 4 giờ 40 phút Một học sinh thực hiện như sau: 5giờ 30 phút 4giờ 40 phút 0 giờ 90 phút Ví dụ 2: Khi thực hiện phép tính: A = 5 giờ 30 phút + 2,5 giờ – 4 giờ 15 phút – 1,2 giờ Một học sinh thực hiện như sau: 5 giờ 30 phút = 5,3 giờ 4 giờ 15 phút = 4,15 giờ Đưa phép tính về: A = 5,3 giờ + 2,5 giờ – 4,15 giờ – 1,2 giờ A = 7,8 giờ – 2,95 giờ A = 4,85 giờ Các kết quả trong 2 ví dụ trên đều không đúng. Nguyên nhân : Do học sinh đã coi số đo thời gian được viết trong hệ thập phân như các số thực và không thuộc qui tắc thực hiện dãy các phép tính. Biện pháp khắc phục: Để khắc phục những sai lầm trên giáo viên cần cho học sinh nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian, cách chuyển dổi số đo thời gian về số thập phân và ngược lại, nám vững qui tắc thực hiện một dãy các phép tính. Với 2 ví dụ trên học sinh cần phải làm như sau: Ví dụ 2 : A = 5 giờ 30 phút + 2,5 giờ – 4 giờ 15 phút – 1,2 giờ Phân tích: 5 giờ 30 phút = 5,5 giờ 4giờ 15 phút = 4,25 giờ Cách ghi : A = 5,5 giờ + 2,5 giờ – 4,25 giờ – 1,2 giờ A= 8 giờ – 4,25 giờ – 1,2 giờ A = 3,75 giờ – 1,2 giờ A = 2,55 giờ Ví dụ 1: 5giờ 30 phút 4giờ 90 phút 4giờ 40 phút 4giờ 40 phút 0giờ 50 phút Ví dụ 3: Khi chuyển đổi các số đo: 12579 m2 = … km2 ….hm2… dam2… m2 9 m2 4cm2 = …m2 7 m3 5dm3 = …m3 Một học sinh đã làm như sau: 12579 m2 = 12 km2 5 hm2 7 dam2 9 m2 9 m2 4cm2 = 9,4 m2 7 m3 5dm3 = 7,5 m3 Các kết quả trên đều không đúng: Nguyên nhân : Do học sinh không nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, thể tích. Học sinh đã coi quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích cũng như quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích và giống quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài. Biện pháp khắc phục : Giáo viên cần cho học sinh nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích (hai đơn vị đo diện tích kề nhau gấp kém nhau 100 lần, mỗi đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số). Mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích (hai đơn vị đo thể tích kề nhau gấp kém nhau 1000 lần. Mỗi đơn vị đo thể tích ứng với 3 chữ số). Cho học sinh so sánh mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, đo thể tích với quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài. Ra nhiều bài tập về phần này để học sinh làm và ghi nhớ. Như vậy kết quả đúng của ví dụ 3 phải là: 12579 m2 = 0 km2 1hm 2 25 dam2 79 m2 9 m2 4cm2 = 9,0004m2 7 m3 5dm3 = 7,005m3 Nếu trong quá trình dạy học, giáo viên nắm bắt được những sai lầm, tìm hiểu nguyên nhân của những sai lầm đó và đề ra biện pháp khắc phục kịp thời thì hiệu quả dạy học chắc chắn sẽ cao. IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Nội dung thực nghiệm: Tôi tiến hành điều tra trình độ nắm kiến thức, kỹ năng vẽ hình thông qua hệ thống hình, dưới hình thức phiếu bài tập phát cho mỗi cá nhân học sinh. Do điều kiện và thời gian hạn chế nên tôi chỉ tiến hành thực nghiệm hai tiết. 2.Tổ chức thực nghiệm: - Thời gian: Tháng 4 năm 2013 - Địa điểm tiến hành: Lớp 5ATrường Tiểu học Yên Hòa 3. Kết quả thực nghiệm: Sau khi học xong tiết học thực nghiệm, chúng tôi thu được kết quả: Tổng số HS Tiết dạy Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 27 1 15 55,6 10 37 1 3,7 1 3,7 27 2 18 66,7 8 29,6 1 3,7 0 0 Tôi nhận thấy: Bằng cách tích cực hoá hoạt động của người học, giáo viên đã giúp các em nắm vững kiến thức bằng cách tự giác, tích cực, chủ động trong học tập và phát huy sự sáng tạo của mình một cách tự nhiên, khá nhẹ nhàng, thoải mái. Trong khoảng thời gian ngắn, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em không còn thấy lúng túng khi thực hành. Kết quả thực nghiệm cho thấy, học sinh nắm vững kiến thức, nắm vững quy trình. Học sinh có kỹ năng thực hành “đại lượng và đo đại lượng” chính xác hơn và có khả năng sáng tạo hơn trong những bài toán khó. Qua đó góp phần làm trí tưởng tượng phong phú hơn. Tạo cho các em tâm lý tự tin, vui vẻ và ngày càng hứng thú, say mê, yêu thích môn học này. V . TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI Xã hội ngày càng phát triển yêu cầu học tập được nâng cao theo xu thế phát triển chung của nhân loại,việc thực hiện và áp dụng đề tài vào thực tế góp phần không nhỏ vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong thời đại mới.Mảng kiến thức “ Đại lượng và đo đại lượng” là mảng kiến thức gắn bó chặt chẽ với đời sống hằng ngày của trẻ, có tác dụng rất lớn khi áp dụng với đời sống thực tiễn. Tôi mong muốn trong phạm vi đề tài này sẽ rèn kỹ năng thực hiện giải các bài toán có liên quan đến đại lượng và các phép đo đại lượng cho học sinh lớp 5 nói riêng, dạy học Toán ở tiểu học nói chung theo định hướng phát huy tính tích cực của học sinh, đáp ứng được mục tiêu của giáo dục hiện đại. C- KẾT LUẬN I- BÀI HỌC KINH NGHIỆM Để nâng cao hiệu quả dạy học tuyến kiến thức Đại lượng và đo Đại lượng ở lớp 5 nói riêng và môn toán nói chung giáo viên cần: - Nắm chắc quy trình dạy học đo đại lượng để giúp học sinh hiểu được bản chất của phép đo. Nắm chắc quy trình hình thành khái niệm Đại lượng, phương pháp dạy học phép đo các đại lượng hình học(đo độ dài, đo diện tích, đo thể tích), phép đo khối lượng, dung tích, phép đo thời gian. - Nắm chắc và hiểu sâu nội dung, mức độ của nội dung, phương pháp dạy học của tuyến kiến thức đại lượng và đo đại lượng. - Phải đổi mới phương pháo dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đây là việc làm đòi hỏi giáo viên phải kiên trì trong nhiều năm và phải có quyết tâm cao. - Khuyến khích tăng cường các hình thức dạy học ( Cá nhân, nhóm, tập thể, trò chơi học tập,…), tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, đổi mới cách đánh giá, kiểm tra… - Dành thời gian để nghiên cứu bài, lập kế hoạch bài dạy, dự kiến những sai lầm thường gặp. Phân tích, tìm nguyên nhân của những sai lầm đó để đề ra những biện pháp khắc phục kịp thời. - Cùng học sinh xây dựng môi trường học tập thân thiện có tính sư phạm cao, động viên và hướng dẫn học sinh chăm học, trung thực, khiêm tốn, vượt khó trong học tập. - Theo dõi, quan tâm, hỗ trợ mọi đối tượng học sinh để các em được hoạt động thực sự- tìm ra kiến thức mới, như vậy các em sẽ nhớ lâu, phát triển được tư duy, phát huy tính tích cực của mọi học sinh. II. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT Để nâng cao chất lượng dạy học nói chung và môn Toán nói riêng tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau: 1- Đối với giáo viên: - Cần có nhận thức đúng: GV là chủ thể trực tiếp đổi mới phương pháp dạy học, không ai có thể làm thay được và điều đó diễn ra thường xuyên, liên tục trong bài học, môn học, lớp học, và quá trình dạy học. - Luôn bổ sung cho mình những kinh nghiệm còn thiếu nhưng cần phải có để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học. Có công tác chuẩn bị tốt trước khi lên lớp trong đó chú trọng việc thiết kế bài dạy theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh, dự kiến những sai lầm thường gặp. Phân tích, tìm nguyên nhân của những sai lầm đó để đề ra những biện pháp khắc phục kịp thời. - Cần tạo ra không khí học tập thật thoải mái, tự nhiên, tránh gây căng thẳng. Biết trân trọng những phát hiện của các em dù là nhỏ nhất để hình thành ở các em niềm tin vào bản thân mình. Giáo viên cần quan tâm đến mọi đối tượng học sinh, phát huy khả năng của các em. Biết tạo ra một môi trường học tập tích cực để các em có cơ hội bộc lộ khả năng của cá nhân, biết trình bày quan điểm, ý kiến của mình trước tập thể, biết tự đánh giá kết quả học tập, biết học hỏi lẫn nhau trong quá trình học tập. 2. Đối với các cấp quản lí: - Cần có đầu tư hợp lý cho việc mua sắm phương tiện dạy học, các tài liệu chuyên môn phục vụ cho dạy học, thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thảo tập trung vào việc nâng cao kiến thức cho GV cũng như đổi mới phương pháp dạy học, lấy đó là một trong những tiêu chí nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. - Có kế hoạch cung ứng sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học sớm, đầy đủ để giáo viên có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu phục vụ cho bài dạy. III . KẾT LUẬN Trên đây là một số kinh nghiệm dạy học về “Đại lượng và đo đại lượng trong chương trình Toán 5” và một số biện pháp khắc phục những sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi học tuyến kiến thức này. Bản thân tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học môn Toán và đạt được những kết quả khả quan, thể hiện rõ ở từng tiết học và qua các bài kiểm tra chất lượng cuối kỳ. Các biện pháp trên đã được thảo luận ở tổ, khối, chuyên môn trường và được đánh giá cao. Tuy nhiên,do trình độ chuyên môn của bản thân còn hạn chế, tôi sẽ cố gắng nâng cao trình độ, khắc phục những thiếu sót trong thời gian tới. Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và rất cần đến sự góp ý, bổ sung của Hội đồng khoa học Trường Tiểu học Yên Hòa , Hội đồng khoa học Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Mỹ và bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác. Yên Hòa, ngày 17 tháng 3 năm 2014. NGƯỜI VIẾT Trần Tố Uyên MỤC LỤC Phần Tiêu đề Trang A A-ĐẶT VẤN ĐỀ 3 I Lí do chọn đề tài 3 II Phạm vi nghiên cứu 4 III Phương pháp nghiên cứu 5 B B-NỘI DUNG 5 I Mục tiêu 5 II Thực trạng về dạy học Toán 5 chương trình đổi mới nói chung và dạy học đại lượng và đo đại lượng trong toán 5 nói riêng. 8 III Một số nguyên nhân và biện pháp rèn kỹ năng giải các dạng toán về đại lượng và các phép đo đại lượng trong toán 5 – Cách khắc phục sai lầm thường gặp. 9 IV Thực nghiệm sư phạm 28 V Tính khả thi của đề tài 29 C C-KẾT LUẬN 30 I Bài học kinh nghiệm 30 II Kiến nghị - đề xuất 31 III Kết luận 32 KẾT QUẢ CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CƠ SỞ : Điểm …………………. Xếp loại……………......... Chủ tịch hội đồng chấm SKKN Hiệu trưởng 2. KẾT QUẢ CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÒNG GD & ĐT Điểm …………………. Xếp loại……………......... Người chấm

File đính kèm:

  • docSKKN lop 5 toan cuc hay.doc