A/ Đặt vấn đề. Trang2.
B/ Đặc trưng của môn tập đọc lớp 3. Trang2.
C/ Thực trạng. Trang3.
1/Khó khăn. Trang3.
2/Thuận lợi. Trang4.
D/ Giải pháp. Trang4.
1/Đọc. Trang4.
2/ Tìm hiểu nội dung bài học. Trang7.
3/Công tác chủ nhiệm. Trang8.
4/Phối kết hợp giáo dục. Trang8.
E/ Tổ chức thực hiện. Trang9.
1/ Lý thuyết. Trang9.
2/Thực hành. Trang9.
G/ Kết luận. Trang12.
12 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp để dạy tốt môn tập đọc lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc thơ có kết quả cao giáo viên cần nắm những nét đặc trưng của thơ. Dòng thơ, nhịp thơ, vần thơ, thể thơ. Ở lớp 3 hầu hết các thể thơ giáo viên cần lưu ý khai phá những những đặc điểm riêng của các thể thơ để dạy cho học sinh có kết qua cao.
Ví dụ: Khi dạy bài “Bận” hướng dẫn học sinh đọc đúng nhịp thơ trong bài bằng cách dùng bút chì vạch nhịp:
Trời thu/ bận xanh
Sông hồng/ bận cháy/
Cái xe/ bận chạy
Lịch bận tính ngày/
Hay với thể thơ bảy tiếng với giọng đọc ân tình tha thiết:
Ở tận sông Hồng/ em có biết/
Quê hương anh/ cũng có dòng sông/
Anh mãi gọi/ với lòng tha thiết
Vàm cỏ Đông! Ơi vàm cỏ Đông!
Như vậy cách đọc và khai thác để hiểu nội dung một bài thơ, một đoạn văn , một câu tục ngữ, một truyện ngụ ngôn là khác nhau. Việc luyện đọc cho học sinh phải dựa trên những hiểu biết về ngôn ngữ văn học , tính hình tượng, tính hàm xúc đa nghĩa của nó.
2/ Tìm hiểu nội dung bài học.
Căn cứ vào nội dung, cấu trúc của bài tập đọc cụ thể mà giáo viên lựa chọn một quy trình tìm hiểu nội dung bài theo kiểu bổ dọc hoặc cắt ngang văn bản.
Một trong những biện pháp giúp học sinh tìm hiểu được bài khá phổ biến là đặt câu hỏi. Giáo viên đọc câu hỏi cho học sinh trả lời hoặc học sinh tự đặt câu hỏi cho bạn trả lời Đối với học sinh lớp 3, học sinh gốc Tây Nguyên chiếm tỉ lệ cao vì vậy tuy đưa ra câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu, tránh những câu hỏi dài dòng tưởng tượng. Những câu hỏi thông minh đặt đúng chỗ giúp học sinh phát hiện ra những tiềm ẩn sau những dòng chữ . Bên cạnh việc đặt câu hỏi giáo viên có thể kết hợp sử dụng hàng loạt biện pháp, kỹ thuật khác trong dạy tập đọc.
2.1/ Kỹ thuật giải nghĩa từ.
Giải nghĩa bằng lời.
Giải nghĩa bằng trực quan ( tranh ảnh, vật thật).
Nhờ vào việc hiểu nghĩa của từ mà học sinh hiểu được nội dung của bài học.
2.2/ Kỹ thuật nhập vai.
Nhờ được nhập vai học sinh sẽ tưởng tượng ra những nhân vật trong tác phẩm.
Ví dụ: Trong bài” Ai có lỗi” cho học sinh nhập vai Cô – Réc – Ti và
En – Ri – Cô ,qua đó học sinh tưởng tượng ra lúc nổi giận của En – Ri – Cô và Cô – Rét – Ti.
Ngoài ra khi dạy tập đọc lớp 3 giáo viên còn phát hiện ra nhiều biện pháp nghệ thuật khác nhau, như nghệ thuận ẩn dụ, nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ, nghệ thuật liên tưởng Nhằm giúp học sinh nắm bài một cách tốt nhất.
Trên cơ sở đó giáo viên cần khéo léo giờ học đạt mục đích dạy học trong một khuôn khổ thời gian quy định. Để hiểu được nhà văn muốn nói, muốn bộc lộ thì hai câu tìm hiều bài và rèn luyện không thể tách rời ra mà phải song song tồn tại và hỗ trợ nhau.
3/ Công tác chủ nhiệm.
- Phân loại học sinh theo đối tượng ( Giỏi, khá, trung bình, yếu).
- Lên kế hoạch có biện pháp phụ đạo cho những học sinh yếu.
- Có thái độ nghiêm khắc với những học sinh đọc ẩu, đọc cho xong chuyện.
- Xếp những em đọc yếu ngồi gần những em học tốt để tự học hỏi bạn.
- Kiểm tra đồ dùng sách vở thường xuyên phục vụ cho môn học.
- Động viên học sinh đi đầy đủ chuyên cần.
- Động viên khuyên khích kịp thời những học sinh đã có tiến bộ.
4/ Phối hợp giáo dục.
4.1/Với gia đình: Thường xuyên liên hệ với gia đình để trao đổi việc học tập của học sinh, phụ huynh phải thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra bài vở, việc học tập của các em.
4.2/Với nhà trường và đội thiếu niến: Nên tổ chức thi đua “Đọc hay” có hướng để động viên khuyến khích học sinh.
4.3/ Với hội phụ huynh và chính quyền địa phương: Sự quan tâm của hội phụ huynh và chính quyền địa phương cũng rất cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học
( đặt biệt về chuyên cần của học sinh).
E/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1/ Lý thuyết.
Để làm tốt được các vấn đề trên, thì việc đầu tiên giáo viên cần làm là:
1.1/ Nghiên cứu chương trình:
Ngay từ đầu năm khi nhận lớp giáo viên càn nghiên cứu để nắm toàn bộ nội dung chương trình tập đọc lớp 3 trong sách giáo khoa vì bài này liên quan đến bài kia theo từng chủ điểm.
1.2/ Tìm hiểu học sinh.
Phân loại học sinh trong lớp ( Giỏi, khá, trung bình, yếu) đối với lớp 100% dân tộc Tây Nguyên. Còn đối với lớp có học sinh các miền thì cũng cần phân loại học sinh ( Tây Nguyên, người kinh) Học sinh người kinh phân theo miền Bắc –Trung- Nam Cách phát âm của từng miền.
1.3/ Thiết kế giờ dạy: Để thiết kế được một giờ dạy tốt giáo viên cần:
Đọc kỹ văn bản sách giao khoa.
Nghiên cứu nội dung, hướng dẫn đọc và hệ thống câu hỏi.
Chọn phương pháp dạy phù hợp với văn bản, tuỳ theo nội dung bài học là văn xuôi hay văn vần, cấu trúc bài theo hình thức cắt ngang hay bổ dọc mà giáo viên chọn phương pháp dạy cho phù hợp với văn bản.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học ( nếu có).
Soạn giáo án chi tiết rõ ràng từng phần của giáo án, hệ thống câu hỏi giản dị, cô đọng, hàm xúc, gợi mở. Cần có những câu hỏi thể hiện sáng tạo, (tuỳ theo nội dung bài) phần hướng dẫn rèn đọc cần rõ ràng, cụ thể. Ngoài ra trong tiết dạy giáo viên còn có thể sử dụng các trò chơi như tiếp sức, hả hơi
2/ Thực hành :Giáo án tiết dạy tập đọc lớp 3.
Bài: “ Chú Sẻ và bông hoa Bằng Lăng”.
I/ Mục tiêu:
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng các từ ngữ: Bằng Lăng, Sẻ non, Tổ, cửa sổ, mảnh mai
Đọc đúng các kiểu câu: ( Câu cảm, câu hỏi) phân biệt lời dẫn truyện và lời nhân vật bé Thơ.
2- Rèn kỹ năng đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa cáctừ khó: Bằng Lăng, chúc (xuống).
- Nội dung câu chuyện: Tình cảm đẹp đẽ, cảm động mà bông hoa Bằng Lăng và Sẻ non dành cho bé Thơ.
II/ Đồ dùng: Tranh minh hoạ bài đọc sách giao khoa.
Tranh màu về cây Băng Lăng.
III/ Các hoạt động dạy học.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1.Oån định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới.
HĐ1: GT bài
HĐ2: Luyện đọc
HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
HĐ4: Luyện đọc lại.
4.củng cố dặn dò.
Yêu cầu học sinh đọc bài “Quạt cho bà ngủ”
Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?
Bà mơ thấy gì?
Giáo viên nhận xét cách đọc và bổ sung câu trả lời của học sinh.
Ghi đề bài.
Giáo viên đọc toàn bài
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng câu.
Giáo viên nhận xét.
Đọc từng đoạn trước lớp, kết hợp nhắc học sinh nghỉ hơi đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm, giải nghĩa từ: Bằng Lăng, ( dùng tranh).
Giải nghĩa từ : Chúc ( xuống).
Theo dõi.
Yêu cầu học sinh đọc thầm bài văn.
Truyện có những nhân vật nào?
Bằng Lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai?
Vì sao Băng lăng để dành hoa cuối cùng cho bé Thơ?
Vì sao bé Thơ nghĩ là mùa hoa đã qua?
Sẻ non đã làm gì để giúp đỡ hai bạn của mình?
Yêu cầu lớp đọc thầm bài văn.
Mỗi người bạn của bé Thơ đều có điểu gì tốt?
Giáo viên chốt lại.
GV đọc lại đoạn “ Ở gần tổ của một nở muộn thế kia?”
GV nhận xét bình chọn những học sinh đọc hay nhất ( đọc đúng, thể hiện được tình cảm qua giọng đọc.
Đọc lại một đoạn
Đọc lại toàn bài
GV nhận xét chốt nội dung bài
Nhận xét – tuyên dương
Về nhà tiếp tục luyện đọc thêm.
2 – 3 học sinh đọc thuộc lòng
Trả lời.
Trả lời
Nhắc lại
Theo dõi sách giao khoa.
HSluyện đọc cá nhân trước lớp.
HS theo dõi bạn đọc và nhận xét.
Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
HS đọc từng đoạn trong nhóm,
Các nhómnối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
Lớp đọc đồng thanh toàn bài.
Học sinh đọc thầm.
Cá nhân trả lời.
Học sinh đọc một đoạn.
Học sinh trả lời.
HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
HS đọc đoạn 2 lớp theo dõi SGK
Học sinh trả lời.
HS khác nhận xét bổ sung
HS đọc đoạn 3,4 lớp đọc thầm.
HS trả lời
Học sinh đọc
Nêu
HS đọc theo cặp 2 đoạn văn 1-3 HS thi đọc toàn bài.
Lớp nhận xét.
1-2 hs đọc
1 hs khá,giỏi
G/ KẾT LUẬN.
Từ những đặc điểm, vai trò và nhịêm vụ của tiết tập đọc lớp 3 ta thấy: Nếu học sinh được học tốt giờ tập đọc các em sẽ có niềm tin vào khả năng đọc của mình. Từ đó học sinh không thể không có hứng thú trong giờ tập đọc mà các em sẽ còn đủ tự tin , hứng thú học tốt hơn về các môn học khác nữa.
Để làm tốt việc giảng dạy tập đọc giáo viên cần căn cứ vào nội dung và mục tiêu của từng bài cụ thể để có phương pháp dạy tốt nhất. Cần vận dụng linh hoạt các phương pháp, tổ chức giờ học sao cho phù hợp với thực tế trình độ, cách phát âm của học sinh trong từng lớp. Song dù tiến hành theo cách nào đi chăng nữa thì tiết tập đọc cũng cần người giáo viên hướng dẫn đọc một cách chu đáo,
tỉ mỉ, sửa sai, động viên kịp thời, không nôn nóng, giúp các em phát huy được những điểm tốt và sửa chữa nhược điểm của bản thân , đó là những điều kiện mang tính quyết định nhằm nâng cao chất lượng học tập môn tập đọc nói riêng và các môn khác nói chung.
Trên đây là một số giải pháp hữu ích để dạy tốt môn tập đọclớp 3 mà tôi đưa ra. Rất mong các đồng nghiệp góp ý và bổ sung để tiết dạy tập đọc được tốt hơn, hoàn thiện hơn.
Phi Liêng, ngày 26 tháng 11 năm 2006.
Người viết
Trịnh Thị Hiển.
File đính kèm:
- GPHI- HIEN.doc