Một số biện pháp về việc khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học toán 3

Trong thực tế giảng dạy, mặc dù mỗi người giáo viên được trang bị một bộ đồng bộ biểu diễn của môn toán tương đối cầu kì, màu sắc phong phú và rất đẹp. Song muốn sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học vào từng tiết dạy cụ thể thì trước tiên chúng ta cần nắm được trong bộ đồ dùng dạy học Toán gồm có những gì, sử dụng ra sao và sử dụng trong mạch kiến thức nào? Sau đây là một số biện pháp cụ thể:

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp về việc khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học toán 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các đồ dùng dạy học gồm có: - Giáo viên : + Đồng hồ thật ( Loại chỉ có 1 kim ngắn, 1 kim dài ) + Mô hình đồng hồ bằng nhựa ( có kim ngắn, kim dài, có ghi số, có các vạch chia phút ) * Cách thực hiện : - Giáo viên đưa chiếc đồng hồ thật và hỏi: + Trên mặt đồng hồ có những gì: Trên mặt đồng hồ có “ Kim ngắn, kim dài và có vạch chia số ghi các giờ trong ngày ) Lần 1 : Giáo viên vặn đồng hồ, kim ngắn chỉ số 6 , kim dài chỉ số 2 và hỏi ? + Đồng hồ chỉ mấy giờ? đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút ) Lần 2 : Giáo viên vặn đồng hồ ( kim ngắn chỉ số 6 ,kim dài chỉ quá số 2 và hỏi : +Đồng hồ chỉ mấy giờ ? ( đồng hồ chỉ 6 giờ 13 phút ) Lần 3: Giáo viên vặn đồng hồ kim ngắn chỉ số 7 , kim dài chỉ số11 và hỏi: + Đồng hồ chỉ mấy giờ ? ( 6 giờ 55 phút hay 7 giờ kém 5 phút ) -Với bài tập số 1: Giáo viên đưa mô hình nhựa và lần lượt cho kim đồng hồ chi 2 giờ 10 phút (14 giờ 10 phút ) 5 giờ 15 phút, ( 17 giờ 15 phút ),11 giờ 22 phút để học sinh nói các giờ. Còn lại với 10 giờ kém 25 phút ( 9 giờ 35 phút ), 11 giờ kém 20 phút ( 10 giờ 40 phút ) , 4 giờ kém 3 phút ( 15 giờ 57 phút ) để cho một học sinh lên điều chỉnh kim trên mô hình đồng hồ và một học sinh nói giờ. - Sau đó giáo viên kết luận giờ kém và giờ hơn cho học sinh biết. + Nếu kim dài chưa vượt quá số 6 ( Theo chiều quay của kim đồng hồ ) thì nói theo cách thứ nhất , chẳng hạn (5 giờ 10 phút) + Nếu kim dài vượt quá số 6 ( theo chiều quay của kim đồng hồ ) thì nói theo cách thứ 2, chẳng hạn ( 8 giờ kém 5 phút ) 3 Dạy phần kiến thức về ; “ Yếu tố hình học” : 3 – 1 Giới thiệu cách làm chung : + Đồ dùng là dụng cụ vẽ góc; là thước thẳng và ê ke, giáo viên giúp học sinh biết vẽ gốc vuông trên bảng, trang vở. Dùng mô hình chữ nhật, hình vuông để dạy một số đặc điểm của những hình đó. Dùng lưới ô vuông cho học sinh thực hành tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông từ đó đi đến cách tính, quy tắc tính .Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng các hình tam giác vuông cân để xếp các hình vẽ như trong sách giáo khoa.( có 15 hình) . 3-2 minh hoạ cách làm cụ thể : Tiết : “Diện tích hình chữ ”( Trang 152 ) * Chuẩn bị : Với tiết này khi dạy học giáo viên chuẩn bị : + Một số hình chữ nhật (bằng bìa có kích thước 3cm x4 cm, 6cm x 5cm ; 20 cm x 30 cm và tấm lưới ô vuông có diện tích cm Cách thực hiện : + Giáo viên đưa hình chữ nhật ( Bằng bìa ) có chia 12 ô vuông và hỏi: Trên bảng cô có hình gì ( Trên bảng cô có hình chữ nhật ) - Hình chữ nhật đó có chiều dài là mấy ô vuông? ( có chiều dài là 4 ô vuông) - Còn chiều rộng là mấy ô vuông? ( chiều rộng là 3 ô vuông ) + Giáo viên đưa tấm lưới ô vuông: Đây là tấm lưới ô vuông cứ 1 ô vuông là có diện tích là 1 cm2 và hỏi học sinh ? - Vậy hình chữ nhật có 12 ô vuông thì sẽ có diện tích là bao nhiêu cm2 ? (hình chữ nhật đó có diện tích là 12 cm2 ) + Giáo viên nói tiếp: Quan sát hình chữ nhật ta thấy chiều dài là 4 ô vuông tức là chiều dài là 4 cm và chiều rộng là 3 cm . - Muốn tính được diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào? ( Ta lấy số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng “ cùng đơn vị đo ” Một học sinh lên bảng làm Diện tích hình chữ nhật là : 4 x 3 = 12 (cm2 ) Cho học sinh nhận xét và nêu kết luận . * Lưu ý : Khi sử dụng đồ dùng dạy học trong khi dạy bài diện tích hình chữ nhật , giáo viên nên cho học sinh lấy được “ biểu tượng” diện tích của hình chữ nhật 4 x3 (cm2 )như là diện tích của một con tem , một nhãn vở ,…( hoặc diện tích một miếng bìa có đúng kích thước như vậy ). Không nên vẽ to ( cm) trên bảng dẫn đến học sinh dễ hiểu sai biểu tượng về ( cm ). - Tiết: “ Diện tích hình vuông “.( Trang 153 ) * Chuẩn bị : Với tiết này giáo viên cần chuẩn bị 1 số ô vuông (bằng bìa ) - Có cạnh 3 cm ,10 cm ,…và tấm lưới ô vuông có diện tích 1 cm2. * Cách thực hiện: + Giáo viên đưa hình vuông và hỏi: Em có biết đây là hình gì không? ( Hình vuông có cạnh 3x3 = 9 ( ô vuông ) +Giáo viên đưa ra tấm lưới ô vuông: Nói “ Mỗi tấm có diện tích 1 cm2, mỗi tấm lưới ô vuông trùng với 1 ô vuông của hình vuông” . Vậy 9 ô vuông có diện tích là bao nhiêu cm2 ( 9 ô vuông có diện tích là 9 cm2 ) + Giáo viên nói: Ta có thể tính diện tích hình vuông bằng cách lấy độ dài 1 cạnh nhân với chính nó . Tức là lấy bao nhiêu nhân với bao nhiêu? ( Lấy 3x3=9 (cm2 ). * Vậy muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào? ( Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài 1 cạnh nhân với chính nó ). * Lưu ý với giáo viên khi dạy bài diện tích hình vuông “ chưa sử dụng : coi hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt” để đưa ra quy tắc tính diện tích hình vuông. Biện pháp 3 đề xuất cách sử dụng đồ dùng dạy học trong tổ chức các hoạt động dạy học toán 3 một cách có hiệu quả. 1/ Những đề xuất liên quan đến cơ sở vật chất , trang thiết bị , đồ dùng dạy học . Việc sử dụng các thiết bị - đồ dùng dạy học trong quá trình giảng dạy là một yêu cầu hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Để góp phần sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học khi dạy môn toán ở tiểu học nói chung và môn toán lớp 3 nói riêng bản thân tôi có một số đề xuất như sau: Đề nghị ban soạn thảo chương trình Tiểu học cần biên soạn các tài liệu hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho từng khối lớp , in ấn nhiều để phổ biến rộng rãi tới từng giáo viên. - Thiết kế và cung cấp các loại đồ dùng phong phú, đa dạng có chất lượng tốt đến các trường tiểu học để phục vụ kịp thời cho việc dạy học của giáo viên và học sinh ngay từ đầu năm học. - Đề nghị các cấp lãnh đạo triển khai các chuyên đề dự án hoặc tổ chức hội thảo các đợt tập huấn để giáo viên có thể tiếp cận, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, sáng kiến về thiết kế, sử dụng đồ dùng dạy học. 2/ những đề xuất về các biện pháp giúp giáo viên khắc phục những tồn tại trong việc khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học toán 3. Xuất phát từ những tồn tại trong việc khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học toán 3, tôi đề xuất cách khắc phục những tồn tại như sau: Trước hết giáo viên phải hiểu được: Hướng dạy học toán hiện nay là tác động vào người học, nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học toán theo hướng tổ chức các “ Hoạt động dạy học” chứng tỏ lúc nào học sinh đã có “ Hoạt động học” thì quá trình dạy học trên lớp mới có hiệu quả. Việc đưa đồ dùng thiết bị học toán đến từng học sinh, các em thao tác, tự thảo luận, tự suy nghĩ trên mỗi đồ dùng học tập, tức là đã tạo ra “ Môi trường học toán”tốt, tạo ra cơ hội để các em: hoạt động học tập tạo ra sự “hợp tác” giữa trò với trò, giữa thầy và trò và việc học tập theo cách đó sẽ hấp dẫn và lôi cuốn các em vào quá trình học một cách tự giác, tự nhiên hơn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học. Đồ dùng dạy học có phát huy được tác dụng hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc giáo viên sử dụng nó như thế nào. Để đạt hiệu quả cao trong sử dụng đồ dùng dạy học môn toán cần: + Mỗi giáo viên cần nắm vững danh mục đồ dùng môn toán lớp 3 có trong thiết bị đồng bộ được cung cấp. + Trong công tác chuẩn bị bài và soạn bao giờ người giáo viên cũng phải nghiên cứu kĩ nội dung tiết học để xác định rõ đồ dùng dạy học nào cần phải sử dụng, sử dụng với mục đích gì ( dẫn dắt kiến thức mới hay minh hoạ, hệ thống hoá kiến thức ). + xác định thời điểm thích hợp , độ dài thời gian sử dụng đồ dùng đó trong tiết học. + Tìm biện pháp, cách thức thích hợp, chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh thực hành, quan sát đồ dùng theo đúng mục đích sử dụng. + Chú ý việc sử dụng ngôn ngữ trong quá trình sử dụng đồ dùng dạy học. Khi giới thiệu và sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên nên tránh trình trạng giải thích dài dòng về đồ dùng dạy học vừa làm mất thời gian và không cần thiết, vừa làm rối vấn đề. Tuy nhiên giáo viên cũng xác định được rằng lời nói của giáo viên cũng là phương tiện trực quan ngôn ngữ. Vì vậy một khi sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên cần xác định rõ đồ dùng dạy học đó có tác dụng gì trong việc khai thác nội dung kiến thức của bài để có thể kết hợp việc sử dụng ngôn ngữ với sử dụng đồ dùng dạy học một cách hợp lí để giúp học sinh hiểu biết vấn đề rõ ràng hơn, mạch lạc hơn. +Để tránh trình trạng lúng túng mất thời gian trong việc sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên cần dành thời gian thực hành trước các thao tác sử dụng đồ dùng dạy học trước khi lên lớp. Cuối cùng giáo viên cần nắm vững phương châm sử dụng và khai thác đồ dùng dạy học toán lớp 3 như sau: + Tất cả các thao tác mà học sinh làm được, yêu cầu để học sinh tự tiến hành. +Tất cả những thao tác mà học sinh làm sai cần phải được giáo viên chỉ rõ và hướng dẫn cách làm. + Chỉ khi học sinh không thể thực hiện được thao tác trên đồ dùng thì giáo viên mới làm mẫu và hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để học sinh có thể tiến hành thao tác. +Các yêu cầu của giáo viên đặt ra phải rõ ràng, theo trình tự các bước một cách lôgíc, lời nói và hành động phải kết hợp một cách nhịp nhàng. + Giáo viên chỉ tiến hành các thao tác mẫu trên đồ dùng để kiểm tra kết quả làm việc của học sinh, chuẩn hoá các thao tác để đưa ra hình ảnh trực quan đẹp nhất ( Chú ý: Nếu học sinh đó thao tác tốt trên đồ dùng thì giáo viên gọi học sinh đó lên bảng thực hiện các thao tác mẫu ) + Sách giáo khoa toán 3 được biên soạn theo hướng thiết kế các hoạt động cho học sinh. Giáo viên cần khai thác triệt để nội dung sách giáo khoa, sử dụng sáng tạo sách giáo khoa, coi sách giáo khoa như là đồ dùng dạy học toán để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập. + Qua thực tế cho thấy việc sử dụng đồ dùng dạy học là giáo viên đã xác định được cái đích cần đạt của mỗi bài, của mỗi môn, là sự thiết kế các hoạt động cơ bản của học sinh trong việc tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức toán học. Chính vì vậy việc sử dụng đồ dùng dạy học cũng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn toán ở trường Tiểu học. Để có một bộ môn toán chất lượng đáp ứng được yêu cầu thì việc sử dụng đồ dùng dạy học cần được kết hợp hài hoà với các phương pháp dạy học sao cho lô gíc, để có hiệu quả cao thực sự trong việc đổi mới hơn nữa, công việc này tất cả mọi giáo viên trong nhà trường đều có thể sử dụng trong giảng dạy ở tất cả các khối lớp khi dạy môn toán ở bậc Tiểu học.

File đính kèm:

  • docMot so BP SD D D DH Mai Thi Ly TH so 1 Quang Son.doc
Giáo án liên quan