Một số biện pháp khắc phục học sinh yếu lớp 1

 Học sinh yếu là một tồn tại khách quan, một phần do giáo viên chưa quan tâm đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời để các em hỏng kiến thức cơ bản. Một phần là do các em không thích học, không biết cách học dẫn đến ngày một tụt hậu so với trình độ chung của lớp.

 Không kể nguyên nhân do đâu, giúp đỡ học sinh yếu là việc làm cần thiết, không nóng vội, có lộ trình hợp lý, có biện pháp hiệu quả và kịp thời, có kế hoạch riêng cho mỗi học sinh.

1- Đối với Học sinh

- Đi học phải chuyên cần, nghỉ học phải có lý do chính đáng.

- Học bài, làm bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

- Trong giờ học tập trung nghe cô giáo giảng bài, tích cực tham gia xây dựng bài.

2- Đối với phụ huynh

- Theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình.

- Giúp đỡ HS trong quá trình học tập ở nhà, phải có thời gian biểu cho HS.

- Đôn đốc, động viên con em đi học chuyên cần.

- Có sự kiểm tra và chuẩn bị cho con em trước khi đến trường.

- Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm được tình hình học tập của con em mình, từ đó giáo viên chủ nhiệm cùng trao đổi với phụ huynh để tìm biện pháp tốt nhất cho con em mình học tập.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6195 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp khắc phục học sinh yếu lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HỌC SINH YẾU LỚP 1 Học sinh yếu là một tồn tại khách quan, một phần do giáo viên chưa quan tâm đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời để các em hỏng kiến thức cơ bản. Một phần là do các em không thích học, không biết cách học dẫn đến ngày một tụt hậu so với trình độ chung của lớp. Không kể nguyên nhân do đâu, giúp đỡ học sinh yếu là việc làm cần thiết, không nóng vội, có lộ trình hợp lý, có biện pháp hiệu quả và kịp thời, có kế hoạch riêng cho mỗi học sinh. 1- Đối với Học sinh - Đi học phải chuyên cần, nghỉ học phải có lý do chính đáng. - Học bài, làm bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Trong giờ học tập trung nghe cô giáo giảng bài, tích cực tham gia xây dựng bài. 2- Đối với phụ huynh - Theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình. - Giúp đỡ HS trong quá trình học tập ở nhà, phải có thời gian biểu cho HS. - Đôn đốc, động viên con em đi học chuyên cần. - Có sự kiểm tra và chuẩn bị cho con em trước khi đến trường. - Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm được tình hình học tập của con em mình, từ đó giáo viên chủ nhiệm cùng trao đổi với phụ huynh để tìm biện pháp tốt nhất cho con em mình học tập. 3- Đối với giáo viên - Giáo viên là người chủ đạo trong việc khắc phục học sinh yếu, thành hay bại là phần lớn do giáo viên. Vì vậy giáo viên là người hết sức quan trọng trong việc khắc phục học sinh yếu. Giáo viên được ví như một người huấn luyện viên trưởng.Vì vậy giáo viên cần lưu ý một số biện pháp sau : - Lập danh sách học sinh yếu báo cáo cho Tổ Khối Trưởng, Theo mẫu : TT Họ tên HS Môn Tiếng Việt Môn Toán Yếu cả hai môn Con ông bà Nơi ở Yếu đọc Yếu viết Yếu TV Yếu toán 1 2 .... - Phân tích nguyên nhân từ đâu? Để từ đó có biện pháp khác phục hợp lý và có hiệu quả. - Đề xuất với Tổ Khối Trưởng, nhà trường về cách khắc phụ để tất cả cùng tập trung giải quyết có hiệu quả tốt nhất. - Chủ động gặp phụ huynh trao đổi về việc học tập của HS, cùng với phụ huynh tìm biện pháp khắc phục. - Tiếp theo giáo viên lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu ngoài giờ học chính khóa có thể ở trường, ở nhà (đề xuất với Tổ Khối Trưởng, nhà trường, phụ huynh...) - Trong tiết dạy học bình thường giáo viên soạn bài nhất thiết phải có kế hoạch dạy học cho những học sinh yếu. Kế hoạch dạy học cho học sinh yếu phải phù hợp với trình độ học sinh đó, không chỉ dạy những vấn đề hoặc kiến thức của bài mới mà có thể dạy kiến thức của bài cũ. Ví dụ: + Học sinh không đọc được các bài tập đọc - Giáo viên phải có kế hoạch dạy cho em đó trong tiết tập đọc. Có nhiều cách để lập kế hoạch dạy cho em đó. Ví dụ : Trong tiết tập đọc giáo viên vẫn dạy bình thường, đến phần luyện đọc giáo viên cũng gọi em đó đọc nhưng chỉ đọc một chữ cái, âm, vần, ghép tiếng, dần dần học sinh đọc được và nâng cao dần lên (tập đọc). Trong phần tìm hiểu bài bước đầu để giúp cho HS yếu làm quen với cách trả lời câu hỏi thì giáo viên cho các em đó nhắc lại câu trả lời của bạn. Sau đó giáo viên có những câu hỏi dễ và gần gũi với các em để các em trả lời được. + Đối với phân môn chính tả - Trong lớp học có học sinh viết chậm không đúng tốc độ, hoặc HS không viết được , khi giáo viên dạy tiết chính tả thì cần lưu ý đến em đó không thể để em đó ngoài tiết học, giáo viên hướng dẫn các em đánh vần nhẩm từng chữ để viết.Nếu HS viết quá yếu thì giáo viên phải cầm tay hướng dẫn em đó cách viết từng con chữ. Đối với HS yếu chỉ cho các em viết một nữa số lượng chữ trong bài sau đó tăng dần không nhất thiết phải viết hết bài. Còn phần bài tập yêu cầu HS về nhà làm giáo viên kiểm tra sau. + Môn Toán - Trong một tiết học chúng ta phải cho tất cả các em hoạt động cho dù học sinh yếu hay giỏi bằng nhiều cách để lôi cuốn các em tham gia vào hoạt động học, tránh tình trạng giáo viên để học sinh ngoài lề. Ví dụ: trong một tiết học đến phần bài tập giáo viên phân ra từng đối tượng học sinh. Bài tập 1 cho nhóm yếu làm, bài 2 nhóm TB, bài 3 nhóm khá giỏi, như vậy hy vọng mới khắc phục dần tình trạng học sinh yếu. Nếu giáo viên cứ cho học sinh hoạt động bình thường từ bài 1 đến bài 3 - 4 thì học sinh yếu không biết gì và thậm chí bỏ học vì chán. Đối với HS yếu môn Toán lớp 1 phần lớn các em yếu về cách tính, với trường hợp này khi dạy giáo viên lưu ý : trong phần bài mới cho học sinh theo dõi bình thường, đến phần bài tập, hay là tiết luyện tập giáo viên cho những đối tượng này nhắc lại bảng cộng, trừ liên quan đến phần bài tập đang học sau đó mới cho các em thực hành.Nếu HS vẫn không nhớ để vận dụng thì gv lại tiếp tục hướng dẫn cho các em dùng thước kẻ ( có chia vạch) để tính . Ví dụ: với phép cộng 8 + 7 , HS tìm số 8 trên thước kẻ, đếm tiếp 7 nữa được số 15. HS đọc được ngay kết quả của 8 + 7 = 15. Khi thực hiện phép trừ cũng như vậy.Ví dụ với phép trừ 19 – 3 HS tìm số 13 sau đó đếm ngược 9 được kết quả phép trừ là 4. Áp dụng cách trên làm quen HS dễ dàng làm các phép cộng, trừ không nhớ số có hai chữ số . Nói chung học sinh hỏng kiến thức ở đâu thì giáo viên phải có kế hoạch ôn tập, bổ sung ở đó. - Phân công HS khá, giỏi giúp đỡ bạn ở trường cũng như ở nhà ở nhà. Tạo ra các nhóm học tập, thi đua trong các nhóm có học sinh yếu. - Động viên, tuyên dương kịp thời khi học sinh có tiến bộ. - Trong buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng (2 tuần/lần) giáo viên chủ nhiệm báo cáo tiến độ tiếp thu bài của những học sinh yếu cho Tổ Khối Trưởng và giáo viên trong khối, từ đó giáo viên nào còn vướng mắc thì được tập thể giáo viên trong khối góp ý bổ sung. 4- Đối với Tổ Khối Trưởng - Tập hợp danh sách học sinh yếu báo cáo Nhà trường. - Họp tổ khối để cùng phân tích nguyên nhân , bàn kế hoạch khắc phục học sinh yếu. - Đề xuất với nhà trường về cách khắc phục học sinh yếu. - Tổ chức chuyên đề “khắc phục học sinh yếu”. - Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các biện pháp khắc phục HS yếu. - Giao trách nhiệm cho từng giáo viên và báo cáo thường xuyên cho nhà trường. - Hàng tháng sinh hoạt chuyên môn với nhà trường (họp tổ khối) thì Tổ Khối Trưởng báo cáo tiến độ tiếp thu của những em học sinh yếu. 5- Đối với BCH hội phụ huynh. - BCH hội mời phụ huynh có con em học yếu họp bàn về cách khắc phục. - BCH hội thường xuyên trao đổi với phụ huynh có con em học yếu, với giáo viên, với nhà trường. - Đặc biệt thường xuyên động viên, đôn đốc phụ huynh đưa con đi học chuyên cần. 6- Đối với Trưởng thôn, UBND xã. - Nhà trường thường xuyên báo cáo về những phụ huynh không quan tâm hoặc để con em ở nhà đi học không chuyên cần. Từ đó thôn, UBND xã có biện pháp nhắc nhở, động viên những phụ huynh này. - Cần có biện pháp hỗ trợ vật chất cho những gia đình gặp khó khăn. 7- Đối với nhà trường. - Tổng hợp danh sách học sinh yếu theo khối lớp báo cáo UBND xã, BCH hội phụ huynh, Phòng GD. - Họp hội đồng sư phạm để tìm biện pháp tối ưu nhất khắc phục học sinh yếu. - Mời phụ huynh có học sinh yếu, BCH hội, đại diện UBND xã, các thôn trưởng, giáo viên có học sinh yếu, Tổ Khối Trưởng để bàn biện pháp khắc phục học sinh yếu, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng không chỉ của nhà trường mà toàn xã hội. - Duyệt kế hoạch giảng dạy và phụ đạo học sinh yếu. - Thường xuyên kiểm tra việc giáo viên phụ đạo ở trường. - Tổ chức chuyên đề “khắc phục học sinh yếu”. - Thường xuyên họp với BCH hội, thôn trưởng, giáo viên, phụ huynh có học sinh yếu để đánh giá kết quả đạt được, từ đó có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp. Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi xung quanh vấn đề làm thế nào để khắc phục HS yếu mà qua nhiều năm giảng dạy tôi đã đúc rút ra được. Bản thân rất mong được sự đóng góp và trao đổi ý kiến của đồng nghiệp để vận dụng trong thực tế giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn. Quảng Sơn, ngày 28 tháng 12 năm 2013 Người viết Mai Thị Hương Lan – TH SỐ 1 QUẢNG SƠN

File đính kèm:

  • docBp khac phuc hoc sinh yeu lop 1 Mai Thi Huong Lan Th so 1 Quang Son.doc
Giáo án liên quan