Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Lớp 9

HĐGDNGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục ở trường phổ thông nói chung và ở trường THCS nói riêng. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hoá ở trên lớp, HĐGDNGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp và là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở học sinh. HĐGDNGLL góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách cho các em

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những ưu điểm của hai loại hình tổ chức trên, tôi xin phép nêu ra một số kinh nghiệm trong quá trình tổ chức tiết HĐGDNGLL theo phương pháp hội thi (phương pháp mà tôi thường sử dụng). 2.1. Chuẩn bị: (Tuần đầu hay tuần thứ hai của tháng). Đây là bước vô cùng quan trọng ! Thành công hay thất bại của một tiết HĐGDNGLL là phụ thuộc và bước này, vì có chuẩn bị tốt thì mới có thể tiến hành hoạt động tốt. Các bước chuẩn bị: - Đầu tiên GVCN xác định nội dung và các phần thi. Nội dung phải xác với chủ điểm của tháng (Có thể theo gợi ý của SGV hay theo các ngày lễ lớn trong từng tháng. Ví dụ: trong tháng 11 có thể tổ chức hội thi tìm hiểu về Ngày nhà giáo Việt Nam, tháng 12 tổ chức hội thi về Quân đội nhân dân Việt Nam …). - Phổ biến kế hoạch cho HS nắm. - Cho HS đăng ký tham gia, thành lập đội thi, đặt tên đội thi. Tuỳ theo nội dung thi (hay nguyện vọng của học sinh), có thể thành lập từ 2 đến 4 đội, mỗi đội từ 2 đến 4 học sinh. Chú ý: nên khuyến khích nhiều lượt học sinh tham gia, có thể theo “chính sách” luân phiên. Trong việc đặt tên đội cũng cần phải xác với nội dung hoạt động (ví dụ: tháng 11 thì gợi ý cho các đội đặt tên theo những người thầy nổi tiếng của Việt Nam; tháng 12 đặt tên theo các anh hùng liệt sĩ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ …). - Phổ biến nội dung và các phần thi cho các đội nắm. - Yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung có liên quan. - Phân công học sinh chuẩn bị. Cần phân công thật cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên. Ví dụ: + Dựng chương trình: Lớp trưởng, phó Văn-Thể-Mỹ, phó Học tập. + Dẫn chương trình: một học sinh có khả năng. Nên chọn và rèn luyện một học sinh dẫn chương trình xuyên suốt trong năm học. + Trang trí: một hoặc vài học sinh có năng khiếu. + Quà tặng: Thủ quỹ và một số học sinh. + Các đội chơi: Tự tìm hiểu kiến thức để tham gia hội thi. + Ban giám khảo (nếu cần): Lớp trưởng, phó Văn-Thể-Mỹ, phó Học tập hoặc học sinh có khả năng. + Thư kí: học sinh có khả năng. + Phục vụ: học sinh nhiệt tình, linh hoạt. - Giúp Ban cán sự lớp dựng chương trình. Trong quá trình phân công học sinh chuẩn bị, GVCN phải thường xuyên tìm hiểu, kiểm tra đốc thúc sự chuẩn bị của học sinh. 2.2. Tiến hành hoạt động: (Tuần hai, tuần ba hay tuần thứ tư của tháng). Đây là bước cụ thể hoá cho bước “Chuẩn bị”, cũng là bước trọng tâm của một tiết HĐGDNGLL. Nếu như bước “Chuẩn bị” chúng ta làm tốt thì bước này không đáng ngại. Các bước tiến hành hoạt động: - Khởi động: (5 phút) + Hát tập thể: Nên tập cho học sinh hát những bài có liên quan đến chủ điểm của tháng (nếu có thể). Ví dụ: tháng 12 hát bài “Hát mãi khúc quân hành”. + Nêu lý do: Khái quát được nội dung, mục đích của tiết hoạt động. + Giới thiệu thành phần: Theo trình tự: lãnh đạo (nếu có), giáo viên trước, học sinh sau; khách trước, chủ sau. + Giới thiệu chương trình – đội chơi: . Giới thiệu khái quát các phần thi. . Giới thiệu các đội chơi (có thể cho các đội tự giới thiệu). - Diễn biến: (35 phút) Tiến hành các phần thi. + Giữa các phần thi xen vào một số câu hỏi kiến thức cho khán giả (mỗi lần khoảng 2 đến 3 câu). + Cũng cần xen vào một số tiết mục văn nghệ vào giữa các phần thi. + Sau mỗi phần thi cho thư kí công bố điểm hiện tại của các đội. - Kết thúc: (5 phút) + Công bố kết quả: thư kí công bố. + Phát thưởng: Mời giáo viên dự phát thưởng (nếu có) hoặc GVCN, lớp trưởng. + Ý kiến nhận xét: Mời lãnh đạo hoặc giáo viên dự nhận xét (nếu có), hoặc GVCN nhận xét. (Nếu GVCN nhận xét thì định hướng cho hoạt động tháng tới luôn). 2.3. Một số hình thức hoạt động (các phần thi): 2.3.1. Trắc nghiệm (chọn phương án đúng nhất): - Cách thức: người DCT đọc câu hỏi và đưa ra các phương án (từ 3 đến 4) cho các đội chọn phương án đúng nhất. Các đội chơi cần có bộ chữ cái (A, B, C, D) để đưa ra phương án. - Số lượng: từ 8 đến 10 câu. 2.3.2. Dành quyền trả lời: - Cách thức: người DCT đọc câu hỏi, đội nào có tín hiệu trước được quyền trả lời, nếu sai các đội khác được quyền trả lời (có thể dùng cờ, chuông, đèn … làm tín hiệu). - Số lượng: từ 5 đến 8 câu. 2.3.3.Giải ô chữ: - Cách thức: các đội chơi tự do chọn ô hàng ngang, người DCT đọc gợi ý, đội nào có tín hiệu trước được quyền trả lời, nếu sai các đội còn lại được quyền trả lời. Các đội có thể trả lời hàng dọc bất kì lúc nào, nếu sai sẽ không được tham gia tiếp phần thi này. - Số lượng: tuỳ vào nội dung. 2.3.4. Xử lí tình huống: - Cách thức: đại diện các đội bốc thăm chọn tình huống (theo số), người DCT sẽ lần lượt đọc tình huống cho các đội (tình huống cho từng đội), sau một khoảng thời gian thảo luận (suy nghĩ, từ 2 đến 4 phút) đại diện đội sẽ đưa ra cách giải quyết. Sau đó Ban giám khảo nhận xét, chấm điểm. - Số lượng: mỗi đội giải quyết một tình huống. 2.3.5. Tự chọn: - Cách thức: đưa ra các gói câu hỏi, cho các đội tự chọn, người DCT đọc và cho đội chọn trả lời. - Số lượng: mỗi gói câu hỏi từ 5 đến 6 câu. 2.3.6. Đoán ý đồng đội: - Cách thức: mỗi đội tham gia 2 thành viên, một thành viên xem từ rồi dùng lời lẽ (hoặc động tác) diễn tả cho thành viên kia đoán từ. Nếu dùng lời lẽ diễn tả thì không có tiếng trùng với đáp án, không dùng từ đồng nghĩa, tiếng nước ngoài … - Số lượng: mỗi đội đoán từ 3 đến 5 từ. 2.3.7. Ghép câu: - Cách thức: trao cho mỗi đội các mảnh ghép, yêu cầu các đội ghép (từ các mảnh ghép) sao cho phù hợp nội dung (có thể là câu nói của các danh nhân, các sự kiện và thời gian tương ứng …). - Số lượng: mỗi đội chơi ghép 1 câu, số chữ từ 14 trở lại. 2.3.8. Trả lời nhanh: - Cách thức: người DCT đọc yêu cầu cho các đội trả lời (hoặc thực hiện) trong một khoảng thời gian nhất định. (Ví dụ: “Trong vòng 1 phút các bạn hãy kể (hoặc ghi ra giấy) tên các huyện, thành phố trong tỉnh Sóc Trăng”; “Trong vòng 2 phút bạn hãy kể tên (hoặc ghi ra giấy) các tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long”.) - Số lượng: đưa ra từ 1 đến 2 yêu cầu. 2.4. Một số lưu ý khi tổ chức tiết HĐGDNGLL: - GVCN phải làm tốt công tác tư tưởng đối với học sinh, giúp các em hiểu rằng: tiết HĐGDNGLL là cơ hội cho các em vui chơi, thể hiện tài năng, bổ sung kiến thức … Đây là điều tiên quyết. - Nội dung, cách tổ chức phải thiết thực, gây được ấn tượng cho học sinh. - Phần quà thưởng cần đơn giản nhưng ý nghĩa (tránh lãng phí). - GVCN đóng vai trò là cố vấn chứ không bao biện, làm thay cho học sinh. - Cần mời đại diện các lớp đến dự (Ban cán sự lớp mời) nhằm tăng cường giao lưu. (Đại diện các lớp đến dự nên có quà tặng cho lớp tổ chức nhằm tạo sự gắn bó tình cảm giữa các lớp với nhau). - Người DCT phải linh hoạt, tôn trọng khán giả cũng như các đội thi. - Tạo được không khí vui vẻ, thi đua lành mạnh trong tiết hoạt động. - Nội dung đáp án (đặc biệt là ô chữ) phải tuyệt đối bí mật (chỉ có GVCN, người dẫn chương trình, những người dựng chương trình mới được biết). - Cách sắp xếp chỗ cho các đội thi, giám khảo, thư kí, dẫn chương trình phải hợp lí, thuận tiện. - Trang trí phải cân đối về bố cục. 2.5. Cách soạn giáo án: Theo quy định mới thì mỗi tháng GVCN soạn 2 tiết (giáo án). Bằng sự cảm nhận của bản thân, tôi xin mạn phép đưa ra cách soạn giáo án HĐGDNGLL trong một tháng (để gọi là tham khảo). Ở đây chỉ xin phép đi vào phần chính của giáo án (các bước thực hiện). 2.5.1. Tiết 1: Chuẩn bị: * Bước 1: 5 phút Phổ biến kế hoạch cho HS nắm. * Bước 2: 10 phút Cho HS thảo luận đăng ký tham gia, thành lập đội thi, đặt tên đội thi. * Bước 3: 15 phút - Phổ biến nội dung và các phần thi cho các đội nắm. - Yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung có liên quan. * Bước 4: 5 phút Phân công học sinh chuẩn bị. * Bước 5: 10 phút Hướng dẫn Ban cán sự lớp dựng chương trình. 2.5.2. Tiết 2: Tiến hành hoạt động: * Bước 1: Khởi động: 5 phút - Hát tập thể. - Nêu lý do. - Giới thiệu thành phần. - Giới thiệu chương trình – đội chơi: * Bước 2: Diễn biến: 35 phút Tiến hành các phần thi. * Bước 3: Kết thúc: 5 phút - Công bố kết quả. - Phát thưởng. - Ý kiến nhận xét. (Mời các đồng nghiệp xem thêm phần phụ lục – Giáo án HĐGDNGLL tháng 11) 3. Kết thúc vấn đề: Phương pháp tổ chức HĐGDNGLL ở trường THCS rất đa dạng và phong phú. Tuỳ vào điều kiện, nội dung, sở thích của học sinh mà chúng ta lựa chọn loại hình hay hình thức cho phù hợp. Các phương pháp tổ chức có thể khác nhau, đều cùng dựa trên một hệ thống tư tưởng và quan điểm chủ đạo là: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Trong quá trình tổ chức theo loại hình hội thi tôi nhận thấy: - Học sinh rất hứng thú tham gia, không khí hội thi luôn sôi nổi, sự cạnh tranh giữa các đội thi luôn diễn ra quyết liệt. - Đôi khi học sinh còn tranh nhau để tham gia vào các đội thi (nhưng tôi và Ban cán sự lớp luôn kiên quyết giữ vững “chính sách” luân phiên nhằm tạo điều kiện cho nhiều học sinh trong lớp tham gia vào các đội thi). - Kiến thức mang lại cho các em sau mỗi tiết hoạt động thật thiết thực và bổ ích. - Đôi khi học sinh đề nghị tổ chức nhiều hơn mỗi tháng một tiết. - Khách mời (học sinh) cũng rất thích dự tiết HĐGDNGLL của lớp tôi. - Các học sinh làm công tác dẫn chương trình, ban giám khảo, thư kí, phục vụ đều rất vui vẻ đảm nhận công việc. Với những kết quả đáng mừng (trong việc tổ chức tiết HĐGDNGLL ở lớp 9) như vậy tôi tin tưởng rằng: nếu chúng ta quan tâm đúng mức thì trong việc tổ chức tiết HĐGDNGLL sẽ trở nên quen thuộc và dễ dàng hơn, đồng thời cũng đem lại niềm vui cho bản thân GVCN - những người đem lại niềm vui cho các em học sinh thân yêu. *** Bằng khả năng hạn chế, kiến thức hạn hẹp và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều của mình, tôi đã trình bày một số kinh nghiệm trong việc tổ chức tiết HĐGDNGLL ở lớp 9. Mong rằng những lời thô ý thiển trên được các đồng nghiệp quan tâm và đóng góp chân tình. Với mong muốn tạo cho các em học sinh được nhiều niềm vui hơn trong cuộc sống, trong học tập, làm cho mỗi ngày đến trường của các em là một niềm vui. Và cũng góp phần nhỏ bé xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn ! Trân trọng kính chào ! An Thạnh 1, tháng 11 năm 2008 Người thực hiện Phạm Văn Hữu

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE HDGDNGLL.doc
Giáo án liên quan