MỘT SỐ GỢI Ý VỀ CẢM THỤ VĂN HỌC
ĐỀ 1:
Trong bài Việt Nam thân yêu (Tiếng Việt 5, Tập một ) nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lả dập dờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
GỢI Ý
Cần nêu rõ cảm nhận về những về những hình ảnh đẹp trong đoạn thơ:(Mênh mông biển lúa, Cánh cò bay lả dập dờn, Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.) Qua đó thấy được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả.
Hình ảnh Mênh mông biển lúa: Sự giàu đẹp, trù phú của quê hương
Cánh cò bay lả dập dờn: Gợi vẻ nên thơ xao xuyến
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều: Tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ
4 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số gợi ý về cảm thụ văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ GỢI Ý VỀ CẢM THỤ VĂN HỌC
ĐỀ 1:
Trong bài Việt Nam thân yêu (Tiếng Việt 5, Tập một ) nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lả dập dờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
GỢI Ý
Cần nêu rõ cảm nhận về những về những hình ảnh đẹp trong đoạn thơ:(Mênh mông biển lúa, Cánh cò bay lả dập dờn, Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.) Qua đó thấy được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả.
Hình ảnh Mênh mông biển lúa: Sự giàu đẹp, trù phú của quê hương
Cánh cò bay lả dập dờn: Gợi vẻ nên thơ xao xuyến
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều: Tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ
ĐỀ 2:
Trong cuốn Hồi kí Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh đã tả phong cảnh quê hương Bác như sau:
Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác và cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt của lúa chiêm đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và nhiều màu xanh khác nữa.
Đọc đoạn văn trên, em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ chỉ màu xanh? Cách dùng từ ngữ như vậy đã góp phần gợi tả điều gì về cảnh vật quê Bác?
GỢI Ý:
- Đoạn văn dùng từ ngữ chỉ màu xanh thật đa dạng và rất phù hợp với từng cảnh vật:
+ Ruộng mía: xanh pha vàng
+ Lúa chiêm đương thời con gái: xanh rất mượt.
+ Rặng tre: xanh đậm
+ Phi lao: xanh biếc.
- Cách dùng từ ngữ như vậy góp phần gợi tả vẻ đẹp nên thơ và tràn trề sức sống của cảnh vật trên quê Bác.
ĐỀ 3:
Trong bài thơ Về trái đất, nhà thơ Định Hải có viết:
Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải Âu ơi, cánh chim vờn sóng biển
Cùng bay nào cho trái đất quay!
Cùng bay nào cho trái đất quay!
Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được điều gì về trái đất thân yêu.
GỢI Ý
Trái đất là tài sản vô giá của tất cả mọi người.
Trái đất được so sánh với hình ảnh quả bóng xanh bay giữa trời xanh cho thấy vẻ đẹp của sự bình yên, của niềm vui trong sáng, hồn nhiên.
Trái đất hòa bình luôn ấm áp tiếng chim gù
Trái đất đẹp và nên thơ với hình ảnh cánh chim hải âu bay chập chờn trên sóng biển.
ĐỀ 4:
Trong bài Hạt gạo làng ta nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào? Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ điều gì?
GỢI Ý
Hạt gạo của làng quê đã từng trải qua biết bao khó khăn thử thách to lớn của thiên nhiên: nào là bão tháng bảy, nào là mưa tháng ba. Hạt gạo còn được làm ra từ bao khó khăn vất vả của người mẹ hiền trên cánh đồng: Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng sáu/Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/Mẹ em xuống cấy
Hình ảnh đối lập ở hai dòng thơ cuối gợi cho ta nghĩ đến sự vất vả, gian truân của người mẹ khó có gì so sánh nổi. Càng cảm nhận sâu sắc được nỗi vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo, ta càng thêm yêu thương mẹ biết bao.
ĐỀ 5: Trong bài thơ Trên Hồ Ba Bể, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:
Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể
Trên cả mây trời trên núi xanh
Mây tráng bồng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bóng núi rung rinh.
Theo em, đoạn thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc của tác giả khi đi thuyền trên Hồ Ba Bể như thế nào?
GỢI Ý
Khi con thuyền lướt nhẹ trên Ba Bể, nhìn thấy cả mây trời, núi xanh in bóng trên mặt nước, tác giả cảm thấy mình được đi trên con thuyền đang trôi trên bầu trời và ngọn núi cao, mái chèo khua nước làm cho bóng núi rung rinh, cảnh vật thêm kì ảo, nên thơ. Đó là những cảm xúc trước cảnh Hồ Ba Bể đẹp đẽ và thơ mộng, thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả đối với thiên nhiên đất nước tươi đẹp.
ĐỀ 6: Kết thúc bài thơ Tiếng vọng, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết:
Đêm đêm tôi vừa chợp mắt
Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh
Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.
Đoạn thơ cho thấy những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả? Vì sao như vậy?
GỢI Ý:
Đoạn thơ cho thấy những hình ảnh để lại ấn tượng sâu sắc trog tâm trí tác giả: Tiếng đập cánh của con chim sẻ nhỏ như cầu mong sự giúp đỡ trong đêm bão về gần sáng; những quả trứng trong tổ không có chim mẹ ấp ủ sẻ mãi mãi không nở thành chim non được. Những hình ảnh đó đã làm nên tiếng vọng “khủng khiếp” trong giấc ngủ và trở thành nỗi băn khoăn, day dứt khôn nguôi trong tâm hồn tác giả.
ĐỀ 7: Trong bài Mùa thảo quả, nhà văn Ma Văn Kháng tả hương thơm trong rừng thảo quả như sau:
Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng thơm nồng vào những thôn xóm Chim San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.
Hãy nêu nhận xét về cách dùng từ, đặt câu nhằm nhấn mạnh hương thơm của thảo quả chín trong đoạn văn trên.
GỢI Ý:
Tác giả lặp lại liên tiếp 3 lần từ thơm (điệp từ), dùng các từ thơm nồng, thơm đậm để nhấn mạnh hương thơm của thảo quả chín. Câu đầu trong đoạn văn tuy dài nhưng được ngắt thành nhiều cụm từ diễn tả cơn gió mang hương thơm của thảo quả chín trong rừng bay đi xa rộng. Ba câu ngắn tiếp theo càng khẳng định hương thơm của thảo quả chín như lan tỏa, thấm đậm khắp cả thiên nhiên, đất trời. Hương thảo quả chín còn ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn của người đi từ rừng về, thơm mãi với thời gian.
ĐỀ 8: Kết thúc bài Hành trình của bầy ong, nhà thơ Nguyễn Đình Mậu viết:
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày
Qua hai dòng thơ trên, em hiểu được công việc của bầy ong có gì đẹp đẽ?
GỢI Ý:
Qua hai dòng thơ, ta thấy công việc của bầy ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ: Bầy ong rong ruổi khắp nơi để tìm hoa, hút nhụy, mang về làm thành những giọt mật thơm ngon. Những giọt mật ong được làm nên bởi sự kết tinh từ hương thơm, vị ngọt của những bông hoa. Do vậy, khi thưởng thức mật ong, dù hoa đã tàn phai theo thời gian nhưng con người vẫn cảm thấy những mùa hoa đã được “giữ lại” trong hương thơm vị ngọt của mật ong. Có thể nói: bầy ong đã giữ gìn được vẻ đẹp của thiên nhiên để ban tặng cho con người, làm cho cuộc sống của con người thêm hạnh phúc.
ĐỀ 9:Ca ngợi cuộc sống cao đẹp của Bác Hồ, trong bài thơ Bác ơi! Nhà thơ Tố Hữu có viết:
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
Đoạn thơ trên giúp em hiểu được những nét đẹp gì trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu?
GỢI Ý
Đoạn thơ cho thấy những nét đẹp trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu. Đó là cuộc sống gần gũi với tất cả mọi người như trời đất của ta, cuộc sống tràn đầy tình yêu thương đến từng ngọn lúa, mỗi cành hoa. Cảm động nhất là cuộc sống của Bác luôn vì hạnh phúc của con người. Bác hi sinh cả đời mình vì cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho mỗi đời nô lệ, vì niềm vui và hạnh phúc cho tất cả mọi người.(“Sữa để em thơ, lụa tặng già”)
File đính kèm:
- Cam thu van hoc.doc