Một số giải pháp giúp học sinh ghi nhớ và vận dụng các bảng nhân, chia

 Dạy học toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học - các số tự nhiên, một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Hình thành các kĩ năng tính và giải toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống. Bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng, cách phát hiện và cách giải quyết vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, óc tư duy của học sinh, bước đầu góp phần hình thành khả năng tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

Ở lớp 3, học sinh được học tiếp các mạch kiến thức thức lớp 1 - 2 nhưng ở mức độ cao hơn. Qua hai năm giảng dạy lớp 3, tôi nhận thấy đa số các em còn khó khăn trong việc ghi nhớ và vận dụng các bảng nhân, chia vào luyện tập thực hành nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp giúp học sinh ghi nhớ và vận dụng các bảng nhân, chia ”.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp giúp học sinh ghi nhớ và vận dụng các bảng nhân, chia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại lớp là một trong những trọng tâm của tiết học. Nếu có nhiều học sinh thuộc ngay tại lớp thì tiết học đã có được 70% thành công. Do vậy, giáo viên cần có những hình thức hướng dẫn học sinh học thuộc nhanh nhất. Tôi đã áp dụng một số cách sau: a. Cho học sinh tập đếm thêm, chẳng hạn : Muốn cho các em học thuộc bảng nhân có thừa số 7, ta cho đếm thêm 7 từ 7 đến 70: 7, 14, 21, 28, 35, 42, 49, 56, 63, 70. Các kết quả đếm thêm này chính là các tích số phải nhớ trong bảng nhân 7. Khi đếm thêm, có thể kết hợp bật ngón tay. Chẳng hạn: đếm 7 thì bật 1 ngón tay, đếm 14 bật thêm 1 ngón tay nữa, đếm 21 bật thêm 1 ngón tay nữa cứ như vậy cho đến 70 thì bật hết 10 ngón tay. Sau khi đã đếm thêm 7 thành thạo, học sinh chỉ việc ghép các cụm từ lại với nhau như: 7 nhân 1 bằng 7, 7 nhân 2 bằng 14, , 7 nhân 10 bằng 70 là được bảng nhân 7. - Đối với bảng chia 7 thì các kết quả đếm thêm 7 chính là các số bị chia. - Tương tự có thể áp dụng với những bảng chia khác. b. Cho học sinh đọc đồng thanh nhiều lần: Có nhiều kiểu đọc đồng thanh như: - Đọc xuôi từ đầu bảng đến cuối bảng. (Ví dụ: Từ 6 : 6 = 1 đến 60 : 6 = 10) - Đọc ngược từ cuối bảng lên đầu bảng (Ví dụ: 60 : 6 = 10 đến 6 : 6 = 1) - Đọc theo ba mức độ (to, nhỏ, thầm): Mới đầu cho cả lớp đọc đồng thanh to, sau đó giảm dần âm lượng rồi cho đọc đồng thầm (chỉ bạn bên cạnh nghe thấy) - Đọc đồng thanh kết hợp xóa dần các phép tính trong bảng. c. Vừa học vuằ viết: - Viết đi, viết lại nhiều lần (kết hợp đọc thầm) - Cho học sinh thực hiện trên phiếu giao việc. Ví dụ: 32 phiếu cho 32 học sinh làm bài trong 6 phút. Nhiệm vụ 1: Tính Nhiệm vụ 2: Suy ra từ nhiệm vụ 1. 9 1 = . 9 : 9 = . 9 2 = . 18 : 9 = . 9 3 = . 27 : 9 = . 9 4 = . 36: 9 = . 9 5 = . 45 : 9 = . 9 6 = . 54 : 9 = . 9 7 = . 63 : 9 = . 9 8 = . 72 : 9 = . 9 9 = . 81 : 9 = . 9 10 = . 90 : 9 = . Nhiệm vụ 3: Viết lại bảng chia 9 ở nhiệm vụ 2 bằng bút mực (miệng đọc thầm). d. Truy bài : Giáo viên thường xuyên truy bài và thường xuyên kiểm tra việc đọc thuộc bảng nhân, chia của học sinh. 2. 4. Đưa vào bài học những câu đố vui : Trong quá trình dạy học, nếu giáo viên biết chen vào một vài câu đố vui thì sẽ làm cho tiết học sinh động hơn và học sinh sẽ ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Ví dụ: Để thay đổi không khí cũng như rèn luyện khả năng vận dụng, phản ứng nhanh của học sinh, sau khi lập xong bảng nhân 8 giáo viên có thể nêu: “Trong chuồng có 8 con bò. Hỏi có tất cả bao nhiêu cái chân bò?” 2. 5. Tổ chức các trò chơi : Muốn cho lớp học sôi nổi cũng như để học sinh ghi nhớ các bảng nhân, chia và vận dụng dễ dàng hơn, trong quá trình dạy học, giáo viên nên tổ chức thêm các trò chơi toán học. Ví dụ: Sau khi lập và hướng dẫn học sinh học thuộc các bảng nhân, chia tôi thường cho học sinh tham gia vào trò chơi “ Tính nhẩm nhanh” như : 9 8 = . 7 8 = . 9 = 27 5 = 45 . 8 = 48 6 ... = 0 ... 8 = 8 9 7 = . - Thông thường các bài tập 1 trong bài là dạng điền tích hoặc thương. Giáo viên có thể tổ chức trò chơi “Chuyền điện”. Ví dụ: Bài 1 (Trong bài Bảng nhân 6 / trang 19) + Giáo viên chuẩn bị sẵn bảng phụ ghi nội dung bài tập. + Gọi 1 học sinh làm phép tính thứ nhất 6 4 = 24 rồi gọi nhanh tên một bạn thứ hai làm tiếp phép tính thứ hai 6 2= 12, bạn thứ hai làm xong lại gọi tên bạn thứ ba làm tiếp. Cứ lần lượt như vậy cho đến hết bài. Giáo viên theo dõi, ghi ngay kết quả mà học sinh nêu. Nếu có học sinh nào không làm được thì giáo viên sẽ chỉ định học sinh khác. - Với bài tập “Điền số thích hợp vào ô trống” trong các bài hình thành bảng nhân (thường là bài tập 3), giáo viên có thể tổ chức trò chơi “ Thi làm nhanh”. + Chuẩn bị: 2 bộ thẻ ghi các số của bài tập và 2 bảng gài. + Luật chơi : Để thời gian cho HS hoàn thành dãy số. Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 5 em Trong thời gian 1 đến 2 phút, đội nào gắn đúng thứ tự dãy số thì sẽ thắng cuộc. + Cách chơi: Giáo viên hô hiệu lệnh, hai đội thi gắn nối tiếp (học sinh nào gắn xong thì chạy về cuối hàng, học sinh khác tiếp tục lên gắn cho đến khi xong). - Hoặc để củng cố lại toàn bộ bảng nhân, chia, giáo viên có thể tổ chức trò chơi “Tàu cập bến". + Chuẩn bị: 1 bộ thẻ ghi các phép tính của bảng nhân (chia), 1 bộ thẻ ghi kết quả của từng phép tính trong bảng nhân, (chia) + Luật chơi: Chọn ra 10 em cầm thẻ ghi các bảng nhân (chia) và 10 em cầm thẻ ghi kết quả. Sau khi có hiệu lệnh, cặp nào tìm được nhau nhanh là thắng cuộc. + Cách chơi: Sau khi giáo viên hô hiệu lệnh, học sinh cầm thẻ ghi phép nhân (chia) đi tìm học sinh cầm thẻ ghi kết quả. 2. 6. Kết hợp kiến thức cũ với kiến thức mới một cách lô gíc Để tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu kiến thức mới một cách dễ dàng, giáo viên cần định hướng cho học sinh dựa trên cơ sở kiến thức cũ để xây dựng kiến thức mới nhằm tích cực hoá tính lô gíc trong bài học. Đồng thời dẫn dắt học sinh đi từ cái đã biết đến cái chưa biết, từ cái dễ đến cái khó, từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ: Bài “Bảng chia 7” giáo viên có thể dẫn dắt như sau: + Bước 1: Gắn một thẻ 7 chấm tròn, yêu cầu học sinh nêu phép nhân tương ứng (7 1 = 7) + Bước 2: Yêu cầu học sinh dựa vào cách lập các bảng nhân đã học và phép nhân trên, nêu phép chia có số chia là 7 (7 : 7 = 1). Tương tự với phép chia còn lại của bảng chia 7. 2. 7. Giúp học sinh vận dụng vào giải toán - Đểû học sinh vận dụng các bảng nhân, chia vào giải toán có hiệu quả, trước tiên cần giúp học sinh nắm chắc các bước chung khi giải toán. Đồng thời tiết học nào có bài toán giải giáo viên cũng phải thực hiện đúng, đủ trình tự các bước giải toán. + Bước 1: Đọc kĩ đề toán Tôi thường rèn cho học sinh đọc kĩ đề bài nhiều lần kết hợp dùng bút chì gạch chân dưới những dữ kiện mà bài toán đã cho và yêu cầu của đề bài. Ví dụ : Bài 3 trang 59: Một tấm vải dài 32 mét được cắt thành 8 mảnh bằng nhau. Hỏi mỗi mảnh dài mấy mét? + Bước 2: Tóm tắt đề Sau khi học sinh đọc kĩ đề toán, tức là các em đã tìm hiểu đề, giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ hoặc ngôn ngữ ngắn gọn. Sau khi học sinh đã quen thì tạo điều kiện để học sinh tự tóm tắt. Ví dụ : Với bài toán trên, có thể tóm tắt như sau: 8 mảnh : 32 mét Mỗi mảnh : mét? (Nhấn mạnh “mỗi mảnh” tương ứng với 1 mảnh) + Bước 3: Phân tích đề để tìm cách giải Cho học sinh trao đổi theo nhóm nhỏ để tìm ra cách giải và lập sơ đồ giải. Sau đó trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi, bổ sung. + Bước 4: Trình bày bài giải Sau khi tìm hiểu đề, tìm ra cách giải, yêu cầu học sinh trình bày bài giải và thử lại kết quả để tránh sai sót. * Ngoài việc áp dụng một số giải pháp để giúp học sinh ghi nhớ và vận dụng các bảng nhân, chia một cách có hiệu quả nêu trên, tôi còn chú ý các vấn đề sau: Tích cực sử dụng phiếu kiểm tra (phần bài cũ) và phiếu bài tập( phần củng cố), tuỳ từng tiết học mà lựa chon nội dung phiếu thích hợp. Ví dụ 1: Bài Bảng chia 9, giáo viên có thể thiết kế mẫu phiếu củng cố bài như sau: Số lượng phiếu: 1 học sinh / 1 phiếu (thời gian 2 phút) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống sau mỗi phép tính: 9 x 8= 72 9 x 5= 40 9 x 2= 14 9 x 3= 21 9 x 6= 54 9 x 4= 36 Ví dụ 1 : Phiếu bài tập kiểm tra bài cũ: Số lượng phiếu: 1 học sinh / 1 phiếu (thời gian 2 -3 phút) Số? x 5 = 45 x 3 = 27 27 = 3 x.. 9 x ...= 27 7 x= 63 45 = x 5 IV. KẾT QUẢ : Sau khi thực hiện những giải pháp trên tôi nhận thấy lớp tôi đã có những chuyển biến rõ rệt: - Học sinh tham gia lập bảng nhân, chia đã chủ động, tích cực hơn. Số lượng học sinh học thuộc ngay tại lớp ngày càng nhiều. Nhờ đó kĩ năng nhân, chia cơ bản cũng như vận dụng vào các bài tập của học sinh nay đã thành thạo và tương đối chính xác. Kết quả cụ thể sau khi kiểm tra định kỳ cuối kỳ 1 như sau : TSHS Điểm 1 – 2 Điểm 3 – 4 Điểm 5 – 6 Điểm 7 – 8 Điểm 9 – 10 32 1 2 10 9 10 V. KẾT LUẬN: Sau khi áp dụng các giải pháp trên, tôi nhận thấy để thành công trong một tiết dạy thì giáo viên cần: - Nghiên cứu kĩ nội dung bài học để có phương pháp phù hợp, hình thức tổ chức hợp lý và linh hoạt. - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học, chú trọng đến phiếu giao việc. - Quan tâm nhiều tới học sinh yếu, kém, học sinh tiếp thu chậm. - Học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp qua dự giờ, thăm lớp, trao đổi về bài dạy. Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã vận dụng vào việc giảng dạy các bảng nhân, chia trong chương trình dạy học toán lớp 3, năm học 2008- 2009 theo chương trình đổi mới về phương pháp, cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh và bám sát yêu cầu lấy học sinh làm trung tâm. Tôi rất mong có sự góp ý chân thành của Ban giám hiệu nhà trường, ban giám khảo và đồng nghiệp để giải pháp và quá trình vận dụng giải pháp của tôi đạt hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hoà Bắc, ngày 12 tháng 01 năm 2009 Đánh giá của hội đồng xét SKKN-GPHI: Người viết Nguyễn Thị Thanh Thuỷ

File đính kèm:

  • docGPHI toan 3.doc