Một số kinh nghiệm hướng dẫn làm bài tập cho học sinh lớp 4 trong phân môn luyện từ và câu

Nhiệm vụ của ngưòi giáo viên tiểu học là cung cấp những kiến thức một cách toàn diện cho học sinh. Mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục vục cho cuộc sống, học tập và sinh hoạt sao cho thống nhất, có hiệu quả cao.

Được phân công dạy lớp 4, qua một thời gian giảng dạy tôi thấy học sinh của mình rất cố gắng học tập, đặc biệt là môn tiếng việt.

Qua thực tế dạy học tôi đã gặp phải không ít những khó khăn. Bởi đây là chương trình thay sách lớp 4 mới. Cùng tồn tại với nó là từ ngữ và ngữ pháp của chương trình cải cách đều đảm nhiệm cung cấp vốn từ cho học sinh, việc hướng dẫn làm các bài tập Luyện từ và câu mang tính chất máy móc, không mở rộng cho học sinh nắm sâu kiến thức của bài. Về phía học sinh, làm các bài tập chỉ biết làm mà không hiểu tại sao làm như vậy, học sinh không có hứng thú trong việc giải quyết kiến thức. Do vậy việc tổ chức cho học sinh trong các giờ giải quyết các bài tập Luyện từ và câu là vấn đề trăn trở cho các giáo viên và ngay bản thân tôi.

 Trong quá trình dạy học cũng như việc phát hiện học sinh năng khiếu, tôi cũng như một số giáo viên khác khi dạy đến tiết Luyện từ và câu, đặc biệt các khái niệm về từ đơn, từ ghép, các kiểu từ ghép.bộc lộ không ít hạn chế. Về nội dung chương trình dạy phần đó trong sách giáo khoa rất ít. Chính vì vậy học sinh rất khó xác định, dẫn đến tiết học trở nên nhàm chán không thu hút học sinh vào hoạt động này. Để tháo gỡ khó khăn đó rất cần có một phương pháp tổ chức tốt nhất, có hiệu quả nhất cho tiết dạy các dạng bài tập Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4.

 

doc15 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm hướng dẫn làm bài tập cho học sinh lớp 4 trong phân môn luyện từ và câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Qua bài tập này củng cố khắc sâu cho học sinh về cần đặt những câu hỏi lịch sự, tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác. Học sinh còn bỡ ngỡ trong việc phân tích các câu hỏi. Tôi đã dướng dẫn các em phải đặt nó trong văn cảnh cụ thể. Hoạt động liên hệ: Cho học sinh đặt câu hỏi phù hợp khi gặp tình huống như trong bài tập trên ở ngoài thực tế. 3.Câu khiến - Dạng bài tập cho mảng kiến thức này gồm: - Chuyển các câu kể thành câu khiến. - Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống. - Đặt câu khiến theo yêu cầu có “hãy” trước động từ “đi” hoặc “nào” sau động từ “xin” hoặc “mong” trước chủ ngữ - Nêu tình huống có thể dùng câu khiến nói trên. Ví dụ 1: Chuyển các câu kể thành câu khiến - Nam đi học - Thanh đi lao động - Ngân chăm chỉ - Giang phấn đấu học giỏi. Với bài tập này trước hết tôi cho học sinh phân tích mẫu: - Nam đi học! -Nam phải đi học! - Nam hãy đi học! Cho học sinh nhận xét mẫu so với câu ban đầu: Thêm các từ “đi”, “phải”, “hãy” ứng với lời yêu cầu ở mức nặng –nhẹ tuỳ thuộc vào mỗi lời yêu cầu. - Nam đi học đi ! (yêu cầu nhẹ nhàng) - Nam phải đi học! ( yêu cầu bắt buộc) - Nam hãy đi học đi! ( yêu cầu mang tính ra lệnh) Sau đó tôi tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm ( 3 nhóm ứng với 3 tổ), mỗi tổ một câu rồi nêu miệng nhận xét. Tôi chốt lại học sinh: Muốn đặt câu khiến có thể dùng một trong các cách sau: Thêm các từ hãy, đừng, chớ, nên, phải vào trước động từ... và cuối câu dùng dấu chấm than (!). Cùng phương pháp tổ chức này tôi cho học sinh làm ví dụ 2. Ví dụ 2: Đặt câu khiến cho những yêu cầu dưới đây: a. Câu khiến có hãy ở trước động từ. b. Câu khiến có đi hoặc nào ở trước động từ. c. Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ. Phần này học sinh không còn bỡ ngỡ về cách đặt câu khiến. a. Bạn hãy làm bài tập đi! b. Mong các em làm bài tập thật tốt! 4. Câu cảm: (câu cảm thán) Yêu cầu học sinh hiểu câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên...) của người nói. Lưu ý trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời, quá, lắm, thật...Khi viết câu cảm cuối câu thường có dấu chấm than (!). Ví dụ 1: Đặt câu cảm cho các tình huống sau: a. Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ một bạn làm được. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự thán phục. b. Vào ngày sinh nhật của em, có một bạn cũ đã chuyển trường từ lâu bỗng nhiên tới chúc mừng em. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng. Tôi đã tổ chức cho học sinh làm việc cặp đôi và đóng vai trò trong tình huống, một bạn nêu, một bạn trả lời, cả lớp nhận xét bổ sung. a. Ôi, bạn giỏi quá! b. Ôi, bất ngờ quá, tớ cảm ơn bạn! Tôi cho học sinh suy nghĩ tìm thêm các tình huống khác đặt câu cảm, nêu cá nhận để các bạn nhận xét. Ví dụ 2: Những câu cảm sau đây bộ lộ cảm xúc gì? a. Ôi, bạn Nam đến kìa! b. ồ, bạn Nam thông minh quá! c. Trời, thật là kinh khủng! Theo tôi phần này tôi cho học sinh làm việc cá nhân: - B1: Nhận xét ý nghĩa của câu cảm. - B2: Tìm cảm xúc của mỗi câu. - B3: Rút ra kết luận chung về câu cảm. e. Mở rộng khắc sâu cách dùng trạng ngữ trong câu. Dạng bài tập: - Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu. - Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu. - Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu. - Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu. - Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu. Ví dụ 1: Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu: a................, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình b................, em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu. c................., hoa đã nở. Học sinh rất dễ phát hiện vì đây là các tình huống rất quen thuộc với học sinh nên cũng không nhất thiết phải hướng dẫn cụ thể. Tương tự như vậy là trạng ngữ chỉ thời gian cũng rất đơn giản. Với trạng ngữ chỉ mục đích học sinh có thể mắc. Ví dụ 2: Tìm các trạng ngữ thích hợp chỉ mục đích để điền vào chỗ trống: a).............., xã em vừa đào một con mương. b).............., chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt. c)..............., em phải năng tập thể dục. Giáo viên cần hướng dẫn hhọc sinh đến việc hiểu: Mục đích của đào mương để làm gì? Quyết tâm..........tốt để dành được gì? Tập thể dục có lợi gì? Ví dụ 3: Trạng ngữ chỉ phương tiện có dạng bài tập: Tìm trạng ngữ chỉ thời gian trong các câu sau - Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, làm bài đầy đủ. - Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sĩ đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng. Học sinh đã biết: Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng các từ “bằng, với” và trả lời cho các câu hỏi: bằng cái gì, với cái gì? Nên bài này tôi chỉ cho học sinh dùng bút chì gạch chân trạng ngữ cá nhân và nêu miệng trước lớp, theo tôi học sinh sẽ không khó khăn gì?. Như vậy mức độ khó của bài tập không phụ thuộc vào các loại, các dạng bài tập mà phụ thuộc vào chính ngữ liệu đưa ra cho học sinh. Với các bài tập Luyện từ và câu của học sinh lớp 4. Nhiều yêu cầu trong sách giáo khoa tôi cũng cần phân tích cho nhiều đối tượng học sinh. Đối với học sinh khá, giỏi tôi thường gài thêm hoạt động tiếp nối. Với học sinh trung bình, học sinh yếu chọn những ngữ liệu cụ thể rõ ràng để học sinh dễ xác nhận. Ví dụ: Với dạng bài mở rộng vốn từ ý chí – nghị lực. Viết một đoạn văn ngắn nói về một người có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công. Với học sinh khá, giỏi tôi cho học sinh phân tích yêu cầu đề bài sau đó viết ngay vào nháp. Với học sinh trung bình và yếu tôi hướng dẫn học sinh sử dụng các từ ngữ thuộc chủ đề ý chí – nghị lực đã học để viết. Hỏi học sinh về người em định viết (học sinh yếu tôi còn hỏi về người em định viết có những phẩm chất gì). Quan tâm đến đối tượng học sinh trong giảng dạy chính là chú ý đến việc nâng cao chất lượng học sinh giỏi để bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đại trà. Đó là việc làm quan trọng và không thể thiếu trong quá trình giảng dạy. Một điều tôi cũng rất quan tâm đó là việc trình bày của học sinh. Các em làm bài có thể tốt nhưng cách trình bày bố cục bài làm của học sinh còn là cả một vấn đề cần chấn chỉnh. Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và tích cực tìm tòi phương pháp tổ chức cho học sinh làm các dạng bài tập Luyện từ và câu. Trải qua một học kỳ ôn tập cùng thời gian áp dụng phương pháp nghiên cứu tôi đã tiến hành khảo sát để xem sự chuyển biến của học sinh sau khi đã được hoạt động sôi nổi trong giờ luyện từ và câu giải quyết các bài tập với lớp tôi chủ nhiệm. Đề bài: Đọc thầm bài “Về thăm bà” và trả lời câu hỏi sau: 1) Trong bài “Về thăm bà” từ nào cùng nghĩa với từ “hiền” 2) Câu “Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế” có mấy động từ, tính từ? a. Một động từ, 2 tính từ. Các từ đó là: - Động từ:.. - Tính từ:.. b. Hai động từ, 2 tính từ. Các từ đó là: - Động từ:. - Tính từ:.. c. Hai động từ, 1 tính từ. Các từ đó là: - Động từ:. - Tính từ:.. 3) Câu “Cháu đã về đấy ư ?” được dùng làm gì? a. Dùng đề hỏi. b. Dùng để yêu cầu, đề nghị. c. Dùng thay lời chào. 4) Trong câu “ Sự im lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ” bộ phận nào là chủ ngữ? a. Thanh b. Sự yên lặng c. Sự yên lặng làm Thanh. III . Kết quả thực hiện: Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các giải pháp trên và nhận thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt. Học sinh hứng thú, trong giờ học luyện từ và câu không còn “sợ” làm bài tập như trước đây. Tỷ lệ học sinh làm sai giảm đáng kể, học sinh làm bài nhanh không phải suy nghĩ lâu. Tôi đã ra một bài kiểm tra 40 phút và thu được kết quả như sau: TS HọcSinh Giỏi Khá Trung bình Yếu 17 SL % SL % SL % SL % 4 23,5 4 23,5 9 52,0 0 0 Qua việc cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh các bài tập LTVC rất quan trọng, nó quyết định rất nhiều đến kết quả học tập của học sinh,cùng với việc nghiên cứu của mình,tổ chức cho các em được hoạt động có hiệu quả,học sinh được hướng dẫn thực hành phù hợp với nội dụng từng bài.Dần dần các em đã hình thành được thói quen làm việc có kế hoạch, linh hoạt với từng dạng bài. C. Kết luận Thực hiện đề tài này, khi học sinh đã được củng cố, khắc sâu, mở rộng và rèn kĩ năng luyện tập thực hành về các dạng bài tập “Luyện từ và câu” lớp 4 tôi thấy kết quả của việc làm đó như sau: - Học sinh được tổ chức hoạt động một cách độc lập, tìm tòi kiến thức, tầm nhận thức đối với mọi đối tượng học sinh là phù hợp, nên học sinh tiếp thu một cách có hiệu quả. - Các em biết dựa vào kiến thức lý thuyết để vận dụng làm các bài tập một cách chủ động. - Với phương pháp tổ chức này học sinh nắm kiến thức một cách sâu sắc có cơ sở, được đối chứng qua nhận xét của bạn, của giáo viên. - Các em đã hình thành được thói quen đọc kỹ bài, xác định yêu cầu của bài. Không còn tình trạng bỏ sót yêu cầu của đề bài. - Học sinh có ý thức rèn cách trình bày sạch sẽ, khoa học, biết dùng từ đặt câu hợp lý. Ngoài ra học sinh còn có thêm thói quen kiểm tra, soát lại bài của mình. Qua việc giảng dạy theo dõi kết quả của học sinh qua các giờ kiểm tra, bài kiểm tra định kỳ của học sinh tôi thấy: Học sinh sẵn sàng đón nhận môn “Luyện từ và câu” bất kỳ lúc nào. Đó cũng nói lên học sinh đã bắt đầu yêu thích môn học, mạnh dạn nêu ý kiến của mình. Tuy kết quả tôi nêu trên hết sức sơ lược và ở phạm vi nhỏ, song nó cũng góp phần động viên tôi trong công tác giảng dạy học sinh nói chung, phát hiện bồi dưỡng những học sinh khá, giỏi, phụ đạo học sinh yếu nói riêng. Bé nhỏ như vậy nhưng vô cùng quan trọng đối với một giáo viên trực tiếp giảng dạy trong việc tháo gỡ khó khăn, trong việc tìm ra phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập “Luyện từ và câu” cho học sinh của mình. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong công tác giảng dạy môn tiếng việt. Rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp để chúng ta có hướng giải quyết tiếp theo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học phân môn “Luyện từ và câu” nói riêng và phân môn Tiếng Việt nói chung, góp phần giáo dục học sinh trở thành con người phát triển toàn diện. Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docMot so kinh nghiem huong dan lam bai tap trong phanmon luyen tu va cau cho hoc sinh lop 4.doc