Môn Tiếng việt trong chương trình bậc Tiểu học nhằm hình thành và phát triển giúp học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói,đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Trong bộ môn tiếng việt (nghe, đọc, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Trong bộ môn Tiếng Việt phân môn luyện từ và câu có một nhiệm vụ cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về Viết Tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu (nói-viết) kỹ năng đọc cho học sinh. Cụ thể là:
1- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu.
2- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu.
3- Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giáo tiếp.
10 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1907 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn luyện từ và câu ở lớp 4B Trường Tiểu học An Thạnh Nam A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trên đây là một số phương pháp dạy học mà tôi áp dụng trong giảng dạy phân môn Luyện từ và câu. Tuy nhiên tôi cũng nhận thấy rằng không có 1 phương pháp dạy học nào là tối ưu. Mỗi phương pháp thường có mặt mạnh - mặt yếu của nó mặt mạnh của phương pháp này sẽ hỗ trợ cho mặt yếu của phương pháp kia. Cho nên để tránh nhàm chán cần phối kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Có như vậy tiết học mới đạt kết quả cao.
4. Biện pháp thực hiện dạy phân môn luyện từ và câu lớp 4:
Để có thể thực hiện các yêu càu về kiến thức, kỹ năng của phân môn luyện từ và câu. Tôi có đề xuất một số biện pháp sau:
4.1. Nắm vững và phát huy những kiến thức và năng học sinh đã đạt được ở các lớp 1,2,3.
Với mạch kiến thức được sắp xếp theo vòng tròn đồng tâm tuỳ theo ở mỗi lớp mà có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên nếu các em nắm chắc những kiến thức ở lớp dưới thì lớp 4 các em sẽ nắm kiến thức dễ dàng hơn.
VD: Ở lớp 1: Các em được học về âm - vần - học sinh tìm tiếng có cần từ có vần, nói câu chứa tiếng có vần vừa học thì lớp 4 các em sẽ được học kỹ hơn về cấu tạo của tiếng: tiếng thường gồm có 3 bộ phận ''âm đầu - vần - thanh'' (có tiếng không có âm đầu)
Hay chỉ là một khái niệm ''Câu hỏi và dấu chấm hỏi'' ở lớp 2 học sinh mới chỉ cần đạt yêu cầu ''Chọn dấu chấm hay dấu hỏi để điền vào ô trống'' ở lớp 3 các em phải đặt và trả lời câu hỏi. Những đến lớp 4 thì không những phải hiểu khái niệm mà còn phải biết giữ lịch sự khi đặt cau hỏi tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
VD: Bạn có thể thể chờ hết giờ sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không?
Phải biết sử dụng vào câu hỏi với mục đích khác, không chỉ dừng lại ở hỏi những điều muốn biết mà còn phải biết dùng câu hỏi để thể hiện: thái dộ, khen chê, khẳng định, phủ định, yêu cầu mong muốn.
VD: Câu hỏi thể hiện thái độ khen chê.
- Em gái em học mẫu giáo chiều qua mang về phiếu bé ngoan. Em khen bé ''sao bé ngoan thế nhỉ?''
- Tối qua, bé rất nghịch, bôi mực bẩn hết sách của em. Em tức quá kêu lên. ''Sao em hư thế nhỉ? Anh không chơi với em nữa?''
VD: Câu hỏi thể hiện yêu cầu mong muốn:
Em trai em nhảy nhót trên giường huỳnh huỵch lúc em đang chăm chú học bài. Em bảo: ''Em ra ngoài chơi cho chị học bài được không?
VD: Câu hỏi thể hiện sự nhờ cậy, giúp đỡ.
- Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe: ''Chú có thể dem giúp tôi mấy giờ có xe đi Hà nội không?
4.2. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong cùng một tiết dạy.
Đó là các hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, trao đổi nhóm, đàm thoại gây hứng thú cho học sinh tránh nhàm chán đơn điệu.
VD: Khi dạy bài:''Mở rộng vốn từ ''ước mơ''
BT2: Học sinh thảo luận nhóm đôi
Tìm thêm những từ cùng nghĩa với ''ước mơ''
- 1 em tìm từ bắt đầu từ tiếng ''ước''
- 1 em tìm từ bắt đầu từ tiếng ''mơ''
BT3: Nêu yêu cầu chép thêm những từ: đẹp đẽ, viển vông, cao cả, lớn nho nhỏ, kỳ quặc, dại dột, chính đáng.
Học sinh thảo luận nhóm 4
- Đánh giá cao: ước mơ cao đẹp, ước mơ chính đáng, ước mơ cao cả, ước mơ lớn.
- Đánh giá không cao: ước mơ bình thường, ước mơ nho nhỏ
- Đánh giá thấp: ước mơ kỳ quặc, ước mơ dại dột, ứơc mơ viển vông.
BT4: Nêu VD về 1 loại ước mơ nói trên
Bai này cho học sinh làm việc cá nhân
* Tóm lại: Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học sẽ làm cho lớp học sôi nổi, gây hứng thứ cho học sinh.
4.3. Phát huy tính tích cực của học sinh:
Đổi mới phương pháp dạy học là phải phát huy tính tích cực của học sinh giáo viên cần chú ý đối với mọi đối tượng học sinh phân ra nhiều mức độ (giỏi, khá TB, kém) để có phương phá dạy thích hợp. Muốn phát huy được tính tích cực củ học sinh người giáo viên phải có hệ thống câu hỏi trong mỗi bài thật cụ thể phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
VD: Khi dạy bài ''Câu kể'' ''Ai làm gì?'' (tuần 17)
BT1: Đọc đoạn văn sau:''Trên nương mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già thì nhặt cỏ đốt lá. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm.
Các bà mẹ lom khom tra ngô. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó sủa om cả rừng'' và tìm xem trong mỗi câu trên các từ ngữ chỉ hoạt động.
- Chỉ người hoặc vật hoạt động. Thì học sinh có thể tìm được
Từ chỉ hoạt động: đánh trâu ra cày, nhặt cỏ đốt lá, nghủ khì trên lưng mẹ, bắc bếp thổi cơm, lom khom tra ngô, sủa om cả rừng.
Từ chỉ người hoặc vật hoạt động: Người lớn, các cụ già, mấy chú bé, các em bé, lũ chó.
Lúc này giáo viên gạch chân những từ mà các em đã tìm được.
Sau đó tiến hành hỏi: Em hãy đặt câu hỏi cho từng ngữ chỉ hoạt động?
Thì học sinh nêu: Người lớn làm gì? Các cụ già làm gì? ..........
* Chú ý: Đến mọi đối tượng học sinh trong giờ học sinh trong giờ học để cho các em được nói, được làm việc.
4.4. Phối hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tích luỹ vốn hiểu biết, vốn từ ngữ cho học sinh:
Phối kết hợp hoạt động ngoài giờ nhằm bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen sử dụng tiếng việt văn hoá trong giao tiếp. Cũng như các phân môn khác của Tiếng Việt một trong những nhiệm vụ của phân môn luyện từ và câu là bồi dưỡng ý thức và thói quen sử dụng tiếng việt văn hóa. Để thực hiện nhiệm vụ không chỉ bó gọn trong việc tổ chức cá hoạt động dạy và học trên lớp mà còn cả trong việc học tập của các môn học khác với các hoạt động trong và ngoài nhà trường nữa.
* Với các bộ môn của môn Tiếng việt như Tập đọc, Chính tả, TLV, K/C giúp học sinh rất nhiều trong việc mở rộng vốn từ, cách dùng từ để đặt câu khác nhau, từ phải gắn với câu, sắp xếp từ ý cho đúng văn cảnh cụ thể.
VD: Khi đọc: ''Thưa chuyện với mẹ có các câu hỏi ''Con vừa bảo gì?''
''Ai xui con thế?'' học sinh thấy ngay ngoài sự nhận biết về câu hỏi qua dấu câu học sinh còn nhận biết câu hỏi qua cách đọc câu hỏi.
Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như các giờ chơi, chào cờ, các cuộc toạ đàm trao đổi học sinh sẽ tích luỹ được vốn từ cho mình.
VD: Qua bài ''Mở rộng vốn từ đố chơi - trò chơi'' các em cũng thấy được những trò chơi nào có lợi - Những trò chơi có hại, cần tránh. Thông qua các cuộc toạ đàm trao đổi, các em biết đặt câu hỏi một cách lịch sử, tránh hỏi trống không hoặc những câu hỏi tò mò thiếu tế nhị. Biết giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu. đề nghị.
* Tóm lại: Việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng rất lớn đến việc dạy phân môn luyện từ và câu giúp các em có thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu, biết quý biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
* KẾT QUẢ:
Qua quá trình vừa nghiên cứu chuyên đề vừa áp dụng vào thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy rằng những phương pháp dạy học mà tôi nhận thấy rằng những phương pháp dạy học mà tổ nhóm chúng tôi áp dụng đã có những kết quả đáng mừng.
Kết quả khảo sát lần thứ nhất vào cuối tháng 8 với bài ''Từ đơn - từ ghép'' kết quả thu được như sau:
Lớp
Sĩ số
Xếp loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
4B
19
4
4
6
5
Sau khi KT khảo sát chất lượng học sinh TB và yếu còn nhiều và số học sinh giỏi chưa cao. Tôi đã thảo luận trong tổ vào những buổi sinh hoạt chuyên môn để tìm ra cách giảng dạy phù hợp với nhận thức của học sinh nhằm giúp học sinh nắm bắt bài tốt hơn, nâng cao chất lượng hiệu quả bộ môn.
Sau khi áp dụng các đổi mới phương pháp dạy theo chuyên đề. Tôi đã khảo sát lần 2 vào cuối tháng 10 với bài tập tìm danh từ - Động từ - Tính từ trong đoạn văn. Kết quả cho thấy:
Lớp
Sĩ số
Xếp loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
4B
19
5
5
7
2
* Kết quả khảo sát cho thấy chất lượng của học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Cụ thể trong bài làm của học sinh các em đã hiểu được và phân biệt được từ rõ rệt. Cụ thể trong bài làm của học sinh các em đã hiểu được và phân biệt được từ loại, biết sử dụng từ loại trong đặt câu và viết văn.
* Kết quả trên đã chứng minh được đề tài của tôi đã có hiệu quả đi đúng theo sự chỉ đạo của nhà trường và của ngành đề ra. Cho đến nay tôi vẫn tiếp tục thực hiện và phát huy những mặt đã đạt được, khắc phục những mặt còn tồn đọng để nâng cao chất lượng dạy học hơn nữa.
III/ Kết luận:
Qua kết quả thu được sau khi triển khai đề tài cho thấy chất lượng dạy học có chuyển biến. Trong quá trình thực hiện đề tài ''Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4'' tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau:
1. Nắm vững nội dung chương trình, mức độ yêu cầu học và các đối tượng học sinh.
2. Lập kế hoạch bài học:
Giáo viên cần nắm vứng nội dung cơ bản của từng bài học trong SGK và những hướng dẫn cụ thể về mực tiêu cần đạt. Tùy theo đặc điểm của từng bài học mà xây dựng kế hoạch bài giảng cho phù hợp. Song dù thế nào cũng cần có đầy đủ các hoạt động lớp và tổ chức các hoạt động đó.
3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học:
Giáo viên nắm vững các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học, để lựa chọn phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức cho phù hợp với nội dung của bài dạy và chủ điểm của bài học đó.
4. Tổ chức hoạt động lên lớp:
Giáo viên cần khéo léo sử dụng linh hoạt các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học.
Các hoạt động của tiết dạy không tách rời nhau, mà phải có sự đan xen liên kết và hỗ trợ lẫn nhau.
Bên cạnh đó giáo viên cần phải có dự kiến về các câu trả lời của học sinh và các tình huống sư phạm xảy ra trong mỗi hoạt động, có biện pháp giải quyết và điều chỉnh kịp thời.
5. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học:
Giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân,... có thể tổ chức học sinh dưới hình thức trò chơi để kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, nhằm đạt kết quả cao trong giờ học mà học sinh không nhàm chán.
Trong quá trình thực hiện đề tài: ''Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn luyện tư và câu ở lớp 4'' tôi đã tham khảo các tài liệu dạy học của phân môn cũng như học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp, đề tài đã hoàn thành và đã dạy thực nghiệm ở lớp 4B. Đề tài của tôi cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo cũng như các bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi có tính khả thi hơn.
An Thạnh Nam, ngày 25 tháng 10 năm 2011
Người viết sáng kiến
Phan Hữu Xuyên
File đính kèm:
- skkn xuyen 2011 -2012.doc