Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 3C Trường Tiểu học An Thạnh Nam A

 Những năm gần đây, do ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng, cấp quản lý giáo dục đã liên tục phát động phong trào cải tiến phướng pháp giảng dạy truyền thống như giảng giải, đàm thoại, trực quan, thực hành, ôn luyện được cải tiến, vận dụng theo hướng phát huy tính tích cực của người học. Nhiều nơi đã sắp xếp lại tổ chức theo hướng phân hoá trình độ học sinh, làm cho việc giảng dạy sát đối tượng hơn, phát huy được khả năng của học sinh giỏi mà không ảnh hưởng đến trình độ lĩnh hội của học sinh trung bình, yếu, kém.

 Nhưng thực tế cho đến nay, nhiều người vẫn coi học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 3 nói riêng là đối tượng chỉ nói theo, nghe theo, làm theo khuôn mẫu có sẵn. Quan niệm như vậy có lẽ là một trong những nguyên nhân làm cho mọi hoạt động giáo dục càng chú ý tập trung vào hoạt động dạy của giáo viên. Mọi cải tiến cũng chỉ nhằm hỗ trợ cho hoạt động dạy. Hoạt động của học sinh chưa được coi trọng đúng mức đến sự phát triển của từng cá nhân của học sinh. Vì vậy, trường tiểu học cần rèn cho học sinh tính năng động sáng tạo bằng cách sớm chuyển sang dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động người học, cá thể hóa dạy học, làm cho học có được phẩm chất, năng lực cần thiết đáp ứng nhu cầu của công cuộc đổi mới sâu sắc đang diễn ra trong đất nước ta. Một sự nghiệp cần có những người có năng lực, có bản lĩnh, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, thích ứng được với đời sống xã hội đang từng ngày, từng giờ thay đổi.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 3C Trường Tiểu học An Thạnh Nam A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm mẫu khi rèn luyện đọc thành tiếng vẫn được thực hiện phổ biến theo qui trình: - Giáo viên đọc mẫu. - Học sinh đọc theo mẫu (nhiều em) - Học sinh dọc đồng thanh (nếu cần). Cho học sinh cụ thể bằng cách dùng ký hiệu (/;//). Còn nếu ta đánh dấu sẵn thì sẽ quá áp đặt học sinh. + Đối với văn xuôi cần chú ý ngắt nghỉ đúng chỗ câu tường thuật hoặc câu miêu tả, đặc biệt lưu ý ngữ điệu đối với câu hội thoại. * Ví dụ: Câu miêu tả: Hà Nội đang rạo rực trong những ngày giáp tết.// Trời cuối đông lạnh buốt.// Nhưng dòng suối hoa trôi dưới bầu trời xám đục và// làm mưa bụi trắng xoá. // Câu tường thuật: Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình / nhìn Quắm Đen mồ hôi, / mồ hôi, / mồ kê nhể nhại dưới chân. // Lúc lâu,/ ông mới thò tay xuống / nắm lấy khố Quắm Đen, / nhắc bổng anh ta lên, / coi nhẹ nhàng như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy. // Câu hội thoại: - Thấy bà,/ Thần Chết ngạc nhiên hỏi: // - Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây // bà mẹ trả lời: // - Vì tôi là mẹ. // hãy trả con cho tôi. // (Ngoài việc hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ đúng ta chú ý nhiều hơn đến ngữ điệu như: Giọng người mẹ điềm đạm, khiêm tốn nhưng cương quyết, dứt khoát). - Đọc đoạn, bài: Cần chọn một đoạn trọng tâm, làm như vậy sẽ vừa giúp học sinh ngắt nghỉ đúng, biết nhấn mạnh các từ gợi tả, gợi cảm, cảm thụ được nội dung bài đọc. 2.2. Rèn kỹ năng đọc thầm: Giáo viên nên định hướng cho học sinh việc cảm thụ bài đọc, học sinh đọc thầm đúng yêu cầu không phát ra âm thanh sẽ dễ dàng có cảm xúc và hiểu được nội dung bài học. 2.3. Rèn kỹ năng đọc hiểu: Để rèn kỹ năng đọc hiểu, giáo viên dùng phương pháp hỏi đáp để tìm hiểu nội dung bài đọc. Dùng phương pháp này, mức độ nào có thể đánh giá được kỹ năng đọc hiểu của học sinh qua bài đọc. Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời, nếu học sinh trả lời đúng ý, có nghĩa là các em đạt yêu cầu đọc hiểu. Tuy nhiên để đảm bảo tính tích cực chủ động của học sinh ta hãy đỗi mới bằng cách trao quyền hỏi cho học sinh. - Học sinh đặt câu hỏi cho bạn trả lời (nêu nội dung) - Học sinh đặt câu hỏi cho thầy trả lời (nêu thắc mắc hoặc nhờ thầy giải thích). - Thầy hỏi học sinh trả lời. Câu hỏi của học sinh có thể ngây ngô, chưa hoàn chỉnh được và chưa đạt yêu cầu như SGK, vì thế giáo viên nên cho nhiều em hỏi , trong số các câu hỏi đó câu nào đạt yêu cầu gần với tính sư phạm của SGK thì giáo viên có thể hướng dẫn dựng lại để các em tự trả lời. Nội dung câu trả lời, cũng không phải một lần là hoàn chỉnh có thể mỗi em chỉ đóng góp được một ý, thì nên cho nhiều em hỏi - đáp để cuối cùng có ý hoàn chỉnh nhất. Như thế mới tạo được cơ hội cho các em tham hoạt động tìm hiểu bài. Cũng cần lưu ý, bước đầu dùng phương pháp vấn đáp này, giáo viên chỉ nên chọn một ý trong nội dung bài để các em tập làm quen với hoạt động hỏi - đáp, không nêu ý nào cũng sử dụng phương pháp này để đảm bảo tính vừa sức, tính khoa học (trọng tâm của kiến thức) và qui định về thời gian của một tiết học. Ví dụ: bài "Lừa và ngựa" (Tiếng việt 3 tập 1) Chỉ cho học sinh đặt câu hỏi ở đoạn cuối bài. " Lừa gắng sức… gấp đôi " Câu hỏi SGK Câu hỏi do học sinh đặt - Kết quả ra sao? - Câu chuyện muốn nói với em điều gì? - Tại sao Ngựa rên lên? -Vì sao lừa chết? - Khi lừa chết, Ngựa làm việc ra sao? - Sau khi lừa chết, Ngựa khổ như thế nào? - Câu chuyện khuyên ta điều gì? - Bạn đọc được điều gì qua câu chuyện Lừa và Ngựa? (câu trả lời của học sinh có thể là: + Phải giúp đỡ bạn bè nếu mình làm được. + Phải giúp đỡ bạn bè khi bạn nhờ). Với câu hỏi và câu trả lời của học sinh, giáo viên nên chốt ý để khẳng định bài học được rút ra từ câu chuyện. * Chọn ý đúng: Trong quá trình luyện đọc hiểu, ngoài câu hỏi đáp, giáo viên có thể thay thế bằng hình thức khác cho học sinh chọn ý đúng. - Cách làm: Giáo viên chuẩn bị câu hỏi sẵn câu hỏi và các ý trả lời để học sinh chọn lựa. Có thể chuẩn bị trên phiếu, trên bảng phụ. Sau khi chọn lựa, học sinh có thể giải thích lý do. Ví dụ: Bài: "Người mẹ"( tiếng việt 3 tập 1) Chọn ý đúng nói lên nội dung câu chuyện (đánh dấu vào ô trống) Người mẹ là người rất dũng cảm. Người mẹ là người rất yêu con. Người mẹ là người có thể làm tất cả vì con. + Có thể áp dụng hình thức này ở các bài: Quê hương, vẽ quê hương, bài ca về trái đất, bác sĩ Y- ec- xanh, sự tích chú Cuội cung trăng (Tiếng việt 3) * Điền khuyết: Ví dụ: Bài: "Nhớ Việt Bắc" (Tiếng việt 3, tập 1) Em hãy điền vào từ thích hợp trong những câu thơ cho thấy. + Núi rừng Việt Bắc rất đẹp: Rừng xanh ………………………………………(hoa chuối đỏ tươi) Ngày xuân……………………………………….(mơ nở trắng rừng) Rừng thu………………………………………….( trăng gọi hoà bình) + Núi rừng việt Bắc đánh giặc giỏi: Rừng cây núi đá……………………(ta cùng đánh Tây) Núi giăng………………………………….(thành luỹ sắt dày) Rừng che……………………rừng vây……………………(bộ đội, quân thù) (các từ ngữ trong ngoặc sẽ vắng khuyết để các em điền vào). * Đặt tên khác cho bài cho đoạn: Cho bài: ví dụ bài "Mồ hôi xứ kiện". Có thể that bằng: Mồ côi tài trí, Mồ côi thông minh, Phiên toà thú vị, Aên hơi trả tiếng. Cho đoạn: Ví dụ bài:" Người đi săn và con vượn" giáo viên có thể chọn một đoạn trọng tâm, yêu cầu học sinh đặt tên cho đoạn, mỗi đoạn điều có thể có nhiều tên gọi, nếu học sinh chọn đặt được tên gọi phù hợp có nghĩa là các em đã được tốt kỹ năng đọc hiểu. + Bài này có 4 đoạn. Đoạn 1: Người thợ săn tài ba, nhà thiện xạ, người có tài bắn trăm phát trăm trúng. Đoạn 2: Mũi tên vô hình, mũi tên oan nghiệt, bắn trúng tim vượn mẹ. Đoạn 3: Tấm lòng người mẹ, tình mẹ, tình yêu con của vượn mẹ. Đoạn 4: Sự ân hận của người thợ săn, người thợ săn rất đau lòng, đoạn tuyệt với nghề săn bắn, từ bỏ nghề săn bắn, bẻ gãy cung tên. * Tóm lại để rèn tốt các kỹ năng đọc đã nêu giáo viên phải tổ chức tốt các hình thức tổ chức luyện đọc như : - Đọc trước lớp: Nên chọn một học sinh đọc tốt làm mẫu thay cho giáo viên hoặc tổ chức cho nhiều học sinh đọc để so sánh, lựa chọn cách đọc hay nhất. - Đọc trong nhóm: Có thể tổ chức nhóm từ 4-5 em, các em lần lượt đọc trong nhóm, cả nhóm điều lắng nghe, kỹ năng nghe- kỹ năng đọc có mối quan hệ tương tác, chặt chẽ trong nhóm. - Đọc phân vai: Hình thức đọc trong nhóm cũng có thể thay đổi bằng hình thức đọc phân vai tuỳ theo nội dung bài đọc. Lớp có bao nhiêu học sinh cũng chia điều các nhóm. Nếu có nhóm lẽ, giáo viên có thể tham gia đóng vai cùng các em luyện đọc. Với biện pháp này có tính kỹ thuật trên giáo viên có thể tổ chức được 100% học sinh trong lớp luyện đọc (ít nhất là một lượt) tạo cơ hội cho các em tham gia học tập tích cực hơn và cá thể hoá đến từng em. 3/ KẾT QUẢ: 1/ Kết quả sát thực khi chưa áp dụng biện pháp nghiên cứu: - Lớp 3C với tổng số học sinh là 28 em. Qua khảo sát chất lượng giữa học kỳ I so với đầu năm cho thấy kết quả đạt được cụ thể như sau: + Đọc tốt: 6 em. + Đọc khá: 8 em. + Đọc TB: 9 em + Đọc yếu: 5 em. * Tỉ lệ đọc từ trung bình trở lên: 82,14% * Tỉ lệ đọc dưới TB: 17,86% - Chất lượng cho thấy học sinh đọc đạt trung bình trở lên cũng chiếm tỉ lệ khá cao tuy nhiên học sinh đọc khá tốt chưa nhiều. 2/ Khảo sát kết quả sau khi áp dụng biện pháp nghiên cứu. Sau khi áp dụng biện pháp nghiên cứu vào thực tiển kết quả đã đạt như sau: + Đọc tốt: 8 em. + Đọc khá: 7 em. + Đọc TB: 10 em + Đọc yếu: 3 em. * Tỉ lệ đọc từ trung bình trở lên: 89,29% * Tỉ lệ đọc dưới TB: 10,71% Với kết quả đạt được sau mấy tháng áp dụng biện pháp nghiên cứu ta dễ dàng thấy được các biện pháp nghiên cứu đã phần nào giải quyết được thực trạng thực tế. III. PHẦN KẾT THÚC. 1. KẾT LUẬN: Kinh nghiệm thực tế cho thấy, tổ chức các biện pháp trên trong tiết dạy không hết quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, mỗi bài học có nội dung khác nhau nên giáo viên cần nghiên cứu và linh hoạt chọn biện pháp tổ chức nào là tối ưu và phù hợp nhất thì hiệu quả sẽ cao hơn. Đó cũng là nghệ thuật vận dụng phương pháp dạy học thể hiện trình độ và năng lực của giáo viên. Quá trình vận dụng các biện pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học đòi hỏi giáo viên tiểu học luôn có thái độ khuyến khích, trân trọng ý kiến của học sinh. Lời nhận xét của giáo viên có thể giúp học sinh hứng thú, tự tin hơn trong học tập, nhưng cũng có thể làm các em e ngại, không dám phát biểu. Cần thử nghiệm nhiều lần, nhiều bài và thường xuyên các phương pháp trên thì mới có thể đào tạo được phương pháp học tập chủ động cho các em. Đổi mới phương pháp là cần thiết, song việc hài lòng ngay với những phương pháp vận dụng sẽ không đem lại hiệu quả lâu dài, vì trong thực tế khách quan, cái mới luôn nẩy sinh, phát triển, đòi hỏi sự thích ứng phù hợp. Các biện pháp rèn kỹ năng đọc thành tiếng, kỹ năng đọc hiểu thể hiện hai đặc trưng về phương pháp dạy tập đọc ở tiểu học. Nếu rèn tốt hai kỹ năng này ở lớp 3C sẽ tạo điều kiện cho các em, học tiếp tục ở lớp 4-5 với yêu cầu cao hơn cả đọc diễn cảm và cảm thụ văn học. 2. ĐỀ XUẤT: Để tiếp tục nâng cao hiệu quả trong việc rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh cũng như việc nâng cao hiệu quả trong dạy tập đọc lớp 3C. Đề nghị nhà trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề đổi mới giáo dục phổ thông, truyền bá sâu rộng trong các bậc phụ huynh và mục tiêu giáo dục và phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Rất mong các cấp lãnh đạo tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên về phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Cần cung cấp đầy đủ đồ dùng dạy học, tài liệu nghiên cứu giáo dục, phân phối nội dung và thời lượng chương trình phù hợp với học sinh vùng sâu vùng xa như hiện nay. Anh chị em đồng nghiệp cần nổ lực và trao đổi kinh nghiệm thường xuyên để cùng góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Hy vọng rằng qua việc nghiên cứu áp dụng những biện pháp nghiên cứu về rèn kỹ năng đọc cho học sinh theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập, tôi luôn mong muốn kết quả này ngày cao hơn. Mong rằng các cấp lãnh đạo, thầy cô, bạn đồng nghiệp đóng góp thêm cho đề tài nghiên cứu này hoàn thiện hơn. An Thạnh Nam, ngày 25 tháng 10 năm 2011 Người viết Ngô Thị Bé Năm

File đính kèm:

  • docskkn nam 2011 -2012.doc
Giáo án liên quan