- Hiện nay, tình hình học sinh bỏ học ở Tỉnh An Giang ta đến mức báo động, nhất là học sinh ở vùng khó khăn, vùng biên giới. Theo thống kê của các năm gần đây cho thấy tỉ lệ học sinh bỏ học ngày càng cao, nhất là học sinh ở độ tuổi Cấp I, Cấp II.
- Theo chỉ thị số 30/CT.TU ngày 19.05.2008 của Tỉnh ủy An Giang chỉ thị về việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Ban thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, các ngành thống nhất quan điểm về công tác huy động học sinh đến trường và hạn chế tình trạng học sinh bỏ học là trách của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Xác định nguyên nhân học sinh không đi học và bỏ học giữa chừng do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân do học lực yếu, kém đi đến chán, bỏ học là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp thuộc trách nhiệm của ngành Giáo dục và Đào tạo.
7 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6888 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng tôi tìm đến nhà gia đình những học sinh vắng không phép, vận động các em trở lại lớp. Đây là cánh tay đắc lực, hỗ trợ cho tôi trong công tác chủ nhiệm.
2.4/ Giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn:
Nắm được một số em có hoàn cảnh nghèo đặc biệt ( cha mẹ đều đi làm thuê xa ở với ông bà nội ( ngoại); mồ côi cha ( mẹ)) , tôi rà soát lại xem em nào còn thiếu quần áo trắng, đồng phục thể dục, sách vở, đồ dùng học tập,… tôi đăng kí cho các em được nhận dụng cụ do nhà trường hỗ trợ. Ngoài ra tôi còn kêu gọi các em trong lớp dành tặng bạn một số quần áo cũ và tranh thủ sự hỗ trợ từ một số phụ huynh có khả năng để trang bị thêm những dụng cụ còn lại cho những em này để các em được yên tâm đến trường, không phải mặc cảm vì nhà nghèo. Qua đây tôi cũng thấy tình cảm giữa bạn nhà nghèo và bạn khá giả gần gũi nhau hơn.
2.5/ Thành lập Đôi bạn học tập:
- Qua nắm được sức học của từng em, tôi lưu ý nhiều đến những em thuộc diện Trung bình, Yếu ( được lên lớp). Tôi phân công một em Giỏi hoặc Khá kèm một em Trung bình hoặc Yếu và sắp xếp cho 2 em ngồi cùng một bàn. Tôi hướng dẫn cho em Giỏi, Khá cách kèm bạn học: Nhắc nhở bạn học bài, xem lại bài; trao đổi kinh nghiệm học tập; cách học bài dễ thuộc; cách vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập; hướng dẫn bạn làm bài tập hoặc củng cố kiến thức mà bạn chưa hiểu,…
- Bản thân tôi đầu giờ cũng vào lớp sớm để kiểm tra tập vở, bài làm ở nhà của những học sinh Trung bình, Yếu; xem cách thực hiện của đôi bạn học tập như thế nào để có những điều chỉnh cho phù hợp hơn.
- Qua việc làm trên, tôi thấy tình cảm giữa thầy trò đã gắn bó nhau hơn. Những em Trung bình, Yếu thường hay nhút nhát, rụt rè nay không còn nữa mà trở nên mạnh dạn, tự tin hơn. Từ đó các em càng ham thích đến lớp để hòa nhập với bạn bè, việc học của các em ngày càng tiến bộ hơn.
2.6/ Phổ biến nội quy. Gặp gỡ những gia đình học sinh tự ý bỏ học:
- Ở tuần đầu tiên, tôi sinh hoạt với học sinh trong lớp rất kĩ về nội quy nhà trường, trong đó có phần quy định: Học sinh phải đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải có lí do và được cha mẹ xin phép . Và ở lần họp phụ huynh học sinh đầu năm, tôi cũng thông báo cho phụ huynh biết về quy định này và nhờ phụ huynh hàng ngày theo dõi, nhắc nhở.
- Đối với những trường hợp học sinh tự ý bỏ học ( vì cha mẹ đi làm không có ở nhà) , hết giờ dạy, tôi lập tức đến ngay nhà những em này gặp phụ
huynh tìm hiểu nguyên nhân và trao đổi cách khắc phục.
- Chính nhờ thế mà những học sinh ở lớp tôi chủ nhiệm chỉ nghỉ học 1 ngày không phép thì đến hôm sau đi học lại bình thường, suốt nhiều năm liền không có hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng.
2.7/ Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp:
- Trong tiết sinh hoạt cuối tuần, sau khi nghe các tổ trưởng báo cáo, tôi cho lớp tuyên dương những tổ đạt duy trì sĩ số suốt cả tuần để làm gương cho lớp và khen những em có tiến bộ về mặt học tập để các em thấy nhiệm vụ học tập của mình và mỗi ngày đến trường thật sự là một ngày vui.
- Đối với những mặt học sinh còn hạn chế, tôi nhắc nhở nhẹ nhàng kèm theo hướng dẫn, uốn nắn cho các em để tuần sau các em thực hiện tốt hơn.
- Ngoài ra tôi còn nêu gương các anh, chị học sinh những năm trước dù đầu năm còn yếu kém nhưng nhờ sự kiên trì, cố gắng đến cuối năm cũng đã đạt loại Khá, Giỏi để củng cố lòng tin nơi các em.
2.8/ Biện pháp tinh thần:
- Mỗi ngày bước vào lớp tôi đều quan sát cả lớp, thấy các em có mặt đầy đủ là lòng tôi rất vui. Nhất là những hôm thời tiết khắc nghiệt như: mưa, bão, …Những hôm ấy, tôi cho lớp hoan nghênh bằng một tràng pháo tay để động viên khích lệ tinh thần các em. Trong giờ dạy, tôi đầu tư soạn giảng phân hóa theo đối tượng học sinh sao cho phù hợp với trình độ mọi học sinh trong lớp - nhất là những em Trung bình, Yếu nhằm kích thích học sinh hứng thú học tập, tiếp thu bài nhanh hơn.
- Tôi cũng thật sự hòa nhập cùng các em trong giờ dạy Hát nhạc hay trò chơi của môn Thể dục, tổ chức đố vui qua hình thức Giải ô chữ trong các tiết Ôn tập hết chương.
3/ Kết quả:
Sau nhiều năm áp dụng cách làm trên. Từ năm học 2005 – 2006 đến hết học kì I năm 2009 – 2010, ở lớp tôi chủ nhiệm đạt kết quả như sau:
Năm học
Đầu năm
Cuối năm
Tỉ lệ
T. số
Nữ
T. số
Nữ
2005 -2006
35
13
35
13
100 %
2006 - 2007
32
15
32
15
100 %
2007 - 2008
35
15
35
15
100 %
2008 - 2009
36
20
35
20
(1 em nam bỏ địa phương)
2009 - 2010
34
14
33
13
(1 em nữ bỏ địa phương)
( Số liệu Cuối HKI năm 2009 – 2010)
Từ cách làm trên, tôi đã đem trình bày trong tổ, được các thành viên trong tổ áp dụng vào công tác chủ nhiệm và nhận thấy việc duy trì sĩ số của toàn khối cũng dần đạt kết quả cao.
Năm học
Đầu năm
Cuối năm
Tỉ lệ
Chuyển
đến
Chuyển
đi
Bỏ học
hẳn
Bỏ địa
phương
T.số
Nữ
T.số
Nữ
T.số
Nữ
T.số
Nữ
T.số
Nữ
T.số
Nữ
2005 - 2006
244
105
240
102
99,18
2
2
2
1
2006 - 2007
216
98
212
97
98,14
4
1
2007 - 2008
238
105
231
102
99,15
2
1
2
1
3
1
2008 - 2009
306
148
306
151
100
3
3
1
0
2
0
2009 - 2010
260
133
255
129
99,61
1
0
4
4
( Số liệu Cuối HKI năm 2009 – 2010)
Nhìn lại kết quả trên, bản thân tôi rất vui vì mình đã thực hiện đạt cam kết Duy trì sĩ số với Ban Giám Hiệu nhà trường và đã hoàn thành được nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm.
+ Đối với học sinh: Đã tạo niềm tin nơi các em, em nào cũng ham thích học tập, gắn bó với trường lớp hơn.
+ Đối với trường, ngành: Góp phần cùng cấp trên làm phong phú thêm kinh nghiệm công tác, phổ biến cho các khối áp dụng thì thiết nghĩ sẽ giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học.
4/ Nguyên nhân thành công và tồn tại:
* Bản thân tôi suy nghĩ rằng, là một giáo viên chủ nhiệm phải đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Ngoài việc nâng cao chất lượng dạy học, phải đảm bảo đến việc duy trì sĩ số lớp.
+ Quan tâm đến học sinh, nhất là nắm rõ hoàn cảnh những em khó khăn để kịp thời hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần để các em yên tâm học tập.
+ Tạo mối quan hệ tương hỗ giữa Gia đình - Nhà trường – Xã hội để có biện pháp giáo dục tốt hơn.
+ Tạo tình cảm gắn bó giữa các thành viên trong lớp và tình thân ái giữa thầy và trò để học sinh thêm yêu trường lớp hơn.
* Những tồn tại:
Trong quá trình thực hiện, chúng ta phải lưu ý những vấn đề sau:
+ Không phải phụ huynh nào cũng quan niệm giống nhau, có gia đình nghèo tiền nhưng không chịu nghèo chữ; cũng có gia đình nhìn chuyện học chữ của con em họ theo hướng chưa tích cực nên đôi khi họ có thái độ bất cần khi giáo viên đến vận động. Lúc ấy người giáo viên phải thật sự kiên nhẫn.
+ Địa bàn dân cư còn một số khó khăn, sống tạm bợ trên ao hầm, hẻm hẹp nên còn gặp vất vả trong vận động học sinh.
+ Mỗi học sinh có hoàn cảnh, tâm lý khác nhau nên phải tùy theo hoàn cảnh của từng em mà áp dụng từng biện pháp thích hợp.
III. TÍNH THỰC TIỄN:
1/ Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng kiến kinh nghiệm đã giúp công tác Duy trì sĩ số của lớp và mặt bằng chung của nhà trường đạt hiệu quả. Thực hiện mục tiêu hạn chế tỉ lệ học sinh bỏ học. Tạo môi trường gắn bó thân thiện giữa Giáo dục và Xã hội, góp phần giải quyết vần đề cấp thiết hiện nay là vấn nạn bỏ học của học sinh trên địa bàn Tỉnh An Giang.
2/ Phạm vi áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
Ngoài việc vận dụng kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm của bản thân, là tổ trưởng chuyên môn, tôi còn phổ biến kinh nghiệm này cho giáo viên trong tổ qua những lần họp chuyên môn và các đồng nghiệp trong trường thông qua những lần họp Hội đồng nhà trường để toàn trường cùng thực hiện và trong những năm học gần đây số lớp duy trì sĩ số đạt 100 % ngày càng cao. Thiết nghĩ đối với những trường ở địa bàn khác việc vận dụng các biện pháp trên sẽ linh hoạt, sáng tạo hơn.
3/ Những bài học kinh nghiệm:
Qua những việc đã làm, bản thân tôi đã rút ra cho mình bài học kinh nghiệm quý báu mà người giáo viên cần phải có và phải thực hiện:
+ Phải thật sự yêu nghề, yêu trẻ; gần gũi, yêu thương trẻ; hiểu biết tâm tư nguyện vọng của trẻ; xem trẻ như người thân trong gia đình.
+ Phải nhạy bén trong mọi tình huống và xử lí tình huống đúng lúc, kịp thời.
+ Phải kiên trì, nhẫn nại và chịu khó thì mới không bó tay trước mọi thử thách.
+ Thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh để có được sự hỗ trợ kịp thời.
+ Phải tôn trọng những thành tích dù nhỏ của học sinh để kịp thời động viên, khích lệ.
IV. KẾT LUẬN:
- Người giáo viên chủ nhiệm phải thấy việc thực hiện duy trì sĩ số là thực hiện tốt chỉ thị 30 của Tỉnh ủy An Giang về việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ
học trên địa bàn Tỉnh An Giang.
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm về công tác duy trì sĩ số là đề tài không mới, tuy nhiên có những kinh nghiệm đã đi vào lối mòn hoặc thụ động đã được lập đi lập lại – cho nên bản thân dù thực hiện đề tài cũ nhưng mong muốn có những nét mới, có những hiệu quả thiết thực hơn trong tình hình hiện nay.
- Công tác duy trì sĩ số là một nhiệm vụ thường xuyên, dù đứng ở vị trí nào ta phải quan tâm thực hiện nghiêm túc vấn đề này, phải vận dụng sáng tạo, linh hoạt, năng động trong thực tế; Kết hợp nhiều giải pháp để thực hiện tốt công tác này.
- Ngoài ra, để công tác duy trì sĩ số học sinh đạt hiệu quả, người giáo viên chủ nhiệm cần phải có cái tâm đối với mọi học sinh, phải hiểu hoàn cảnh từng học sinh để có biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em ham thích học tập, thích thầy cô, thích bạn bè.
- Việc chống lưu ban bỏ học là nâng cao hiệu quả công tác PCGDTH, là góp phần nâng cao dân trí là nền tảng ban đầu đào tạo con người mới phát triển về mọi mặt, tham gia vào việc thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, xây dựng nước nhà ngày càng giàu mạnh.
- Để thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số ở trường tiểu học, bên cạnh sự cố gắng của bản thân còn phải có sự hỗ trợ của nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã đúc kết được trong quá trình công tác. Xin nêu ra để cùng quý thầy cô và đồng nghiệp trao đổi hầu giúp tôi hoàn thiện hơn trong lần nghiên cứu sắp tới.
Long Hưng, ngày 22 tháng 02 năm 2010
Người viết
Lâm Ngọc Phượng
File đính kèm:
- SKKN Lam Ngoc Phuong.doc