Một số điểm cần chú ý trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5

A/ CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CẦN BIẾT

1) Lí luận đổi mới PPDH thường phê phán cách dạy cũ là cách dạy “dàn đều”, “bình quân”, “cả lớp cùng học một nội dung như nhau”, xem thầy là nguồn tri thức chủ yếu chứ chưa phát huy vai trò tổ chức của GV để hs (nhất là hsg) tự chiếm lĩnh kiến thức từ các nguồn tri thức phong phú khác (SGK, báo, truyện, sách tham khảo đọc thêm.).

 2) Biện pháp: bồi dưỡng thường xuyên, có kế hoạch và phương pháp phù hợp ngay trong các buổi dạy chính khoá (L1->5) là chính (mưa lâu thấm đất, nước chảy đá mòn), không trông chờ vào các buổi bd tập trung một vài tháng cuối năm lớp 5 trước khi đưa hs đi thi.

4) Cách thức: Xem mục “Nhóm chuyên sâu” trong chuyên đề: “Học theo nhóm” của PGD.

 3) PGD xây dựng kế hoạch, qui định nội dung bồi dưỡng từng tháng, cuối tháng sẽ ra đề và cử PHT các trường trực tiếp đến kiểm tra chéo để đánh giá từng chặng. (ngày 6/11/2000 sẽ kiểm tra kết quả bồi dưỡng tháng 10 đối với lớp 5).

4) Tài liệu để bồi dưỡng cho hsg lớp 5 là SGK và sách tham khảo về TV-T trong danh mục qui định của Bộ GD-ĐT. (Sách: Các bài toán khó lớp 1-2-3,4-5; Những bài văn chọn lọc tiểu học. có rất nhiều ở thư viện. GVCN mượn cho hs sử dụng sẽ có tác dụng kép, kể cả đọc sách toán mẫu sẽ giúp hs học cách giải và nhất là biết cách lập luận chặt chẽ. ) Đề cương của PGD chỉ là một số bài tập mang tính định hướng chứ không phải là nguồn tri thức chính. Tuy nhiên đề kiểm tra của PGD cuối các tháng 10-11-12 sẽ bám sát các dạng bài tập trong đề cương để tạo điều kiện cho các trường bồi dưỡng dứt điểm một số dạng kiến thức cơ bản nhất. (Đề cương nầy chủ yếu là rút từ các đề thi cấp tỉnh, BPTH bổ sung và sắp xếp theo dạng kiến thức cho dễ bồi dưỡng)

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số điểm cần chú ý trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác bồi dưỡng hs giỏi lớp 5 A/ Các vấn đề chung cần biết 1) Lí luận đổi mới PPDH thường phê phán cách dạy cũ là cách dạy “dàn đều”, “bình quân”, “cả lớp cùng học một nội dung như nhau”, xem thầy là nguồn tri thức chủ yếu chứ chưa phát huy vai trò tổ chức của GV để hs (nhất là hsg) tự chiếm lĩnh kiến thức từ các nguồn tri thức phong phú khác (SGK, báo, truyện, sách tham khảo đọc thêm...). 2) Biện pháp: bồi dưỡng thường xuyên, có kế hoạch và phương pháp phù hợp ngay trong các buổi dạy chính khoá (L1->5) là chính (mưa lâu thấm đất, nước chảy đá mòn), không trông chờ vào các buổi bd tập trung một vài tháng cuối năm lớp 5 trước khi đưa hs đi thi... 4) Cách thức: Xem mục “Nhóm chuyên sâu” trong chuyên đề: “Học theo nhóm” của PGD. 3) PGD xây dựng kế hoạch, qui định nội dung bồi dưỡng từng tháng, cuối tháng sẽ ra đề và cử PHT các trường trực tiếp đến kiểm tra chéo để đánh giá từng chặng. (ngày 6/11/2000 sẽ kiểm tra kết quả bồi dưỡng tháng 10 đối với lớp 5). 4) Tài liệu để bồi dưỡng cho hsg lớp 5 là SGK và sách tham khảo về TV-T trong danh mục qui định của Bộ GD-ĐT. (Sách: Các bài toán khó lớp 1-2-3,4-5; Những bài văn chọn lọc tiểu học... có rất nhiều ở thư viện. GVCN mượn cho hs sử dụng sẽ có tác dụng kép, kể cả đọc sách toán mẫu sẽ giúp hs học cách giải và nhất là biết cách lập luận chặt chẽ. ) Đề cương của PGD chỉ là một số bài tập mang tính định hướng chứ không phải là nguồn tri thức chính. Tuy nhiên đề kiểm tra của PGD cuối các tháng 10-11-12 sẽ bám sát các dạng bài tập trong đề cương để tạo điều kiện cho các trường bồi dưỡng dứt điểm một số dạng kiến thức cơ bản nhất. (Đề cương nầy chủ yếu là rút từ các đề thi cấp tỉnh, BPTH bổ sung và sắp xếp theo dạng kiến thức cho dễ bồi dưỡng) 5) Nội dung bồi dưỡng hsg lớp 5: Tháng Tiếng Việt Toán 10/2000 đến 15/11/00 Dấu câu; từ (đơn,ghép,láy); các bộ phận của câu đơn; viết đoạn văn ; cảm thụ văn học ; văn tả người Chữ số, số; dãy số ; bốn phép tính với số tự nhiên ; dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu 11/2000 đến 15/12/00 Dấu câu ; từ loại ; điền từ, đặt câu; viết đoạn văn ; biện pháp so sánh, nhân hoá; cảm thụ văn học ; lập dbct ; văn tả cảnh sinh hoạt; Phân số; dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ ; hiệu và tỉ ; chu vi và diện tích các hình đã học 12/2000 đến 15/1/01 Dấu câu ; câu ghép ; viết đoạn; cảm thụ văn học ; lập dbct ; văn tả cảnh sinh hoạt; Phân số ; Số thập phân ; Củng cố các dạng toán điển hình. Phương pháp thử chọn, pp vẽ sơ đồ đoạn thẳng. Nội dung các tháng còn lại sẽ được hoạch định bổ khuyết các tháng trước và bổ sung các dạng nâng cao hơn. B/ Gợi ý bồi dưỡng một số đề trong đề cương Tiếng Việt (2000-2001) của PGD: 1/ Mục I: Điền dấu câu: dặn hs làm đúng mục “chú ý” để lần nào đọc các bài tập nầy hs cũng phải động não vì không có sẵn dấu câu. Bài I/4: Hướng dẫn hs dùng thống nhất một trong 2 dạng lời dẫn của câu hội thoại trong một đoạn văn. Không vừa dùng lời dẫn gián tiếp (... tôi nghĩ mãi: “Chả lẽ mình chịu cái môn cắt chữ nầy thật ư ?” vừa dẫn trực tiếp (xuống dòng, gạch đầu dòng): - Không, các bạn cắt được thì mình cũng cắt được! 2/ Mục II: Bài II/2: chữ “nghiêng”. Bài II/3a: “lập loè”: ý chỉ khi sáng khi tối... Bài II/4: Ghép phân loại. Nhóm chỉ nghề của người viết (nhà báo,... ); nhóm chỉ chất liệu của nhà(nhà ngói, ...); nhóm chỉ mục đích sử dụng của nhà: (nhà hát, ...) Bài II/7: Loại từ chỉ hình dáng (thon thả,...), loại chỉ tính tình (dịu hiền, ...). (nên y/c hs bổ sung thêm mỗi loại >10 từ) Bài II/8*: Hdẫn hs phân biệt “tiếng gốc”, “tiếng láy” trong từ láy. Từ láy âm mà tiếng láy có vần “ăn”: lành lặn, may mắn, thẳng thắn, tươi tắn, vuông vắn, ngay ngắn, đầy đặn, vừa vặn... Nghĩa của chúng giống nhau ở điểm là sự hoàn chỉnh, đầy đặn của sự vật được nói đến. Đề yêu cầu tìm các từ nhưng đáp án qui định nếu tìm dưới 6 từ thì không đạt điểm tối đa. Cần chú ý. Trong sách “Chữa lỗi chính tả cho hs” còn có một số dạng như bài trên.... III) Điền từ vào thành ngữ thì phải thành “thành ngữ” cố định, không thể điền “đồ” thay cho “bạn” trong thành ngữ “chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở”. IV) Bộ phận của câu đơn: Nghiên cứu “Chữa lỗi ngữ pháp” của Lê Trung Hoa để chữa bằng nhiều cách... V) ) Cảm thụ văn học: (Đính chính: (V) chứ không phải (IV)). Phát huy sách “Thơ chọn và lời bình dành cho hs TH”... VI) Đoạn văn và TLV : Tháng 10-11: văn tả người. Mạnh dạn áp dụng cách bồi dưỡng mà Giáo sư Vũ Ngọc Khánh hướng dẫn (có trích phô cuối sách “Mẹo luật viết văn hay”) C/ Môn Toán I/ Dạng kiến thức về số, dãy số, số chia hết: Nắm chắc và sử dụng chính xác các khái niệm “chữ số”, “số”, “chữ số hàng trăm, hàng chục...”. Bài 1: Từ số 1 à số 9 có 9 số có 1 chữ số (9-1+1=9 hoặc liệt kê 1,2,3...9 rồi đếm) Từ 10-99 có 99-10+1 =90 số có 2 chữ số, 90x2=180 chữ số. Suy ra 1-99= 189 chữ số.. Bài 2: 65-18+1=48 số. Số số chẵn và số số lẻ bằng nhau nên số số lẻ là 48:2=24. Xét thêm trường hợp từ 17à 65. Bài 3: Vận dụng bài 1 để tính số chữ số dùng để đánh số trang từ 1-99. Suy ra số chữ số còn lại sẽ đánh được bao nhiêu trang từ trang 100 trở lên, mỗi trang có 3 chữ số. Bài 4: Đây là dạng bài toán Gauxơ (1à100) có ở SGK tiểu học. Nên mở rộng ra nhiều ví dụ tương tự như tính tổng các số từ số 18 à số 65, 18 à 64, tổng các số lẻ từ 1à100 Bài 5: Gợi ý hs chú ý chi tiết : số có 3 chữ số ạ nhau và chữ số hàng trăm phải ạ 0... Mở rộng các dạng bài như: cho các số : 3,5,2,9, 7,4. Viết số lớn nhất, số nhỏ nhất, số chia hết cho 3, số chia hết cho cả 3 và 5... Bài 6: Lập luận rồi liệt kê những số lẻ liên tiếp hội đủ yếu tố đã cho (a,b,c,d,e). Sau đó tính tổng bằng cách thông minh chứ không cộng bình thường. Ví dụ: (a+e)+(b+d)+c ... Mở rộng: Tìm số lớn nhất có 4 chữ số(9999), nhỏ nhất có 4 chữ số (1000)... Bài 7: Khắc sâu: Nếu xoá đi chữ số “c” thì số abc sẽ giảm đi “c” đơn vị và 10 lần. Nếu xoá đi 99 của số 1999 là ta đã trừ đi 99 rồi giảm đi 100 lần .... Dạng xoá chữ số, viết thêm chữ số vào bên phải, bên trái số đã cho có rất nhiều trong các sách toán sao tiểu học... Bài 8,9,10: Phát hiện qui luật từ các yếu tố đã cho để xác lập dãy số... Dạng nầy khá phong phú trong sách nâng cao, xem tuyển TSGDTH... Bài 11: Phải bày hs lập luận như sách toán nâng cao. Nếu không lập luận mà chỉ nêu đáp số thì không có điểm. Từng bước hướng dẫn hs lập luận để khoanh vùng rồi liệt kê và thử chọn ... II/ Dạng toán về biểu thức và phân số. Bài 1,2,3: Nếu hs lớp bạn +-x: hay sai thì chú trọng dạng bài 1b trước. Yêu cầu đọc nhanh bảng nhân chia không thứ tự. Đồng thời bạn chịu khó thiết kế những dãy tính như bài như 1a, 1c, b3... nhưng với những số nhỏ để hs áp dụng cách làm là chính, giảm thời gian tính toán. Ví dụ: (x-1) : 3 = 20:4 +2... Bài 2,3 đầu trang 5: Bước đầu chỉ nên ra những bài dễ về phép cộng trừ (1#+#=25) nhưng chủ yếu là rèn cách diễn giải cách tìm từng chữ số như trong sách toán mẫu. Nếu chỉ điền không thôi sẽ không có điểm. Bài II/6: Viết biểu thức tính từng loại cây: vd: Số cây táo là: 186 x 3 (chưa cần tìm kquả) HS giỏi phải làm tốt các bài toán dạng hơn, kém, bằng TBC của A&B thêm x nữa hoặc như bài số 7: gợi ý để hs thấy tổng của 3 số đã cho chính là 2 lần chu vi tgiác ABC... III/ Dạng tổng hiệu (đính chính: III chứ không phải II) Coi trọng kĩ năng tự vẽ nháp sơ đồ đoạn thẳng hoặc vẽ hình để tìm cách giải, sau đó vẽ lại thật đúng tỉ lệ và nhất là điền dữ liệu của đề vào sơ đồ, hình vẽ, kể cả đặt câu hỏi đúng vị trí. (không điền số liệu do mình tính ra vào sơ đồ) Gợi ý bài 2: Hoà sinh năm 2000-13=1987.... Bài 3: Vẽ hình sẽ thấy phần thêm gồm một hình vuông nhỏ 5x5, suy ra diện tích tăng ở 2 hcn nhỏ còn lại, suy ra cạnh của hình vuông ban đầu... (Sau đó vẽ chính thức hình vuông ban đầu vào bài làm có cạnh tỉ lệ với đoạn 5m tăng.) Bài 4: Yêu cầu hs vẽ nháp hcn rồi gợi ý để thấy diện tích không thay đổi tức là phần dtích hcn giảm phải bằng phần dtích hcn tăng. Mà 2 phần đó đều có R=5m,... suy ra hcn ban đầu có chiều R<D là 5m. (hiệu) Bài 5: Chú ý hs chi tiết: “dtích nhỏ hơn phần diện tích còn lại sau khi đào” để thấy đấy là “hiệu”.... Bài 6&7: Vẽ sơ đồ đúng là đã có chìa khoá giải bài toán. Em nào yếu về vẽ sơ đồ thì tập chuyên việc vẽ cho hàng loạt bài toán bình thường trong SGK (chỉ vẽ chứ chưa cần tính toán). Nhiều người lớn xác nhận rằng nhờ “đọc” sách toán mẫu nên khi đi thi giải được một số bài toán lạ.. “Đọc” thường nhanh hơn “viết” hàng chục lần nên sẽ giúp tiếp xúc nhiều dạng kiến thức và rút được nhiều kinh nghiệm về cách lập luận mà GV không đủ thời gian bồi dưỡng trực tiếp cho hs. Nếu “đọc” rồi, ít ngày sau nhìn đề bài tự làm lại mà đúng kết quả là rất tốt. (phần lập luận theo kĩ năng diễn đạt của mỗi hs). Không giao tờ nầy cho hs. Dặn hs lưu giữ phần đề cương để các tháng sau BPTH sẽ gởi thêm về, đóng bổ sung thành tập hoàn chỉnh. Nếu chờ soạn đủ mới phát hành sẽ trễ mất.... Nếu chúng tôi và các bạn còn lúng túng về cách làm, cách giải một số bài tập TV-T dạng nâng cao thì đó là việc có phần khách quan vì nó đa dạng và “đa đoan” lắm. Bài nào “bí” thì cứ mạnh dạn hỏi đồng nghiệp hoặc nghiên cứu sách mẫu. Ngay cả các gợi ý trên đây cũng có thể có sai sót, hãy cảnh giác và góp ý. Chỉ đáng trách khi chúng ta đứng ngoài lĩnh vực nầy, chờ trường mở lớp bồi dưỡng riêng chẳng khác gì “đại hạn gặp mưa dở”, chẳng thấm vào đâu cả . Nghiên cứu trang 18 trong tập chuyên đề của BPTH để tổ chức “nhóm chuyên sâu” riêng cho các hs giỏi thường xuyên tự học ngay trong buổi học chính khoá dưới sự “cố vấn” của GVCN... Phấn đấu mỗi lớp có một giải và không có em nào bị điểm 0-3. Nếu không mưa lụt nhiều, dự kiến đến 15/11 sẽ cử người ở trường khác đến kiểm tra tất cả hs XL giỏi TV-T GKI vừa qua. Sau đó sẽ bước vào nội dung khác. BPTH PGD-ĐT Duy Xuyên Định ra trong gđ2 (tháng 2/2001 nhưng chưa dùng): Chép lại, điền một dấu phẩy và 3 dấu chấm vào các vị trí thích hợp : Trong giờ ngữ pháp cả lớp im phăng phắc thầy giáo gọi Hạnh và Tuấn lên đọc bài hai bạn đều thuộc thầy cho mỗi bạn 10 điểm. Viết một đoạn văn tả cảnh buổi chiều nơi em , trong đó có dùng các từ : gió nồm, diu8j dàng, lướt thướt...

File đính kèm:

  • docChi dao BD HSG nam 2000.doc
Giáo án liên quan