Một số biên pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học

 Ai cũng biết rằng tất cả các ngôi nhà được xây lên phải bắt đầu từ nền móng. Móng nhà có vững chắc thì ngôi nhà đó mới được bền vững. Trong hệ thống giáo dục, bậc học được ví như nền móng của “ngôi nhà” đó là bậc Tiểu học. Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên, là cơ sở ban đầu để con người có thể tiếp thu được vốn tri thức ở các cấp học tiếp theo, cũng như mọi tri thức khoa học hiện đại. Bấy lâu nay, mọi người thường chú trọng đến các lớp cuối THPT mà coi nhẹ các lớp Tiểu học, điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục phát triển toàn diện và mang nhiều khó khăn tới giáo viên trực tiếp giảng dạy. Chủ trương của Bộ giáo dục và đạo tạo đề ra là “ đến cuối lớp 5 các em phải đọc thông viết thạo, tính toán nhanh và am hiểu tự nhiên xã hội, biết cách ứng xử với mọi người.” Vậy nên trong môn học Mĩ thuật cũng vậy, đây là một môn năng khiếu, đòi hỏi các em phải có tính sáng tạo, độc lập trong học tập. Vì thế, làm thế nào để các em chủ động trong học tập là điều mà những giáo viên như tôi luôn trăn trở.

doc41 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4711 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biên pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngồi, thời gian làm bài - Giáo viên gợi ý cho học sinh tìm cách thể hiện nội dung - Nhắc học sinh cách vẽ. + Vẽ hình ảnh chính, phụ. + Gợi ý học sinh vẽ thêm cảnh vật cho sinh động, nhưng phải phù hợp với nội dung tranh. - Quan sát, gợi ý học sinh. + Vẽ hình như đã hướng dẫn ( vẽ vừa với phần giấy quy định ) + Vẽ màu : phù hợp với nội dung, màu có đậm, có nhạt. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài vẽ về : + Cách thể hiện nội dung đề tài. + Bố cục hình dáng. + Màu sắc. - Học sinh chọn các tranh đẹp và xếp loại theo ý mình. - Củng cố lại kiến thức Dặn dò : - Liên hệ giáo dục, dặn dò học sinh chuẩn bị nội dung bài học sau - Nhận xét chung tiết học. - Đánh giá tuyên dương, nhắc nhở./. Ø TIẾT 3 : Mĩ thuật lớp 4 Bài 21: Vẽ trang trí Trang trí hình tròn I. Mục tiêu : - Kiến thức : Học sinh hiểu cách trang trí hình tròn - Kĩ năng : Học sinh biết cách trang trí hình tròn và trang trí được hình tròn đơn giản ( Học sinh khá giỏi : Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối phù hợp với hình tròn, vẽ màu đều, rõ hình chính, phụ ) - Thái độ : Học sinh có ý thức làm đẹp trong học tập và cuộc sống II. Chuẩn bị : - Giáo viên + Sách giáo khoa, sách giáo viên + Công nghệ thông tin + Một số đồ vật được trang trí hình tròn + Hình gợi ý cách trang trí h ình tròn ở bộ đồ dùng dạy học + Một số bài vẽ trang trí hình tròn của học sinh các lớp trước. -Học sinh + Sách giáo khoa + Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ + Bút chì, tẩy, compa, thước kẻ, màu vẽ… + Sưu tầm một số bài trang trí hình tròn. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu : Ổn định lớp ( slide 1 ) Giới thiệu bài: ( Slide 2 ) Giáo viên lựa chọn cách giới thiệu bài cho phù hợp với nội dung. Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét ( Slide 3 ) - Trình chiếu bài trang trí hình tròn, đặt câu hỏi gợi ý học sinh thảo luận nhóm đôi tìm hiểu về: + Bố cục ( cách sắp xếp hình mảng, hoạ tiết ) + Vị trí của các hình mảng chính, phụ + Những hoạ tiết thường được sử dụng để trang trí hình tròn + Cách vẽ màu - Giáo viên bổ sung : + Trang trí hình tròn thường : Đối xứng qua các trục Mảng chính ở giữa, mảng phụ ở xung quanh Màu sắc làm rõ trọng tâm Ø Cách trang trí này gọi là trang trí cơ bản + Có những hình tròn không theo cách nêu trên nhưng cân đối về bố cục , hình dáng, màu sắc như : trang trí cái đĩa, huy hiệu , ( cho học sinh xem vật thật ) Ø Cách trang trí này gọi là trang trí ứng dụng Hoạt động 2 : Cách trang trí hình tròn ( Slide 4) - Yêu cầu học sinh chọn một bố cục hợp lý nhất, giải thích ? ( Slide 4 ) - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 về các bước trong một bài vẽ trang trí - Dựa vào cách trả lời của học sinh, giáo viên hệ thống lại và kết hợp minh hoạ cụ thể : Bước 1 : ( Slide 5 ) Bước 2 : ( Slide 6 ) Bước 3 : ( Slide 7 ) Bước 4 : ( Slide 8 , 9 ) ( Slide 5 ) ( Slide 6 ) ( Slide 7 ) ( Slide 8 ) ( Slide 9 ) - Trước khi làm bài cho học sinh xem một số bài trang trí hình tròn của học sinh các lớp trước để rút kinh nghiệm. ( Slide 10 ) ( Slide 10 ) - Tổ chức trò chơi phát triển kĩ năng : ( slide 11 ) Chia lớp thành 2 nhóm, đại diện nhóm tham gia trò chơi “ Vẽ nhanh vào hình” ( Giáo viên vẽ hai hình tròn trên giấy trắng, kẻ các đường trục và phác các hình mảng khác nhau vào mỗi hình tròn. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh chọn một số hoạ tiết hoa lá vẽ vào mảng của các hình tròn ( dán vào bảng lớp) ( slide 11 ) Hoạt động 3 : Thực hành - Giáo viên nêu yêu cầu bài tập ( Slide 12 ) ( Slide 12 ) - Giáo viên nhắc nhở tư thế ngồi, thời gian làm bài - Giáo viên bao quát lớp và gợi ý học sinh + Vẽ một hình tròn ( vẽ bằng compa sao cho vừa phải, cân đối với tờ giấy ) + Kẻ các đường trục ( bằng bút chì, mờ + Vẽ các hình mảng chính, phụ + Chọn các hoạ tiết thích hợp vẽ vào mảng chính + Tìm hoạ tiết vẽ ở các mảng phụ sao cho phong phú, vui mắt và hài hoà với hoạ tiết ở mảng chính + Vẽ màu ở hoạ tiết chính trước, hoạ tiết phụ sau rồi vẽ màu nền - Gợi ý cụ thể với những học sinh còn lúng túng, động viên những học sinh khá để các em tìm tòi thêm . Ø Trong khi học sinh vẽ bài, Giáo viên trình chiếu nội dung chính ( Slide 13 ) ( Slide 13 ) Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài vẽ về : + Bố cục + Hình vẽ + Màu sắc. - Học sinh chọn các bài đẹp và xếp loại theo ý thích - Củng cố kiến thức học sinh bằng trò chơi ( Slide 14 ) ( Slide 14 ) Dặn dò : - Liên hệ giáo dục, dặn dò học sinh chuẩn bị nội dung bài học sau - Nhận xét chung tiết học. - Đánh giá tuyên dương, nhắc nhở. - Kết thúc tiết học ( Slide 15 ) ( Slide 15 ) * Kết quả 3 tiết dạy thực hiện các giải pháp : Tiết Bài Lớp Sĩ số Tên bài dạy Kết quả Ghi chú A+ % A % B % 1 5 5/1 27 Tập nặn tạo dáng Nặn con vật quen thuộc 10 37 17 63 0 0 2 17 3/2 31 Vẽ tranh Đề tài cô ( chú ) bộ đội 12 38,7 19 61,3 0 0 3 21 4/3 29 Vẽ trang trí Trang trí hình tròn 13 44,8 16 55,2 0 0 Qua 3 tiết dạy mẫu trên chứng minh một số biện pháp tôi đưa ra là hoàn toàn đúng đắn. Kết quả thu được thật đáng khích lệ, không còn học sinh xếp loại chưa hoàn thành nữa, mà tỷ lệ ở mức hoàn thành và hoàn thành tốt rất cao. Đạt 100% vượt chỉ tiêu nhà trường giao . Ø Xếp loại tổng số học sinh qua 3 tiết học đạt: A+ là : 40,2 % ; A là : 59,8%. Vì vậy tôi sẽ áp dụng những biện pháp này vào trong việc giảng dạy của mình để chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật của trường Tiểu học Vĩnh Lương 1 được tốt hơn và tôi mạnh dạn đưa ra những biện pháp này cho các bạn đồng nghiệp trong Thành phố tham khảo và góp ý để cùng nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học . C : PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết luận chung Qua thực tế giảng dạy trong những năm qua tôi luôn xác định được mục tiêu trong nhà trường Tiểu học, đồng thời cũng hiểu sâu sắc được vai trò của môn Mĩ thuật trong việc giáo dục học sinh phát hiện ra những mặt hạn chế và có một giải pháp nâng cao hiệu quả của việc dạy và học môn Mĩ thuật. Tôi thấy việc nắm vững phương pháp và cách tổ chức cơ bản về môn Mĩ thuật cũng như việc xây dựng cho mình một cách tổ chức dạy học vững chắc còn có tìm ra những giải pháp dạy học phù hợp của môn Mĩ thuật sẽ có tác dụng và ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động dạy và học, giúp cho giáo viên có một định hướng đúng đắn, phù hợp một cách thức tổ chức giờ hợp lý giúp cho học sinh hứng thú tìm hiểu, khám phá thế giới thẩm mĩ một cách say mê, hấp dẫn, góp phần giáo dục nên những con người toàn diện hơn theo 4 mục đích : Đức - Trí - Thể - Mĩ. Nó giúp học sinh hoàn thiện nhân cách có ý thức tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng mọi người, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp hơn, từ đó điều chỉnh nên những con người mới với những nhân cách tốt. - Muốn giảng dạy tốt môn học trước hết giáo viên phải hiểu được mục đích yêu cầu của môn học từ đó tìm ra cho mình một định hướng giảng dạy đúng đắn. - Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu biết được mức độ cảm nhận của học sinh về thế giới xung quanh thông qua các bài học. - Luôn luôn tôn trọng gần gũi học sinh. - Phải có tính kiên trì công tác giảng dạy, khéo léo động viên kịp thời đối với các em. - Áp dụng nhiều phương pháp trò chơi, phương pháp thích hợp, không áp đặt đòi hỏi quá cao đối với học sinh để giúp các em yêu thích môn học và học tốt hơn. - Trong tiết học luôn tạo không khó vui vẻ thoải mái nhẹ nhàng, thu hút lòng say mê của các em đối với tiết học, môn học. - Việc quan trọng yêu cầu của mỗi tiết học là giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan, trực quan phải đẹp, hấp dẫn để học sinh quan sát. - Sử dụng linh hoạt trong phối hợp các phương pháp dạy học thích hợp. - Thường xuyên trao đổi để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp. - Ứng dụng thông tin, phần mềm của công nghệ thông tin vào môn Mĩ thuật như qua băng đĩa, ... có như vậy chất lượng học tập mới đạt hiệu quả cao. Những biện pháp trên đã được chứng minh ở một số lớp tại trường Tiểu học Vĩnh Lương 1 , tôi thấy thực hiện những giải pháp trên là đúng. Vì thế tôi mạnh dạn thực hiện giảng dạy trong những năm học tới. Vì thời gian có hạn nên tôi mới tìm ra được một số giải pháp trên, nhưng tôi sẽ cố gắng hơn nữa để tìm ra một số giải pháp tối ưu hơn, để đóng góp cho nền giáo dục Mĩ thuật của toàn ngành nói chung và Trường Tiểu học Vĩnh Lương 1 nói riêng. Giúp học sinh phát triển toàn diện về “Đức - Trí - Thể - Mĩ” 2. Kiến nghị : Để cho việc dạy và học môn Mĩ thuật được tốt hơn, tôi mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến việc giảng dạy bộ môn này, và tôi có một số kiến nghị sau : 1- Nhà trường cần có phòng học chức năng đầy đủ về cơ sở vật chất. 2- Phòng GD&ĐT Thành phố Nha Trang quan tâm tới các buổi sinh hoạt cụm. 3- Sở GD&ĐT cần tổ chức lớp học nâng cao việc giảng dạy môn Mĩ thuật. 4- Bộ GD& ĐT cần có một số đồ dùng dạy phân môn Mĩ thuật cụ thể hơn, nhiều hơn. 5- Phụ huynh cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, sát thực hơn đối với việc học Mĩ thuật của các em, cụ thể là đồ dùng học tập 6- Giáo viên phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết với chuyên môn. Phải thường xuyên sưu tầm, học hỏi kinh nghiệm cũng như mạnh dạn áp dụng những phương pháp mới. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi về việc áp dụng một số phương pháp dạy học để dạy tốt hơn môn Mĩ thuật mà tôi đã áp dụng thành công, tôi rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các bạn đồng nghiệp ./. Nha Trang, ngày 20 tháng 6 năm 2009 Người viết sáng kiến Nguyễn Thị Ngọc Thảo TÀI LIỆU THAM KHẢO - Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật (Nhà xuất bản Giáo dục ) - Thiết kế bài giảng Mĩ thuật lớp 1; 2; 3; 4; 5 (Nhà xuất bản Văn Hoá ) - Sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 1; 2; 3; 4; 5 ( Bộ giáo dục và đào tạo ) - Sách giáo viên Mĩ thuật lớp 1; 2; 3; 4; 5 ( Bộ giáo dục và đào tạo ) - Hướng dẫn thục hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học ( Bộ giáo dục và đào tạo ) - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học chu kỳ (2003 - 2007). - Giáo trình Mĩ thuật ( Nhà xuất bản Đại học sư phạm.)

File đính kèm:

  • docSang kien my thua.doc