Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học

Trường học là một tổ chức sư phạm - xã hội được hình thành để thực hiện mục đích nhất định; là tổ chức cơ sở của hệ thống giáo dục, nơi tập hợp những người thực hiện nhiệm vụ chung là dạy và học, giáo dục đào tạo những nhân cách theo mục tiêu đề ra. Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy giáo dục đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ của giáo viên. Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó có giáo dục tiểu học, đồng thời tham gia hội nhập kinh tế thế giới, hoà mình vào xu thế toàn cầu hoá, do đó vấn đề nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ của giáo viên càng trở nên cấp bách .

doc29 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên phụ trách thiết bị lên các danh mục đồ dùng trước một tuần để Giáo viên mượn dạy. - Giáo viên phải tự làm một đồ dùng dạy học trong năm. - Bắt buộc 100 % Giáo viên lên lớp phải sử dụng đồ dùng dạy. - Tham mưu với Ban giám hiệu mua sắm đồ dùng còn thiếu. - Đề nghị thanh lý đồ dùng rách nát kém hiệu quả. Có như vậy kết quả thiết bị dạy học ngày càng phong phú, Giáo viên có điều kiện đổi mới phương pháp giảng dạy tốt các bộ môn . Đồng thời kích thích hứng thú học tập, chủ động tìm hiểu nội dung bài dưới sự hướng dẫn của người thầy. 9. Phối hợp đoàn thể quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tình cảm của mọi thành viên trong tổ: Tổ khối trưởng là người đầu tàu trong tổ. Vì vậy việc phối hợp với tổ chức công đoàn nhà trường là điều rất cần thiết để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Giáo viên. Nên dùng biện pháp tâm lý và giao tiếp để nắm hoàn cảnh toàn diện của giáo viên về lịch sử, quá trình đào tạo, khả năng công tác, trình độ chuyên môn, hoàn cảnh gia đình, sở trường , nguyện vọng của mỗi thành viên trong khối. Đồng thời đề ra kế hoạch và giải pháp giúp đỡ , bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Ví dụ : Thăm hỏi ốm đau, ủng hộ bệnh hiểm nghèo, tai nạn, tang chế , giúp đỡ nghiệp vụ chuyên môn….Có như vậy Giáo viên mới an tâm và làm trọn nhiệm vụ thiên liêng cao cả của mình là sự nghiệp “ Trồng người ” và hoàn thành mọi kế hoạch nhà trường đề ra. C/ Quản lý hoạt động học của học sinh : Sản phẩm của thầy chính là học trò, trò có ngoan thì thầy mới giỏi và ngược lại . Đó là quy luật tác động qua lại của hoạt động dạy và học. Thông qua người thầy nhà trường quản lý hoạt động của học sinh, làm sao học sinh thấy được : “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui !”.Vì vậy Ban giám hiệu có tầm nhìn bao quát hoạt động học tập của học sinh về khoảng không gian, thời gian và các hình thức hoạt động khác . Từ đó cân đối , điều hoà, điều khiển các hoạt động phù hợp với tính chất của quy luật hoạt động dạy học. Hoạt động học tập học sinh: “Học trong lớp- Học ngoài lớp- Học ở nhà”. Qua các kênh học tập này các thành viên trong tổ cần quản lý thực hiện các vấn đề sau: 1. Giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn của học sinh : Phân công Giáo viên trực theo dõi nền nếp, chuyên cần học sinh hàng ngày. Nêu những tấm gương điển hình con ngoan,trò giỏi - Người tốt việc tốt – Gia đình nghèo hiếu học trong giờ chào cờ đầu tuần ....Từ đó học sinh thấy được “ Tại sao mình phải học tốt” , “ Muốn học tốt mình phải làm gì ”. Khi các em xác định được động cơ học tập đúng đắn thì bản thân các em sẽ thực hiện nhiệm vụ học tập cá nhân của mình là : - Đi học chuyên cần. Và lễ phép vâng lời thầy cô giáo. - Đi học tác phong gọn gàng , sạch sẽ . - Mua sắm sách vở và dụng cụ học tập đầy đủ. - Đến lớp chăm chú nghe giảng bài và phát biểu xậy dựng bài sôi nổi . - Về nhà học bài, làm bài tập đầy đủ và xem bài mới. - Không biết phải hỏi bạn bè , thầy cô giáo. - Đoàn kết giúp đỡ lần nhau trong học tập và các bạn có hoàn cảnh khó khăn.... Các biện phápthực hiện : - Ban giám hiệu chỉ đạo Tổng phụ trách đội lên kế hoạch , tổ chức kiểm tra, cho điểm theo từng mục quy định ở tất cả các lớp theo hình thức đột xuất và định kỳ. - Xếp loại thi đua theo hàng tuần, cuối kỳ có đánh giá tổng kết khen thưởng. - Ban giám hiệu đi thăm lớp dự giờ cần kiểm tra tra các vấn đề nêu trên để kịp thời điều chỉnh nhắc nhở các em chưa đạt yêu cầu. Từ đó đã khích lệ tinh thần các em thi đua học tập giữa cá nhân với cá nhân, giữa khối này với khối kia, làm cho phong trào học tập toàn trường được khuấy động sôi nổi và có hiệu quả, nâng cao được chất luợng giáo dục toàn trường. 2. Tính hiệu quả hoạt động lao động trong nhà trường : Ban giám hiệu cần tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả chất lượng học tập của học sinh qua các hình thức sau : - Kiểm tra định kỳ : Đổi chéo viên coi thi và chấm thi ở tất cả khối lớp theo quan điểm công bằng khách quan. - Dự giờ thăm lớp kết hợp khảo sát chất lượng học sinh tại lớp đó để kịp thời chỉ đạo khắc phục. - Giáo viên chủ nhiệm lớp báo cáo số lượng học sinh yếu cho Ban giám hiệu ngay từ đầu năm qua khảo sát chất lượng và lên kế hoạch phụ đạo học sinh yếu ngay từ đầu năm học. - Cuối năm lớp nào xoá được chỉ tiêu học sinh yếu đạt theo yêu cầu quy định thì được cộng điểm thi đua xếp loại cuối năm. - Ban giám hiệu cần tổ chức các hoạt động vui chơi phù hợp với tâm lý và sức khoẻ học sinh như : Trò chơi dân gian, văn nghệ, thể dục , thể thao. - Phối hợp tích cực các đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng quan tâm giáo dục đạo dức học sinh. - Các bậc cha mẹ học sinh phải có trách nhiệm chăm lo đến điều kiện học tập và công tác Giáo dục của các em. Không khoảng trắng cho giáo viên chủ nhiệm và nhà trường. Tóm lại : Công tác quản lý, chỉ đạo xây dựng tổ khối chuyên môn và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ Giáo viên là công việc không bao giờ kết thúc. Mục đích của công tác này là nhằm đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ cho tất cả giáo viên, cán bộ trong nhà trường, giúp Giáo viên có đủ năng lực tham gia vào công cuộc đổi mới giáo dục, nâng cao sự hiểu biết về chuyên môn và các vấn đề giáo dục nói chung, giúp đội ngũ Giáo viên theo kịp và đáp ứng tốt các yêu cầu đòi hỏi của xã hội, theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật khoa học giáo dục và thực tế của mỗi đơn vị trường học. Công tác này làm cơ sở cho việc cải tiến nền Giáo dục theo hướng vừa hiện đại vừa sát thực tế Việt Nam . Đây chính là mục tiêu chính của công tác bồi dưỡng xây dựng tổ khối chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhà trường vững mạnh và đồng thời nâng cao chất lượng trong Giáo dục nhà trường đạt kết quả khả quan hơn.Ban giám hiệu phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác bồi dỡng xây dựng nghiệp vụ tổ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên toàn trường .Ban giámhiệu nhà trường cần xác định đúng nhu cầu, mục tiêu, nội dung cần bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Ban giám hiệu tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả.Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn phải là một phần trong kế hoạch chung, để thể hiện rõ trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, của các tổ, khối chuyên môn. Mỗi hoạt động bồi dưỡng đều có mục đích riêng, nội dung và phương pháp, phương tiện thực hiện riêng và cuối cùng phải được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá đúng thực chất .Cho nên trong năm học 2008 – 2009 trường Tiểu học Ninh Sơn đã đạt những kết quả rất khả quan . D / kết quả đạt được năm học : 2008 - 2010 1. Kết quả học tập ( văn hoá ) của học sinh : G K TB Y SL % SL % SL % SL % 2. Kết quả học sinh dự thi giao lưu học sinh giỏi cấp Huyện : - 2 em đạt giải ba học sinh “Giỏi” . - 2 em đạt giải khuyến khích học sinh “Giỏi” . 3. Kết quả giáo dục thể chất của học sinh : - Cấp huyện : Cầu lông : 1 Vàng , 5 Bạc . Cờ vua : 1 Bạc . Ném bóng : 1 Bạc . - Cấp tỉnh : Cầu lông : 1 Bạc , 1 Đồng . Ném bóng : 1 Đồng . 4. Kết quả tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện và tỉnh : - 1 Giáo viên khối 4 đạt Giáo viên Xuất sắc cấp huyện . - 2 Giáo viên khối 3 , khối 5 đạt Giáo viên “Giỏi” cấp huyện - 1 Giáo viên khối 4 đạt Giáo viên “Giỏi” tỉnh . 5. Kết quả hạnh kiểm : 100 học sinh đạt hạnh kiểm :Khá -Tốt .Không có học sinh hạnh kiểm Không đạt yêu cầu . 6. Kết quả thanh tra nội bộ trường học : - Kiểm tra chuyên đề :120 tiết (Giỏi:42 tiết , Khá:64 tiết , ĐYC : 14 tiết ) Không có tiết dạy không đạt yêu cầu . - Kiểm tra toàn diện : 13 Giáo viên (Giỏi:7Giáo viên ,Khá :6 Giáo viên ,Đạt yêu cầu :1Giáo viên ) 7. Kết quả tập thể Tổ được cấp huyện , cấp tỉnh khen : - Cấp huyện khen : Tổ 1, Tổ 2 , Tổ 3 , T ổ 4, T ổ 5 (Đạt thành tích Tổ Lao động tiên tiến ). - Cấp tỉnh khen : Tập thể tổ khối 5 xuất sắc . 8. Kết quả chiến sĩ thi đua cấp cơ sở được huyện khen : 05 Đồng chí. 9 . Kết quả danh hiệu nhà trường được cấp huyện khen : Năm học 08-09 “Tập thể lao động tiên tiến ” PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN CHUNG Bài học kinh nghiệm : Kết quả trên đã khẳng định biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác bồi dưỡng xây dựng tổ khối chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Ninh Sơn được tiến hành thực nghiệm khoa học trong (năm học 2007 – 2008 và 2008 – 2009) một cách nghiêm túc đã cho kết quả khả quan. Kết quả trên đã khẳng định tính đúng đắn, khoa học và thực thi đã mang lại những chuyển biến rõ rệt trong công tác quản lý, chỉ đạo bồi dưỡng xây dựng tổ khối chuyên môn vững mạnh ở đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường có hiệu quả . 1.Kết luận: Quản lý, chỉ đạo xây dựng tập thể tổ khối chuyên môn vững mạnh là hết sức cần thiết, nhưng điều chủ yếu vẫn là nhân cách của người giáo viên đang trực tiếp với học sinh. Nhân cách của nhà Giáo dục có sức mạnh to lớn đối với học sinh đến mức không thể thay thế bằng sách giáo khoa, bằng những lời khuyên bảo về đạo đức, bằng hệ thống khen thưởng, kỉ luật nào cả . Nhân cách người Giáo viên thực sự quyết định chất lượng giảng dạy và giáo dục. Cho nên một tập thể tốt khi các thành viên đều tốt. Nhiều thành viên tốt sẽ xây dựng được tập thể vững mạnh, phát triển toàn diện và nâng cao hiệu quả chất lượng Giáo dục trong nhà trường . 2. Kiến nghị: Hiệu trưởng cần trang bị thiết bị đèn chiếu phục vụ dạy học bằng giáo án điện tử trong nhà trường. Các cấp lãnh đạo Ngành quan tâm cơ sở vật chất đầy đủ học 2 buổi / ngày . Ninh Sơn , ngày tháng 03 năm 2010 Người viết sáng kiến Lê Văn Tuấn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tập chí giáo dục Tiểu học . 2.Tích lũy các nội dung sinh hoạt chuyên môn Phòng và Sở Giáo dục. 3. Tham khảo ý kiến đồng nghiệp . MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT : Đặt vấn đề PHẦN THỨ HAI : Nội dung I / Cơ sở lý luận:. 1. Lý luận. 2. Cơ sở khoa học. 3. Cơ sở thực tiễn. II / Một số biện pháp xây dựng tổ khối chuyên môn nâng cao chất lượng dạy học: Công tác quản lý, chỉ đạo xây dựng tổ khối chuyên môn. Quản lý hoạt động học của giáo viên. Quản lý hoạt động học của học sinh. Kết quả đạt được năm học 2008 – 2009 : Phần thứ ba : Kết luận chung 1. Bài học kinh nghiệm 2. Kết luận 3. Kiến nghị

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem(1).doc
Giáo án liên quan