Theo các chuyên gia Tâm lý cho rằng “ Nhân cách không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động”. Để nhân cách con người được phát triển toàn diện thì nhà giáo dục phải thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng nó ngay từ khi còn là đứa trẻ. Đây cũng chính là nhiệm vụ của ngành Giáo dục mầm non - mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân – đào tạo con người, đào tạo nhân cách.
Đây là thời kỳ giữ vai trò quan trọng nhất trong việc lĩnh hội những khái niệm đạo đức sơ đẳng và việc hình thành những hành vi phù hợp với khái niệm ấy. Chính vì thế nhiệm vụ của nhà giáo dục là phải quan tâm trang bị cho trẻ những tri thức khoa học và nhân cách toàn diện để theo kịp thời đại.
21 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 15218 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập từ thiên nhiên với những cơ hội tuyệt vời để học về những loài cây khác nhau từ cây cảnh, cây ăn quả đến những vườn rau xanh mướt
Không chỉ được hòa mình vào thiên nhiên, các bé còn được tập làm nhà khoa học dưới những ống kính hiển vi khám phá những điều kì diệu mà bé chưa bao giờ được trải nghiệm…Và thích thú hơn cả là các bé được tập làm các bác ngư dân đánh bắt cá, được chăm sóc đàn lợn con đáng yêu… Hơn thế nữa các bé còn được tự tay trồng cây, tưới cây và thu hoạch quả.
Thông qua hoạt động tham quan dã ngoại trẻ còn tích luỹ thêm nhiều kiến thức về các hiện tượng tự nhiên: Mây, mưa , nắng, gió,.… bầu trời thay đổi như thế nào? thời tiết ra sao? Sau đó cho trẻ tìm xem những cây con lớn lên từ hạt mọc ở đâu? Ở những bồn cây có cỏ mọc thì cho trẻ nhổ cỏ bỏ vào thùng rác. Qua hoạt động này không chỉ cung cấp kiến thức cho trẻ mà còn giáo dục trẻ ý thức chăm sóc, yêu cây xanh và bảo vệ cây xanh.
Khám phá quả cà chua
Không chỉ khám phá các môi trường tự nhiên xung quanh trẻ mà các con còn được khám phá các trò chơi dân gian và các vật dụng của người nông dân ngày xưa.
Cối xay gạo ngày xưa
Tập đi cầu tre
Trò chơi đu
3.4. Biện pháp 4: Sử dụng đồng dao, ca dao, câu đố…
Đồng dao là những bài hát dân gian có nội dung và hình thức phù hợp với trẻ em. Đồng dao có lịch sử lâu đời, hình thành và phát triển cùng gia đình và xã hội. Qua những bài đồng dao giúp các em có những cảm xúc tốt đẹp, giáo dục các em trở thành những người có ích trong tương lai Qua đôi mắt trẻ thơ, thiên nhiên gắn bó với các em như “chị lúa”, “ cô đậu nành”, “ anh dưa chuột”.
Trong chủ đề thế giới thực vật, tôi đã sử dụng bài đồng dao “Họ nhà rau” để cung cấp thêm kiến thức cho trẻ về đặc điểm các loại quả khác nhau. Trẻ rất dễ nhớ và hứng thú đọc qua đó phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
VÈ CÁC LOẠI RAU
Rềnh rềnh ràng rang
Đi chợ mua hàng
Tìm các loại rau
Vị ngọt hàng đầu
Là mớ rau ngót
Có thêm tí bọt
Là mớ rau đay
Mát ruột mới hay
Là anh rau má
Nấu với tôm cá
Là rau cải xanh
Nấu canh rất lành
Là rau láo nháo
VÈ CÁC LOẠI CỦ
Ngồi chơi trên đất
Là củ xu hào
Tập bơi dưới ao
Đen sì củ ấu
Không cần phải nấu
Củ đậu mát lành
Lợn thích củ hành
Chó đòi riềng xả
Củ lạc đến lạ
Có hạt uống bia
Như mũi ông hề
Là củ cà rốt
+ Ở chủ đề “Thế giới động vật” tôi dạy trẻ bài bài “ Gà cục tác” ngắn gọn nhưng trẻ biết những đặc điểm rõ nét về con gà, trẻ thuộc nhanh, cung cấp cho trẻ hình ảnh về con gà rất sinh động.
Con gà cục tác, cục te
Hay đỗ đầu hè, hay chạy rông rông
Má gà thì đỏ hồng hồng
Cái mỏ thì nhọn, cái mồng thì tươi
Cái chân hay đạp, hay bươi
Cái cánh hay vỗ lên trời gió bay.
Bài “Làng chim” lại cung cấp cho trẻ tên gọi 24 loài chim với 24 động tác khác nhau. Qua đó trẻ không chỉ biết được tên gọi mà còn biết được đặc điểm vận động đặc trưng của 24 loài chim, làm giàu vốn hiểu biết, phát triển trí tưởng tượng cho trẻ:
Hay chạy lon ton
Là gà mới nở
Cái mặt hay đỏ
Là con gà mào
Hay bơi dưói ao
Mẹ con nhà vịt
Hay la, hay hét
Là con bồ chao
Hay bổ, hay nhào
Là con bói cá…
- Ngoài ra, tôi còn sử dụng câu đố để kích thích tư duy, óc phán đoán cho trẻ, làm phong phú vốn từ.
Ví dụ : Cho trẻ làm quen với con cua :
“Con gì tám cẳng hai càng.
Đầu thì không có, bò ngang cả đời”
Trẻ đoán ngay được đó là con cua, nhưng trong đầu trẻ biểu tượng về con cua được chính xác là con cua có hai càng to, có tám chân, lại bò ngang nữa . Khi cho trẻ là quen với con cá, tôi dùng câu đố .
“Con gì có vẩy có vây
Không đi trên cạn mà bơi dưới hồ ”
Trẻ trả lời đó là con cá nhưng trẻ lại biết thêm con cá có đặc điểm cụ thể: có vây có đuôi, vẩy, môi trường sống của chúng…
Từ đó trẻ có thể so sánh xem con cá và con cua có đặc điểm gì giống nhau, có đặc điểm gì khác nhau ? Sau đó trẻ có thể phân nhóm.
- Tôi cho trẻ thi “đố vui ” hai đội ra câu đố cho nhau và giải câu đố đội bạn
“Nhà hình xoắn ở dưới ao
Chỉ có một cửa ra vào mà thôi
Mang nhà đi khắp mọi nơi
Không đi đóng cửa nghỉ ngơi một mình .”
( con ốc )
Con gì đầu bẹp.
Hai ngạnh hai bên
Râu ngắn vểnh lên
Mình trơn bóng nhẵn
(con cá trê)
3.5. Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động
Ngày nay lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển vơí tốc độ nhanh chóng, cung cấp nhiều thông tin hữu ích, hấp dẫn mà đôi khi ở trong sách vở chúng ta không thể tìm thấy được. Tùy vào nội dung từng bài học mà tôi có thể xem, tìm và download hình ảnh, video clip ứng dụng vào dạy trẻ. Trẻ được chính xác hoá các biểu tượng, hấp dẫn, cuốn hút trẻ vào giờ hoạt động hơn.
Tôi còn thiết kế các bài giảng điện tử trên chương trình powerpoint hoặc kidpix như: ở bài dạy “Một số loại quả” tôi đã thiết kế trò chơi củng cố trên chương trình powerpoint, hoặc bài” Tìm hiểu về bác nông dân” tôi cho trẻ xem hình ảnh công việc của bác có lồng nhạc. Ở giờ hoạt động “Trò chuyện về ngày 30 tết” tôi cho trẻ xem hình ảnh bắn pháo hoa trên máy tính, trẻ rất thích.
Ví dụ: Cô sử dụng các hình ảnh được down trên mạng để phục cụ cho trẻ giờ học về các loại quả
Quả táo Quả chuối
Quả cam Quả đu đủ
3.6. Biện pháp 6: Kết hợp với phụ huynh để đạt hiệu quả dạy trẻ cao nhất
Phụ huynh thường không biết trẻ ở trường được học những gì và học như thế nào để về nhà chia sẻ với trẻ. Lúc này trẻ sẽ là sợi dây liên hệ quan trọng giữa giáo viên và gia đình. Việc cô giao nhiệm vụ cho trẻ về nhà tìm hiểu trước vấn đề sẽ khám phá đó tạo cho trẻ hứng thú nhất định và tạo thói quen hàng ngày chia sẻ với bố mẹ những điều vừa học ở lớp. Trước và sau mỗi hoạt động khám phá yêu cầu trẻ về nhà tìm hiểu trước bằng cách hỏi bố mẹ, xem tivi...... Lặp lại nhiều lần như cách này sẽ tạo thành một thói quen tốt và là sự kết hợp tuyệt vời giữa gia đình, nhà trường và bản thân trẻ. Làm trẻ sẽ luôn háo hức mỗi khi trở về nhà và kể với bố mẹ những điều vừa khám phá. Vì thế tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ để hiểu được tính cách trẻ và để phụ huynh luyện thêm cho trẻ.
Cháu Khánh Huy, cháu Minh Ngọc rất thích đọc câu đố cho bố mẹ nghe .
Cháu Thanh Bình, cháu Minh Đức rất hay hỏi về những gì lạ xung quanh
Trao đổi với phụ huynh mua cho trẻ những quyển truyện, tranh về con vật, cây cỏ … phù hợp với lứa tuổi để trẻ có được vốn kiến thức
4. Kết quả thực hiện
Từ việc áp dụng những biện pháp gây hứng thú cho trẻ với giờ hoạt động khám phá môi trường xunh quanh, tôi đã thu được kết quả sau:
kÕt qu¶ ®¸nh gi¸ cña trÎ
TT
NhËn thøc
§Çu n¨m
Cuèi n¨m
Sè lîng
Tû lÖ %
Sè lîng
Tû lÖ %
1
Tốt
3
10
10
33.33
2
Kh¸
6
20
15
50
3
Trung b×nh
17
56.66
5
16.66
4
YÕu
4
13.33
0
0
100
80
60
40
20
0
Nhận thức Giỏi Khá Trung bình Yếu
Cuối năm
Đầu năm
56%
50%
33,33%
20%
16,6%
13,3%
4%
0%
PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Kết luận
Khám phá khoa học giúp trẻ được trải nghiệm, được thực hành các kỹ năng, sự hiểu biết của mình thông qua các trò chơi, thí nghiệm khoa học. Từ đó trẻ sẽ lĩnh hội được vốn kiến thức, kỹ năng mới cho bản thân mình. Không chỉ có vậy, thông qua các giờ trải nghiệm, khám phá khoa học tư duy của trẻ sẽ được kích thích nhiều hơn, trí tưởng tượng phong phú hơn thông qua đó giúp trẻ phát triển trí tuệ của mình. Các chuyên gia Tâm lý Nga cho rằng “Tư duy chỉ xuất hiện khi có tình huống có vấn đề”
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của bộ môn khám phá khoa học nên tôi cũng mạnh dạn tìm hiểu, trải nghiệm và đưa ra một số biện pháp giúp trẻ hứng thú trong giờ học Làm quen môi trường xung quanh.
Qua đây tôi cũng mong rằng bộ môn Làm quen môi trường xung quanh sẽ không còn là bộ môn khó mà giáo viên quen gọi vui là “Môi trường loanh quanh” nữa, mà nó sẽ là bộ môn hấp dẫn, phong phú đối với cả cô giáo và trẻ con vì không chỉ có trẻ được trải nghiệm mà giáo viên cũng tăng thêm hiểu biết rất nhiều. Chính vì thế tôi mong muốn các biện pháp này sẽ được nhân rộng, phát triển hơn nữa để tiến tới một bộ môn khoa học lý tưởng hấp dẫn với trẻ mầm non.
Sau khi thực hiện đề tài này, tôi đã rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm sau:
* Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình thực hiện đề tài bản thân tôi đã rút ra được những kinh nghiệm như sau:
- Bản thân cần phải tích cực tìm tòi học hỏi, nhận thức sâu sắc những nội dung giáo dục và lựa chọn nội dung phù hợp đưa vào dạy trẻ lớp mình.
- Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, khắc phục mọi khó khăn để thực hiện thành công ý tưởng của mình.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà trường, phụ huynh cùng toàn thể CBGVNV trong công tác giáo dục và hình thành cáckỹ năng trải nghiệm, khám phá cho trẻ.
- Tổ chức nhiều hoạt động tạo mọi cơ hội để trẻ được khám phá khoa học tích lũy kiến thức về môi trường xung quanh.
- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo uy tín và tiềm năng đối với phụ huynh và đối với trẻ.
- Dạy trẻ bằng tình yêu thương và lòng nhiệt tình.
- Luôn tìm tòi, đầu tư thời gian nghiên cứu, sưu tầm thêm các trò chơi áp dụng trong và ngoài tiết học, những bài thơ, đồng dao hay, các thí nghiệm đơn giản nhưng thú vị.
* Kiến nghị đề xuất
Qua tìm tòi nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi nhận thấy nội dung cho trẻ làm quen môi trường xung quanh ở bậc học mầm non là rất phù hợp và cần thiết. Vì vậy đề nghị các cấp lãnh đạo tiếp tục triển khai thực hiện rộng rãi nội dung làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ ở các trường mầm non.
Mở lớp tập huấn chuyên môn về lĩnh vực phát triển nhận thức (khám phá khoa học) hoạt động cho trẻ làm quen môi trường xung quanh cho giáo viên đến từng cơ sở.
Tuyên truyền nội dung giáo dục và một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ khám phá môi trường xunh quanh trên đài báo, ti vi nhằm nâng cao nhận thức của phụ huynh.
Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất cũng như kinh phí để tổ chức các hoạt động tập thể có quy mô, chất lượng cao.
Cuối cùng tôi rất mong được sự quan tâm, bổ sung, góp ý của các cấp lãnh đạo cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Cầu Giấy, ngày 22 tháng 03 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Nguyễn Thị Hà
File đính kèm:
- Giaoducmaugiao_Hà_mnhoahong.doc