Một số điểm cần lưu ý khi dạy- học các loại bài học trong sách giáo khoa địa lí lớp 11 chương trình trung học phổ thông

Trong sự phát triển chung của giáo dục thế giới, giáo dục nước ta cũng đã và đang

tiếp tục đổi mới về nội dung và phương pháp giáo dục, đào tạo. Trên thực tế, việc

đổi mới nội dung được thực hiện thông qua việc biên soạn lại chương trình, sách

giáo khoa phổ thông mới từ lớp 6 đến lớp 12, trong đó có môn địa lí. Trong hệ

thống chương trình Địa lí phổ thông, nội dung sách giáo khoa lớp 11 rất phong

phú, đa dạng bao gồm các kiến thức Địa lí tự nhiên, Địa lý KTXH của nhiều quốc

gia và lãnh thổ trên thế giới, song được giảng dạy với thời lượng không nhiều

(1tiết/tuần đối với ban cơ bản). Do đó, cần nghiên cứu kĩ các loại bài học, lựa

chọn các phương pháp, các phương tiện dạy học phù hợp nhằm đạt hiệu quả tốt và

toàn diện.

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số điểm cần lưu ý khi dạy- học các loại bài học trong sách giáo khoa địa lí lớp 11 chương trình trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Hệ quả của toàn cầu hoá: Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Việc trả lời câu hỏi trên, giúp HS nhớ lại được kiến thức của bài cũ, đồng thời có sơ sở để học bài mới: Một số vấn đề mang tính toàn cầu. Sau khi định hướng, GV vận dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học để tổ chức, điều khiển, hướng dẫn HS tích cực lĩnh h ội tri thức mới. Giáo viên cần chuẩn bị: biểu đồ và bảng số liệu trong SGK được phóng to, một số tranh ảnh minh hoạ về ô nhiễm môi trường trên thế giới và Việt Nam, một số tin thời sự về chiến tranh khu vực và khủng bố trên Thế giới. Làm rõ các khái niệm gốc bằng cách tìm các dấu hiệu bản chất của các khái niệm cấp thấp hơn. 1. Bùng nổ dân số: Để HS có thể chủ động lĩnh hội kiến thức của mục này, GV dẫn dắt HS thảo luận (Hoạt động 1), chia lớp học ra thành các nhóm nhỏ, cùng nhau phân tích bảng 3.1 trong SGK và trả lời các câu hỏi kèm theo. Các nhóm còn lại nghe, nhận xét và bổ sung. Trả lời được 2 câu hỏi trên là HS đã n ắm được những nét khái quát về tình hình phát triển dân số thế giới. GV điều khiển quá trình thảo luận, góp ý, sửa sai, khẳng định ý đúng, định hướng để buổi thảo luận đạt được kết quả mong muốn. 2. Già hoá dân số: (Hoạt động 2): Tiếp tục thảo luận lớp. Yêu cầu HS phân tích bảng 3.2 trong SGK, trả lời câu hỏi: “Hãy so sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nước phát triển với các nước đang phát triển, rút ra nhận xét?”.Từ phân tích bảng số liệu kết hợp với đọc thông tin ở SGK, rút ra những kết luận chứng tỏ dân số thế giới hiện đang già hoá, đặc biệt ở các nước phát triển. GV kết luận về đặc điểm của bùng nổ dân số, già hoá dân số, so sánh các hệ quả của chúng, kết hợp liên hệ với đặc điểm của dân số Việt Nam hiện nay. Để giảng nội dung này, GV sử dụng kiến thức về dân số học đã dạy ở các lớp học trước, như: Dân số. Sự phân bố dân cư (bài 1,2 sách giáo khoa Địa lí 7); dân số và sự gia tăng dân số, cơ cấu dân số ( bài 22, 23 sách giáo khoa Địa lí 10). Ngoài ra, GV sưu tầm thêm tư liệu mới bổ sung vào nội dung bài học để hình thành cho HS các kiến thức về dân số một cách hệ thống. 3. Ô nhiễm môi trường: Theo cấu trúc hệ thống, thực chất mục này trong SGK là hệ thống các khái niệm chung, trong đó có 1 khái niệm thuộc cấp thứ nhất, bao quát là ô nhiễm môi trường, trong đó có nhiều khái niệm ở cấp thấp hơn như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương..... Như vậy, để hình thành cho HS kiến thức của mục này, GV cần định hướng và gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi: Ô nhiễm môi trường là gì? Có những loại môi trường nào bị ô nhiễm mà em biết? Biểu hiện của ô nhiễm đó như thế nào? Nguyên nhân và hậu quả của nó?. HS hoàn toàn có thể trả lời được những câu hỏi đ ó dựa vào sách giáo khoa, dựa vào kiến thức thực tế. Sau đ ó GV nhấn mạnh tính nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường trên phạm vi toàn thế giới, sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. Khi giảng nội dung này nên sử dụng các kiến thức về môi trường HS đã được học ở lớp trước, như: Các môi trường địa lý (Phần II, sách giáo k hoa Địa lí 7), Môi trường và sự phát triển bền vững (chương X, sách giáo khoa Địa lí 10). Phần cuối cùng của bài nói về một loạt các vấn đề mang tính toàn cầu khác như chủ nghĩa khủng bố quốc tế, xung đột tôn giáo, sắc tộc… Cách tốt nhất khi giảng phần này là Nguyễn Thị Minh Nguyệt Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 32 – 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên GV thuyết trình, HS tham gia tích cực phát biểu ý kiến về chủ nghĩa khủng bố quốc tế, xung đột tôn giáo, sắc tộc mà các em biết, kết hợp với một số mẩu chuyện về hoạt động khủng bố diễn ra ở Nga, Mỹ, Inđônêxia…trong những năm gần đây, nhấn mạnh tác động của chúng đến hoà bình thế giới. - Củng cố tri thức, tổng kết bài học: GV có thể đặt những câu hỏi, hoặc yêu cầu HS tóm tắt ngắn gọn những nội dung của bài. - Ra bài tập về nhà: Học bài và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Ví dụ 2: Tiết 3 - bài 6. Thực hành: Tìm hiểu sự phân hoá lãnh thổ sản xuất của Hoa Kỳ Mục đích của bài thực hành này là dạy HS biết và giải thích được sự khác nhau trong phân bố sản xuất công nghiệp giữa các vùng lãnh thổ Hoa Kỳ và những nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác nhau đó. Qua bài thực hành giúp HS củng cố kỹ năng phân tích bản đồ, phân tích các mối liên hệ giữa các ngành công nghiệp và điều kiện phát triển. Về bản chất, nội dung của bài thực hành này chính là vận dụng, tổng hợp kiến thức của 2 tiết học trước của bài Hoa kỳ (Tiết 1: Tự nhiên và dân cư; Tiết 2: Kinh tế). Ngoài ra còn nhằm củng cố lại các kiến thức về tự nhiên, dân số và kinh tế của Hoa Kỳ. HS đã h ọc từ bài 35 đến bài 40 trong sách giáo khoa Địa lí 7. Đặc biệt, bài thực hành này còn nâng cao, hoàn thiện nội dung của bài 40 sách giáo khoa Địa lí 7 “Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ và vùng công nghiệp “Vành đai Mặt Trời”. Hoạt động 1: Yêu cầu HS lập bảng theo mẫu ở SGK Quan sát hình 6.1 (bài 6, tiết 1) và hình 6.6 (bài 6, tiết 2), kết hợp với các kiến thức đã học ở 2 bài đó để nhận biết được các khu vực tự nhiên và xác định được sự phân bố các nông sản chính, sau đó điền các thông tin vào bảng đã lập. Quan sát hình 6.7 trong SGK: các trung tâm công nghiệp chính của Hoa Kỳ và rút ra nhận xét. Để có được những nhận xét chính xác, đòi hỏi HS phải nhớ lại kiến thức của bài 39, 40 (sách giáo khoa Địa lí 7), bài 6, tiết 2 (sách giáo khoa Địa lí 11) và phải vận dụng kỹ năng phân tích lược đồ (thông qua bản chú giải). GV hướng dẫn HS cách quan sát lược đồ, trao đổi thảo luận với nhau, sau đó điền kết quả vào một bảng theo mẫu sau: Sau khi đã hoàn thành kết quả của bài thực hành số 1, GV yêu cầu HS cả lớp cùng nhận xét sự khác nhau về mức độ tập trung các trung tâm công nghiệp giữa các vùng và nhận xét xu hướng thay đổi tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp giữa các vùng, tìm hiểu nguyên nhân của sự thay đổi tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp giữa các vùng. Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phân hoá theo lãnh thổ sản xuất công nghiệp của Hoa kỳ, giáo viên cần yêu cầu HS nhắc lại kiến thức của bài 36, 38, 39, 40 (sách giáo khoa Địa lí 7), bài 6, tiết 1,2 (sách giáo khoa Địa lí 11). Như vậy, khi thực hiện một bài thực hành trong sách giáo khoa Địa lí 11, cần phải hướng dẫn cho HS biết cách liên kết, tổng hợp kiến thức từ các bài có liên quan, biết cách vận dụng các kỹ năng đã h ọc ở các lớp học trước trong những tình huống mới. Sách giáo khoa địa lí lớp 11 chương trình THPT được biên soạn lại cho phù hợp với sự phát triển của yêu cầu giáo dục trong thời đại hiện nay. Nội dung của các loại bài học trong sách giáo khoa có nhiều điểm mới, điểm khó, cách trình bày nội dung kiến thức trong từng loại bài học cũng có nhiều điểm khác sách giáo khoa cũ, cách trình bày đó tạo điều kiện cho việc phát huy khả năng tư duy, khả năng làm việc độc lập của học sinh. Trong quá trình dạy học, việc nắm vững kiến thức, nắm vững cấu trúc nội dung của từng loại bài học là điều kiện, là cơ sở nhằm nâng cao chất lượng dạy học Địa lí. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ giáo dục và Đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, Nguyễn Thị Minh Nguyệt Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 32 – 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên sách giáo khoa Địa lý 11 (Cơ b ản và nâng cao), Hà Nội 2007. [2]. Trần Thị Tuyết Oanh (Chủ biên), Phạm Khắc Chương, Phạm Viết Vượng và Nnk (2005), Giáo trình Giáo dục học, Tập 1, 2, NXB ĐHSP, Hà Nội. [3]. Lê Thông (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Minh Phương (Chủ biên), Phạm Việt Hồng, Nguyễn Việt Hùng, Ông Thị Đan Thanh, Trần Đức Tuấn, Nguyễn Đức Vũ (2007), Địa lý 11 (Cơ b ản và nâng cao), NXBGD, Hà Nội. [4]. Lê Thông (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Minh Phương (Chủ biên), Phạm Việt Hồng, Nguyễn Việt Hùng, Ông Thị Đan Thanh, Trần Đức Tuấn, Nguyễn Đức Vũ (2007), Địa lý 11, sách giáo viên (Cơ b ản và nâng cao), NXBGD, Hà Nội. [5]. Nguyễn Đức Vũ (2007), Đ ặc điểm kiến thức phần Khái quát nền kinh tế - xã hội Thế giới (Địa lý 11 mới) và một số gợi ý về cách dạy học, Tạp chí Giáo dục, số 173, Hà Nội. [6]. Nguyễn Đức Vũ, Nguyễn Thị Sen (2004), Đổi mới phương pháp dạy học Địa lý ở trường Trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội. [7]. Sách giáo khoa Địa lí 11 chương trình THPT. [8]. Sách giáo khoa Địa lí 7 chương trình THCS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 32 – 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên SUMMARY SOME POINTS TO BE NOTICED WHEN TEACHING LESSONS FROM GEOGRAPHY SCHOOLBOOKS FOR 11TH CLASS – A GENERAL SECONDARPROGRAM Nguyen Thi Minh Nguyet* Department of Geography, Thai Nguyen College of Education * * Nguyen Thi Minh Nguyet, Tel:0988686257 , Khoa Địa lý – Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên In order to keep pace with the common development of the world education, our education has changed in both content and methods of education & training. In fact, changes in content have been realizing promptly through re-compiling the programs to form new schoolbooks from 6th to 12th class, including geography. In common programs for geography, those for 11th class are plentiful and diversified (including knowledge of geography about nature, economy and society of many nations and territories in the world). However, since the amount of time for teaching is quite limited, lessons should be thoroughly considered, also teaching methods and facilities should be carefully and appropriately selected so that comprehensive and good results can be achieved. Keywords: Schoolbooks (textbooks), Geography 11th class, Change/ innovation, Teaching methods.

File đính kèm:

  • pdfMot so diem can luu y khi day hoc Dia ly 11.pdf
Giáo án liên quan