I/ MỞ ĐẦU:
Chuẩn bị bài trước giờ vào lớp là một công việc vô cùng quan trọng để giúp các em trở thành chủ thể thực sự trong hoạt động học tập và có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động học tập của học sinh.
Nếu việc chuẩn bị bài của học sinh khi ở nhà được tốt thì đến lớp học sinh sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái bước vào học tập. Mặt khác các em sẽ nắm bắt tốt kiến thức mới và tạo được tâm thế sẵn sàng tìm hiểu đón nhận bài học mới góp phần tạo hứng thú say mê trong học tập của học sinh.
Bởi vậy việc rèn luyện kỹ năng chủ động chuẩn bị bài trước giờ vào lớp là một việc làm cần thiết, quan trọng và phải được quan tâm thường xuyên đối với mỗi giáo viên.
Trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học hiện nay thì công việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh là không thể thiếu và sẽ góp phần quan trọng vào thành công của tiết dạy.
7 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp hữu ích pháp huy tích cực chủ động chuẩn bị bài trước giờ lên lớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỮU ÍCH PHÁP HUY TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG CHUẨN BỊ BÀI TRƯỚC GIỜ LÊN LỚP
I/ MỞ ĐẦU:
Chuẩn bị bài trước giờ vào lớp là một công việc vô cùng quan trọng để giúp các em trở thành chủ thể thực sự trong hoạt động học tập và có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động học tập của học sinh.
Nếu việc chuẩn bị bài của học sinh khi ở nhà được tốt thì đến lớp học sinh sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái bước vào học tập. Mặt khác các em sẽ nắm bắt tốt kiến thức mới và tạo được tâm thế sẵn sàng tìm hiểu đón nhận bài học mới góp phần tạo hứng thú say mê trong học tập của học sinh.
Bởi vậy việc rèn luyện kỹ năng chủ động chuẩn bị bài trước giờ vào lớp là một việc làm cần thiết, quan trọng và phải được quan tâm thường xuyên đối với mỗi giáo viên.
Trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học hiện nay thì công việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh là không thể thiếu và sẽ góp phần quan trọng vào thành công của tiết dạy.
II/ THỰC TRẠNG:
Năm học 2006 – 2007 tôi được nhận chủ nhiệm lớp 2B với sỉ số học sinh là 25 em trong đó 100% là con em gia đình làm nghề nông kinh tế có phần gặp nhiều khó khăn. Việc quan tâm của phụ huynh tới học tập ở nhà còn nhiều hạn chế.
Tuy việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh được 1 số ít gia đình phụ huynh quan tâm từ những năm trước nhưng thực sự chưa thường xuyên, chưa đồng đều. Phần lớn các em có suy nghĩ chuẩn bị bài ở nhà là làm được 2 đến 3 bài tập cố giáo về nhà hoặc thuộc lòng bài tập đọc, bài học trong sách giáo khoa Đó là những em chăm chỉ, ngoài ra một số em lười nhác thì làm bài tập toán thế là xong, còn các môn học khác không hề đụng đến.
Ngay từ đầu năm tôi nhận thấy việc tiếp thu bài mới của học sinh hết sức thụ động, lớp học rất trầm, kết quả học tập còn thấp.
Kết quả cụ thể khảo sát chất lượng
Môn
Điểm
Môn toán
Môn tiếng việt
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
9 – 10
2
8,7%
1
4,3%
7 – 8
3
13%
4
17,4%
5 - 6
6
26%
5
21,7%
1 – 4
12
52,3%
10
60%
Với chất lượng như trên thì việc đề ra và thực hiện 1 số biện pháp để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh là rất cần thiết.
Trong quá trình giảng dạy ngoài các biện pháp khác thì việc rèn tính tích cực, chủ động chuẩn bị bài trước giờ vào lớp cho học sinh bản thân tôi đã áp dụng một số biện pháp như sau:
III/ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Sắp xếp đội ngũ cán bộ lớp:
Chọn lọc đội ngũ lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó là những học sinh năng nổ học sinh lực từ khá trở lên, gương mẫu có tinh thần trách nhiệm cao để đội ngũ này xứng đáng là cánh tay phải của giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lý lớp, thúc đẩy các phong trào thi đua của lớp, đặc biệt là việc kiểm tra, việc chuẩn bị bài của các bạn.
Giáo viên thường xuyên quan tâm nhắc nhở và đưa ra một số yêu cầu cụ thể.
Một số học sinh phải có riêng 1 quyển vở “Chuẩn bị bài ở nhà”
Trong thời gian đầu sau mỗi buổi học giáo viên dành khoảng 5 ->7 phút giao nhiệm vụ chuẩn bị bài ngày mai cho học sinh để giúp các em có tinh thần và kỹ năng tốt việc chuẩn bị bài trước giờ vào lớp trong nhiệm vụ này có 2 nội dung rõ ràng.
Nội dung ôn bài cũ.
Nội dung tìm hiểu bài mới.
Ví dụ: Chuẩn bị bài của ngày thứ sáu.
Môn toán.
Ôn bài cũ: Bài Tìm số trừ.
+ Học sinh phải biết tên thành phần của phép trừ.
+ Cách tìm số trừ.
+ Giải được một số bài tập liên quan đến tìm số trừ mà giáo viên đã giao về bài mới
Bài mới: 13 trừ đi một số (13 -5)
- Chuẩn bị 1 bó 1 chục que tính và 3 que tính rời.
- Tấp lấy 13 que tính bởi đi 5, 6, 7, 8, 9 que tính xem mỗi lần như vậy như vậy còn lại bao nhiêu que tính.
Môn Tập làm văn
* Ôn bài cũ: Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị kể ngắn theo câu hỏi:
- Ôn lại mẫu câu mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị.
- Tập nói mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị của một số tình huống cụ thể.
- Luyện cách kể ngắn theo câu hỏi mà học sinh đã học ở lớp.
* Bài mới: Bài Kể về người thân.
- Chọn trước người thân định kể.
- Hỏi đặc điểm, tuổi tác, nghề nghiệp của người thân với các người có liên quan.
- Quan sát kỹ đặc điểm về hình dáng, tính tình của người thân định kể.
Đối với các môn học khác cũng giao nhiệm vụ tương tụ dựa vào câu hỏi sách giáo khoa.
Công việc này được duy trì đến khi học sinh có thói quen rối thì tự các em sẽ biết được nhiệm vụ của các em mỗi ngày.
Muốn làm tốt được công việc này giáo viên phải soạn bài thật kỹ, xác định được những kiến thức trọng tâm để giao nhiệm vụ cho các em.
Hàng ngày trong tổ kiểm tra việc chuẩn bị bài của các tổ viên rồi chấm điểm thi đua theo bảng điểm đã qui định của lớp ( Nếu không chuẩn bị bài mỗi môn trừ 10 điểm thi đua) Để cuối tuần tổng hợp điểm cộng, điểm trừ đệ đánh giá, xếp loại. Nếu học sinh nào không chuẩn bị bài ở nhà giáo viên bắt chép phạt 10 lần hoặc 20 lần.Việc làm này vừa có tác dụng rèn chữ cho các em đồng thời giúp các em có kỹ năng chuẩn bị bài tốt hơn.
Động viên khen ngợi kịp thời những em làm tốt việc chuẩn bị bài ở nhà bằng nhiều hình thức.
Ví dụ: Như công việc cộng thêm 10 điểm thi đua cho mỗi ngày chuẩn bị điểm tốt.
Phát huy phong trào tiết kiệm tiền quà sáng, nuôi heo đất, gây quỹ lớp trích tiền đó mua phần thưỏng cho những em làm tốt việc chuẩn bị bài tốt vào cuối tháng.
Phát huy hiệu quả 15 phút truy bài đầu giờ bằng cách:
Hướng dẫn ban cán sự lớp cách truy bài theo nhóm rồi báo cáo cho tổ trưởng, lớp trưởng. Lớp trưởng kịp thời báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm.
Hướng dẫn đội nguc cán sự tổ chức các cuộc chơi trong tuần vào giờ truy bài.
Ví dụ như : Hôm nay ai là người đặt câu hay nhất ? Ai giải toán nhanh nhất ? Ai là người viết chữ đẹp nhất ?
Tổ chức phong trào đôi bạn học tập:
Phân chia từng đôi bạn theo khu vực kết hợ với đối tượng học lực ( 1 học sinh khá kèm một học sinh yếu) để có thể kèm cặp nhau, giúp nhau cùn tiến bộ và thực hiện tốt nhiệm vụ trao – truy bài.
Trên đường đi học thì cùng nhau ôn bài cũ ( Bạn này nói bạn kia nghevà ngược lại). Việc làm này giúp cho các em rèn kỹ năng tái hiện tốt, nhanh thuộc bài hơn.
Giáo viên kiểm tra việc thực hiện phong trào này bằng cách trò chuyện tâm tình với từng em tranh thủ trong giờ giải lao.
Ví dụ: Giáo viên hỏi học sinh – Hôm qua đi học về em với bạn A trao đổi về việc gì?
Từ đó nắm được tình hình các em truy – trao bài ra sao để giáo viên uốn nắn kịp thời.
Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh:
Tổ chức các cuộc họp phụ huynh và gặp một số phụ huynh của những học trò chưa làm tốt việc chuẩn bị bài ở nhà để kịp thời phối kết hợp, nhắc nhở, tìm hiểu nguyên nhân đồng thời bàn về biện pháp hướng dẫn con em mình chuẩn bị bài ở nhà như thế nào để khắc phục và làm bài tốt hơn.
IV/ KẾT LUẬN:
Qua việc áp dụng một số biện pháp trên bằng sự nỗ lực của cô và trò mà lớp 2B Trường tiểu học Lương Thế Vinh đã thu được một số kếtquả khả quan.
Về nề nếp, ý thức thi đua rất cao, tinh thần học tập rất tích cực, học sinh rất tự giác chuẩn bị bài không để thầy cô bạn bè nhắc nhở.
Trong giờ học mới các em tự tin hơn, sôi nổi hơn tiếp thu bài nhanh hơn và đặc biệt các em đã phát huy được tính tích cực chủ động tìm kiếm kiến thức của học sinh rất cao.
Đối với giáo viên thì giờ lên lớp đỡ vất vả hơn vì việc chuẩn bị bài tốt ở nhà của học sinh đã giúp giáo viên áp dụng tốt phương pháp đổi mới dạy học theo hướng tập trung ào học sinh - lấy học sinh làm trung tâm.
Đặc biệt trong đợt tổng kết học kỳ I lớp 2B đã thu được kết quả học tập như sau:
Môn
Điểm
Môn toán
Môn tiếng việt
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
9 – 10
5
21,7%
4
17%
7 – 8
6
26%
8
35%
5 - 6
10
43,5%
9
39%
1 – 4
2
9%
2
9%
Ngoài 2 môn chính có sự chuyển biến rất lớn đó thid các môn học khác cũng có kết quả khá cao, cụ thể không có học sinh nào là thiếu điểm của các môn học còn lại.
Việc áp dụng các biện pháp trên đã đạt đựoc một số kết quả như vậy. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của cấp trên, nhà trường cũng như tất các các đồng nghiệp và những ai quan tâm đến giáo dục để cho các giải phát trên ngày càng phát huy được tính tích cực cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Đạ Rsal, ngày 15 tháng 12 năm 2006
Người viết
Hoàng Thị Mùi
V/ NHỮNG ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ:
Đối với giáo viên:
Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy có hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh thì mỗi giáo viên phải thường xuyên chú ý tới rèn luyện tính tích cực, chủ động, chuẩn bị bài trước giờ vào lớp của học sinh.
Đối với nhà trường:
- Nên xây bồn xung quanh gốc cây cho sạch sẽ để học sinh có chỗ ngồi để trao đổi bài tốt hơn.
- Ban giám hiệu nhà trường và đội ngũ thiếu niên tiền phong cần quan tâm khuyến khích phong trào “Trao – truy” bài bằng việc có tổng hợp về những học sinh chuẩn bị bài tốt ở nhà để có một số phần thưởng nho nhỏ vào mỗi kỳ học để khuyến khích phong trào này.
VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Những điểm mới về nội dung và phương pháp dạy học ở tiểu học. Tài liệu tham khảo và học trong các trường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học ( Nhà xuất bản giáo dục).
Tạp chí giáo dục tiểu học số 5 (1998).
Các dạng bài tập và những điều cần lưu ý tạp chí giáo dục tiểu học số 1 (năm 1998).
File đính kèm:
- COMUI.doc