Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém

Học sinh là người học, là người lĩnh hội những tri thức thì nguyên nhân học

sinh yếu kém có thể kể đến là do cá nhân học sinh trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân sau.

- HS lười học: qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng đa số các học

sinh yếu kém là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, cứ đến giờ học thì cặp sách đến trường, nhiều khi học sinh còn không biết ngày đó học môn gì, vào lớp thì không chép bài vì lí do là không có đem tập học của môn đó.

 

doc58 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6116 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghĩ về gia đình mình và viết ra bất kỳ những từ ngữ nào liên quan đến gia đình mình. - Giáo viên treo bảng phụ vẽ bản đồ tư duy lên bảng. Giới thiệu cho học sinh biết một số từ ngữ liên quan đến gia đình. Học sinh nhìn bản đồ tư duy, tự suy nghĩ và hồi tưởng. - Học sinh ghi vào giấy nháp về gia đình mình. - Giáo viên gọi một vài em kể về gia đình mình cho cả lớp nghe. - Cho học sinh nhận xét lời kể của bạn. Giáo viên nhận xét chung. *Lưu ý: Học sinh lớp Ba tư duy chưa nhanh, suy nghĩ để tìm ra các từ ngữ phục vụ cho đề bài chưa nhiều nên học sinh khó vẽ được bản đồ tư duy hoàn chỉnh. Bởi vậy trong khi dạy Tập làm văn muốn đạt hiệu quả, giáo viên nên chuẩn bị bản đồ tư duy hoặc sơ đồ mạng ý nghĩa áp dụng vào giảng dạy. Đối với những học sinh khá giỏi, giáo viên cũng có thể hướng dẫn các em vẽ bản đồ tư duy trong một số bài học nhưng không yêu cầu quá cao đối với học sinh. Nếu học sinh vẽ được bản đồ tư duy phục vụ cho bài học thì giáo viên cần định lượng thời gian phù hợp để các em hoàn thành, tránh tình trạng lạm dụng vẽ rồi không đạt yêu cầu đề bài nêu ra. 05/4/2014 Một số kinh nghiệm dạy Tiểu học HAI MƯƠI ĐIỀU THẦY CÔ CẦN GHI NHỚ 1. Hãy vui cùng những thành tích nhỏ bé của học trò và hãy chia sẻ những thất bại củachúng.  2. Bạn là người rất gần gũi với học trò, hãy cố gắng để chúng luôn cởi mở với bạn. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng. 3. Đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết về một vấn đề nào đó. Hãy cùng chúng tìm câu trả lời. 4. Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Khi đó chúng sẽ đạt tới nhiều đỉnh cao trong học tập. 5. Đừng đòi hỏi một “kỷ luật lý tưởng” trong giờ học. Bạn đừng độc đoán quá, hãy nhớ rằng giờ học là một phần cuộc sống của đứa trẻ, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó quá, cứng nhắc quá. Qua mỗi giờ học đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện. 6. Hãy cố gắng để giờ giảng của bạn không khuôn mẫu quá, chuẩn mực quá. Tuyệt vời nhất là trong mỗi giờ học đều có những “phát minh” nho nhỏ được diễn ra, những chân lí nho nhỏ được phát hiện, những đỉnh cao tri thức được chinh phục và những cuộc tìm kiếm bắt đầu. 7. Các cuộc gặp gỡ với phụ huynh học sinh cần thiết thực và hiệu quả. Mỗi buổi họp phụ huynh là dịp để bạn cung cấp thêm cho họ những kiến thức về tâm lí, sư phạm, về quá trình học tập.  8. Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào, hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng cúa chúng, vui thì chia vui, buồn thì động viên.  9. Hãy luôn ghi nhớ: Học trò không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên. 10. Điểm kém ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành nhân cách của học trò. Bạn hãy cố gắng chừng nào có thể để tránh cho các em điểm kém. Hãy tìm cách khác để khắc phục tình trạng này. 11. Mỗi bài giảng của bạn phải là một bước tiến, dù là rất nhỏ, về phía trước trong việc khám phá tri thức. Học sinh cần phải vượt qua những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và bạn hãy tính toán sao cho mức độ của những khó khăn đó thật phù hợp. 12. Đừng tìm những con đường dễ dàng nhất trong việc giảng dạy. Như thế học trò sẽ lười suy nghĩ, bạn cần làm cho chúng thấy việc học là lao động thực sự. Điều quan trọng nhất là bạn phải luôn khích lệ, luôn ở bên chúng khi khó khăn. 13. Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy chọn điểm cao hơn. Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hy vọng. 14. Không cần che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng cần tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó. Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó. Bạn hãy giúp chúng nhận ra, phát triển chúng thêm. 15. Hãy nhớ rằng trên lớp học sinh cần phải cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Chỉ có sự hấp dẫn mới làm các em tập trung chú ý được. 16. Khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh, bạn cần nhớ rằng đối với họ đứa con là quí giá nhất trên đời. Vì thế, bạn hãy hết sức tế nhị, tránh đừng để phụ huynh bị tổn thương.  17. Đừng sợ xin lỗi học trò nếu thấy mình sai.Xin lỗi chỉ làm tăng uy tín của bạn trong mắt các em mà thôi. Khi các em mắc lỗi, bạn cũng đừng nóng nảy quá. 18. Hãy cố gắng sống hết mình với các em. Vui cùng vui, buồn cùng buồn. Đùa nghịch và dạy dỗ. Hãy kiềm chế khi các em nói dối. Công bằng, kiên trì và trung thực là khẩu hiệu của bạn. 19. Đừng dạy học sinh quá tự tin- sau này chúng sẽ bị xa lánh; quá rụt rè- chúng sẽ bị coi thường; quá lắm lời- chúng sẽ không được ai tính đến; quá cứng nhắc- chúng sẽ bị khước từ. 20. Một lần nữa xin nhắc lại: Hãy kiềm chế, bình tĩnh, kiền trì và mềm mỏng. ****************************************** 20/4/2014 Kinh nghiệm dạy đọc viết nhanh cho học sinh lớp 1 Thực tế cho thấy một trẻ lên hai, lên ba có thể đọc thuộc cả một câu chuyện, thì việc đọc thuộc lòng một câu đơn giản bên cạnh một hình vẽ đối với một trẻ 6 tuổi không khó. Các em có thể đọc làu làu nhưng chưa chắc đã nhớ mặt chữ. Để kiểm tra xem các em đã đọc chắc hay chưa, ta có thể đảo lộn trật tự các từ trong câu để HS đọc thành câu mới. 1. Về đọc Trong phần học vần, HS lớp 1 được luyện đọc ở 6 cấp độ: Đọc âm, đọc vần, đọc tiếng, đọc câu và đọc đoạn. Song dù đọc ở cấp độ nào thì việc đọc mẫu của GV cũng đóng vai trò quan trọng. Các em bắt chước rất nhanh và rất tốt. Việc chỉnh sửa phát âm cho HS không mấy khó khăn ở những cấp độ đọc âm, vần, tiếng và từ. Khi dạy đọc câu mới xuất hiện vấn đề. Thực tế cho thấy một trẻ lên hai, lên ba có thể đọc thuộc cả một câu chuyện, thì việc đọc thuộc lòng một câu đơn giản bên cạnh một hình vẽ đối với một trẻ 6 tuổi không khó. Các em có thể đọc làu làu nhưng chưa chắc đã nhớ mặt chữ. Để kiểm tra xem các em đã đọc chắc hay chưa, ta có thể đảo lộn trật tự các từ trong câu để HS đọc thành câu mới. Ví dụ với 2 câu: “Bé chơi thân với bạn Lê. Bố bạn Lê là thợ lặn”. Ta cho các em đọc thành: - Bé với bạn Lê là bạn thân. - Bố bạn Lê chơi thân với bố bé. - Bố bé là thợ lặn. - Thợ lặn chơi thân với bố bé. - ……………………………. Ngoài ra, các em có xu hướng đọc rời rạc thành từng tiếng và càng về cuối câu càng đuối dần, nhất là những câu tương đối dài. Dạy các em đọc theo cụm từ và đọc từ cuối câu đọc lên sẽ khắc phục được tình trạng này. Ví dụ để đọc tốt câu: “Trên giàn thiên lý, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn” ta cho HS lần lượt đọc: Bay lượn Ngẩn ngơ bay lượn Lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn Trên giàn thiên lý, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn. Như vậy đơn vị đọc sẽ là câu mới được thể hiện suôn sẻ, khác với đọc tiếng, đọc từ. Động tác này tuy chỉ thực hiện rất nhanh, nhưng qua đó câu được chẻ nhỏ thành từ, cụm từ rồi lại từ cụm từ và từ tổng hợp lại thành câu. Vô hình trung ta đã xây dựng cho HS thói quen phân tích câu để hiểu nghĩa câu và tập hợp từ, cụm từ để đặt câu, một thói quen rất quý làm nền tảng để đặt câu sau này. 2.Về viết: Ở phần học vần, khi nói đến kỹ năng viết của HS là nói đến kỹ năng viết chữ. Theo tôi, ngay từ những bài đầu cần cho HS nắm vững thuật ngữ “đường li”, “dòng li”, tên gọi các nét, cách viết các nét một cách chắc chắn thì khi vào dạy viết chữ cái rất thuận lợi. Một nét nằm trên mấy dòng li, bắt đầu từ đường li nào kết thúc ở đường li nào… học sinh nắm thuật ngữ thì GV rất dễ dạy. HS nắm vững cách viết các nét thì dễ dàng nắm được cấu tạo của chữ cái, viết tốt chữ cái thì việc nối chữ cái thành chữ không mấy khó khăn. Tuy nhiên, ta nên thường xuyên cho HS nhắc lại tỉ lệ chữ, khoảng cách giữa các chữ cái trong một chữ, giữa hai chữ với nhau…Và để tạo thói quen vĩnh viễn, ta luôn quan tâm giữ đúng tư thế ngồi viết, cách cầm bút, khoảng cách từ mắt đến vở cho HS. Với một số HS yếu, khi viết tiếng thành chữ, các em dễ sai phần vần. Đó là khi đánh vần, các em chỉ được đọc tên âm đầu, tên vần và tên thanh mà ít được lặp lại cấu tạo vần, ta mặc nhiên coi như các em đã nắm vững được phần vần. Thực ra một đứa trẻ chưa đi học nhưng nghe anh chị đánh vần, theo phản xạ, có thể đánh vần trơn tru hầu hết các tiếng theo kiểu: “Đờ anh đanh sắc đánh, vờ ân vân huyền vần…”như thế, nhưng không biết phải viết ra sao. HS yếu ở lớp một vẫn còn lúng túng ở chỗ này. Ví dụ khi cho các em viết “loan”, các em có thể viết thành “loa” hay “lon”. Để khắc phục chỗ này, tôi cho các em yếu đánh vần: “lờ oa a nờ oan, lờ loan loan”, thế là khi viết, các em không còn bị sai phần vần nữa. Trên đây là một số thủ thuật nhỏ mà tôi áp dụng trong thời gian dạy học vần lớp 1 và chỉ đạo chuyên môn sau này. Kết quả cho thấy,đến phần tập đọc, GV dạy rất thong thả, dễ dàng. Các em nghe quen, đọc đúng, nói tương đối gãy gọn, viết chính tả tốt, sẵn sàng bước vào học lớp 2. Bên cạnh đó, tôi còn vài vướng mắc muốn trao đổi và học hỏi thêm. 2.1. Trong qui trình dạy bài học vần, ở tiết 2, tiết luyện tập, HS đang mở sách để luyện đọc, lại phải gấp sách cất đi, lấy vở tập viết ra để luyện viết, rồi lại cất vở tập viết đi, lại lấy sách ra luyện nói. Tại sao các em đang mở sách để luyện đọc, ta không được phép dạy luyên nói luôn rồi cất sách đi để luyện viết sau cùng? 2.2. Đối với những tiếng có âm QU đứng trước Trường hợp đi sau là một vần bắt đầu bằng u, ví dụ: quốc quyết… ta có thể giải thích là âm quờ đứng trước, vần uốc, vần uyêt đứng sau, nhưng vì hai u đứng cạnh nhau lược bỏ một u. HS hiểu, chấp nhận và không bị nhằm lẫn. Nhưng với trường hợp: quạt, quan, quang….theo SGV thì đó là âm quờ đi với vần oát, oan, oang…. Nhưng không lý giải lược bỏ o như lược bỏ u nên tôi cũng không dám lý giải cho HS. Và khi các em tìm tiếng có vần oat, oan, oang…. Mà đưa ra tiếng quạt, quan, quang…. Thì tôi cũng không dám chấp nhận. Bởi vì nếu tôi chấp nhận, khi viết, các em sẽ viết: quoạt, quoan, quoang….rất khó sửa. Vả lại, nếu chập nhận tiếng quạt vần oat thì âm đầu không phải là quờ, mà là cờ viết bằng chữ cái q. Đến cuối năm, một số vần ít gặp được dạy xen trong bài tập đọc xuất hiện, như vần uây, vần uyt…thì quây vần ây hay vần uây, quét vần et hay vần oet, quít hay quýt, vần it hay uyt?.v.v….rất mong được giải thích cặn kẽ, rõ ràng và một sự thống kê đầy đủ.

File đính kèm:

  • docTich luy chuyen mon ca nhan.doc
Giáo án liên quan