Một số giải pháp thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) đạt hiệu quả

 Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Tiểu học là bậc học nền tảng. Sự thành công của giáo dục Tiểu học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển và chất lượng của các bậc học tiếp theo. Đây là bậc học cơ sở đặt nền móng cho sự phát triển của một Quốc gia. Mục tiêu giáo dục của bậc Tiểu học hiện nay: “ Hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở ”

doc18 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 58174 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) đạt hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các bước dạy học trên lớp.  - Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, tự chủ, linh hoạt trong phương pháp dạy học. Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, các hoạt động chuyên đề của tổ của trường để học tập về đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần VNEN.   - Trong sinh hoạt tổ chuyên môn kịp thời đưa ra những khó khăn, vướng mắc như: biện pháp để học sinh học nhóm tốt, biện pháp để giúp em nhóm trưởng có thể điều khiển tốt các hoạt động học tập của nhóm, hoặc biện pháp về đổi mới phương pháp dạy học của một hoạt động nào đó ở một bài dạy cụ thể…..trong tổ sẽ cùng nhau thảo luận để tìm ra cách giải quyết tốt nhất.   - Thường xuyên tự học hỏi qua sách báo, thông tin đại chúng, qua đồng nghiệp thông qua các tiết học tốt, chuyên đề, thao giảng,  tự tìm kiếm những thông tin trên mạng nhằm nâng cao tay nghề, tìm ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh.          - Hàng năm, bản thân đều đăng kí một định hướng đổi mới trong năm học có thể nhân rộng làm tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp. 2.2.3 Giải pháp 3: Đổi mới về cách học của học sinh. Trước hết giáo viên phải rèn cho học sinh các kĩ năng làm việc có hiệu quả ngay từ đầu năm học. Để thực hiện có hiệu quả phương pháp dạy học theo mô hình VNEN người giáo viên cần chú trọng rèn cho học sinh một số kĩ năng học tập. Trước hết phải rèn cho học sinh kĩ năng tự học theo nhóm. Mỗi hướng dẫn học trong sách bao gồm một chuỗi các hoạt động được thiết kế nhằm giúp học sinh tự học bằng cách thực hiện các yêu cầu, các chỉ dẫn, trong bài học. Vì vậy, trước hết người giáo viên cần quan tâm luyện tập cho học sinh các kĩ năng sau: - Kĩ năng đọc - hiểu tài liệu, giáo viên cần cho học sinh hiểu được các câu lệnh, các chỉ dẫn, các yêu cầu, các loại dạng hoạt động học tập. - Kĩ năng làm việc cá nhân, khi học sinh hoạt động cá nhân giáo viên phải rèn cho học sinh ý thức tập trung suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, tự mình trình bày ý kiến cá nhân và tự đánh giá kết quả hoạt động của cá nhân. - Kĩ năng làm việc hợp tác theo cặp, theo nhóm, giáo viên phải rèn cho học sinh biết tổ chức hoạt động nhóm, nhận nhiệm vụ, lên kế hoạch, phân công, đảm nhận trách nhiệm, phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành tốt công việc của nhóm. - Kĩ năng sử dụng đồ dùng học tập ở các góc học tập, sử dụng tài liệu tham khảo ở thư viện trong lớp học. - Kĩ năng tự học ở môi trường xung quanh, gia đình và cộng đồng. Đồng thời giáo viên phải rèn cho học sinh có được nhận thức đúng đắn về mục đích học tập và tự lực, tích cực thực hiện mục đích đó bằng hành động của chính mình. Học sinh được học tập theo khả năng và nhịp độ của riêng mình phù hợp với trình độ nhận thức của cá nhân học sinh. Vì vậy, kế hoạch dạy học cần được bố trí một cách linh hoạt. Mỗi học sinh được giao nhiệm vụ và mục tiêu học tập cụ thể, nhưng luôn có thể tự điều chỉnh hoạt động của chính mình để việc học phù hợp với nhịp độ tiếp thu của bản thân. Hoạt động tự học của học sinh vừa rèn luyện tính độc lập tích cực của học sinh, đồng thời thúc đẩy sự tham gia hợp tác, tăng cường ý thức tập thể của học sinh . Việc học tập tích cực trong nhóm cũng hình thành cho các em kĩ năng lắng nghe, kĩ năng ra quyết định… trước khi đưa ra vấn đề, tạo sự tương tác thân thiện giữa các bạn cùng nhóm, luôn có thái độ hỗ trợ, tương trợ lẫn nhau. Tăng cường tính tích cực, chủ động, linh hoạt hơn và học sinh thật sự tham gia vào quá trình chiếm lĩnh kiến thức. - Tuy nhiên để học sinh dễ nhớ, dễ vận dụng và thuận tiện cho giáo viên trong tổ chức trong hoạt động tự học, học sinh thực hiện 10 bước học tập sau: Với hình thức học nhóm trong quá trình học tập, học sinh có nhiều cơ hội độc lập suy nghĩ, bộc lộ ý kiến riêng khi làm việc cá nhân và có nhiều cơ hội phát huy năng lực hợp tác khi học nhóm, được tranh luận, tự đánh giá bản thân và đánh giá các bạn. Học sinh đã quen với học nhóm; tự điều khiển hoạt động trong nhóm từ đó đã giúp học sinh có ý thức để chủ động trong học tập. Học sinh đã thể hiện được khả năng của mình khi điều khiển và có thể hướng dẫn các bạn khác học, giúp cho việc tổ chức hướng dẫn luôn chỉ là của cô giáo như trước đây. Một điều dễ nhận thấy, đó là học sinh đã mạnh dạn, linh hoạt và sáng tạo hơn trong học tập, tư duy độc lập, hợp tác để phát hiện chiếm lĩnh kiến thức bài học. 2.2.4 Giải pháp 4: Đánh giá động viên khuyến khích học sinh kịp thời Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được xem như là một bộ phận không chỉ của cả quá trình dạy học mà là một bộ phận của mỗi hoạt động học tập. Kiểm tra đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ngay trong quá trình thực hiện mỗi hoạt động học tập để kịp thời khuyến khích, động viên và nhất là giúp các em điều chỉnh những sai sót để hoạt động học tập có hiệu quả. Để đánh giá học sinh học theo mô hình VNEN giáo viên cần kết hợp hai hình thức đánh giá: Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Việc đánh giá hoạt động chủ yếu do học sinh thực hiện, học sinh tự đánh giá. Có những hoạt động học sinh tự đánh giá trong cặp, trong nhóm bằng cách đổi bài cho nhau để cùng rà soát xem kết quả nào đúng và đủ, kết quả nào chưa đúng và còn thiếu. Có những hoạt động học sinh tự đánh giá chéo giữa các nhóm. Có những hoạt động học sinh cùng giáo viên đánh giá theo những tiêu chí giáo viên đã nêu. Giáo viên luôn tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau trong học tập, để từ đó các em thấy được những việc làm đúng và việc làm sai, những điều mình cần phải học tập bạn để phát huy và khắc phục. Không nên chê các em trước các bạn khi các em mắc phải những khuyết điểm như bài làm sai, chữ viết chưa đẹp… Những em có khuyết điểm giáo viên nên trực tiếp trò chuyện và nhắc nhở. Trên đây là những giải pháp mà bản thân tôi đã đúc rút và vận dụng trong quá trình thực hiện dạy học theo mô hình trường học kiểu mới và đã đạt được những kết quả đáng mừng. Các phụ huynh đã quan tâm và có nhận thức đúng đắn về việc học tập của con em mình. Học sinh đều có ý thức tự học và học theo nhóm có hiệu quả cao, đặc biệt hầu hết các em đều có ý thức tự quản và tự giác trong mọi hoạt động. Chất lượng học sinh được tăng lên rõ rệt. * Kết quả, chất lượng học sinh trong năm học vừa qua đạt được như sau: + Số lượng duy trì: 100 % ( 23/23 em). + Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ 23 em đạt 100%. + Thi trạng nguyên nhỏ tuổi : đạt 2 giải nhất cấp huyện + Về vở sạch chữ đẹp: Loại A: 20 em chiếm 90,9 %. Loại B: 2 em chiếm. 9,1 %. + Thi sinh hoạt sao tự quản đạt giải Nhì + Thi văn nghệ đạt giải Ba. + Chất lượng cuối năm đạt được như sau: XÕp lo¹i M«n Giái Kh¸ Trung b×nh YÕu SL % SL % SL % SL % To¸n 10 45,5 10 45,5 2 9.0 0 0 TiÕng ViÖt 10 45,5 10 45,5 2 9.0 0 0 - Xếp loại học lực cuối năm : Xuất sắc: 9 em đạt 40,9 % . Khá 11 em đạt 50 % - Trung bình 2 em đạt 9,1 %. Không có học sinh yếu. Đặc biệt đã giúp đỡ được 1 em khuyết tật học hoà nhập tiến bộ. Các em đã mạnh dạn, tự giác trong các hoạt động vui chơi cũng như học tập. III. PHẦN KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Qua gần 2 năm vận dụng các giải pháp đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học kiểu mới nói trên bản thân tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học nói chung và các khối lớp dạy theo mô hình trường học kiểu mới nói riêng là rất cần thiết. Qua quá trình thực hiện đã mang lại những kết quả tốt đẹp. Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học nên đã phát huy được tính tích cực, chủ động, tinh thần hợp tác, chia sẻ để cùng nhau tìm tòi, khám phá kiến thức trong học sinh. HS luôn tự lập, tự khám phá, tự chiếm lĩnh tri thức, hình thành năng lực tự học, năng lực sáng tạo. Các em phát triển tốt các kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử...Tạo được một môi trường học tập thân thiện, vui vẻ, thoải mái. Chất lượng học tập ngày càng cao. 2.Kiến nghị, đề xuất: * Với các cấp quản lý giáo dục : - Cần tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp cụm trường với các trường dạy thí điểm VNEN để tạo mối quan hệ chia sẻ, học tập lẫn nhau. MÆc dï rÊt cè g¾ng nhưng do kinh nghiÖm vµ tr×nh ®é b¶n th©n cßn h¹n chÕ nªn chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi mong rằng sẽ được các đồng nghiệp, quý lãnh đạo giúp đỡ, góp ý để bản sáng kiến hoàn thiện hơn, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới - NXBGDVN 2. Tài liệu tập huấn : Dạy học theo mô hình trường học mới , Tập 1 - NXBGDVN 3. Tài liệu tập huấn : Dạy học theo mô hình trường học mới , Tập 2 - NXBGDVN 4. Các phương pháp dạy học hiệu quả. - NXBDGVN. 5. Sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 3 . Tập 1A - 2B. 6. Sách hướng dẫn học Toán lớp 3 . Tập 2A - 2B. 7. Hỏi đáp về phương pháp dạy học ở Tiểu học – NXBGDVN 8.Tăng cường năng lực dạy học của giáo viên - NXBGDVN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIÊN DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI TẠI VIỆT NAM (VNEN) ĐẠT HIỆU QUẢ Tuyên Hoá, tháng 5 năm 2014 CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIÊN DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI TẠI VIỆT NAM (VNEN) ĐẠT HIỆU QUẢ Họ và tên: Nguyễn Thị Phượng Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Thuỷ Tuyên Hoá, tháng 5 năm 2014 MỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG 1. Phần mở đầu 2. Phần nội dung 3. Phần kết luận 1.1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm. 1.2. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. 1.3. Phạm vi áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Thực trạng của việc đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường Tiểu học mới ( VNEN). 2.2. Các giải pháp. 2.2.1. Giải pháp 1: Xây dựng lớp học thân thiện. 2.2.2. Giải pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên. 2.2.3. Giải pháp 3: Đổi mới về cách học của học sinh. 2.2.4. Giải pháp 4: Đánh giá động viên khuyến khích học sinh kịp thời. 1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm. 2. Kiến nghị, đề xuất. Tài liệu tham khảo 1 1 2 2 3 3 8 11 12 14 14 15

File đính kèm:

  • docSKKN MOT SO GIAI PHAP THUC HIEN DAY HOC THEO MO HINH TRUONG HOC MOI TAI VIET NAM VNEN DAT HIEU QUA.doc
Giáo án liên quan