“Nước” sao mà quen thuộc quá, gần gũi quá, ở bất kỳ nơi đâu ta cũng thấy nước.
Nước có một vai trò hết sức đặc biệt đối với cơ thể con người, nước không phải là một chất dinh dưỡng nhưng chúng ta có thể nhịn ăn thậm chí 1 tuần nhưng không thể nhịn uống nước trong vòng 3-5 ngày. Như chúng ta đã biết, 70% cơ thể chúng ta là nước, nước trong cơ thể ta chính là dòng máu đỏ chảy trong mỗi con người. Nếu không có dòng máu này liệu con người có sống được không? Không chỉ có con người cần đến nước mà đến cả động thực vật cũng không thể thiếu nước, không có nước động thực vật và con người sẽ chết đi. Chỉ một ví dụ rất đơn giản cũng đủ để chúng ta thấy được tầm quan trọng của nước. Tất nhiên là một việc làm cần thiết của mọi con người chúng ta là phải biết quý trọng nguồn nước quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng. Đối với trẻ cũng thế phải giáo dục trẻ ngay còn nhỏ thói quen và hành vi đối với việc sử dụng nước như thế nào?. Và giữ gìn, tiết kiệm nguồn nước sạch, giáo dục trẻ từ khi còn nhỏ sẽ dễ dàng hơn, giúp làm thay đổi hành vi hôm nay, đồng thời còn có tác động đến mai sau.
13 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 11314 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp hướng dẫn trẻ tiết kiệm nước trong sinh hoạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thơ, câu chuyện tôi đã dạy trẻ đọc diễn cảm, nhẹ nhàng, không la hét to, từ đó trẻ mới cảm nhận được đi sâu vào ý thức của trẻ. Bên cạnh đó tôi thường sưu tầm, sáng tác thơ, vè có nội dung tiết kiệm nước giúp trẻ dễ nhớ dễ thuộc,khó quên.
4. Dạy trẻ tiết kiệm nước thông qua các hoạt động khác: hoạt động vui chơi, hoạt động trong ngày và có thể lồng ghép cho trẻ mọi lúc mọi nơi:
Tôi nhận thấy rằng hoạt động góc chính là phường tiện giúp trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là hình thành nhân cách trẻ sau này. Thông qua hoạt động trẻ phản ánh lại cuộc sống xung quanh trẻ, mô phỏng lại các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, công việc của người lớn như nấu cơm, tắm cho bé, …Qua hoạt động vui chơi trẻ đã tập dần ý thức tiết kiệm nước. Không những chỉ có góc trò chơi giả bộ mà tất cả các góc chơi trong lớp đều có thể giáo dục, nhắc nhở trẻ. Như góc văn học có nhiều câu chuyện hay về những hành vi tiết kiệm nước hay góc góc tạo hình bé biết vẽ, làm những khẩu hiệu tuyên truyền… góc xây dựng bé chơi xây dựng nhà máy lọc nước cung cấp nước sạch; trên môi trường trẻ cũng được hoạt động nhận biết phân loại những hành vi đúng sai tiết kiệm nước.
Hoạt động ngoài trời có ý nghĩa đặc biệt với trẻ mầm non, thông qua hoạt động ngoài trời giáo viên giáo dục cho trẻ nhiều kiến thức, kỹ năng rồi hình thành cơ sở ban đầu trong đó có việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ngay tại bậc mầm non. Trong giờ hoạt động ngoài trời, các bé được chơi các trò chơi cát, nước, câu cá … trong khi chơi giáo dục trẻ: các con nhớ giữ gìn nguồn nước, không bỏ rác cát vào trong chậu nước mình đang chơi và nhớ không để nước văng vãi ra ngoài sân trường; làm văng vãi hay đổ nước ra ngoài là rất lãng phí nước; bé biết giữ gìn quần áo, tay chân sạch sẽ, khi rửa tay chân phải vặn vòi nước nhỏ, không xả nước hay nghịch nước.
Sau khi chơi xong các trò chơi nước thay vì trẻ đổ nước đi hoặc đổ nước ra ngoài sân, cô có thể gợi ý trẻ: “ khi con đong nước vào chai xong con có thể làm gì để không lãng phí nước?''.
Trong các hoạt động trong ngày như giờ rửa tay trước khi ăn hướng dẫn trẻ các sử dụng và tiết kiệm nước: các con không được vặn vòi nước quá to khi sử dụng, và phải khóa vòi nước ngay sau khi dùng xong, không rửa tay quá lâu, không nghịch nước vào quần áo của mình và bạn.
Hướng dẫn trẻ khi đánh răng: “đầu tiên, con mở vòi nước, nhúng ướt bàn chải rồi khoá vòi lại. Cho kem đánh răng lên bàn chải, bắt đầu vệ sinh răng miệng. Dùng một chiếc cốc, lấy vừa đủ nước để súc miệng, rửa bàn chải thay vì mở vòi cho nước chảy xối xả khi con đang đánh răng”. Không được nghịch nước khi đánh răng, không đổ nước xuống sàn.
Việc dùng nước uống cũng thế!. Cứ mỗi lần nước uống trong lớp gần sắp hết, tôi luôn nhắc nhở các bé : “các con hãy phải nhớ dùng hết nước trong bình rồi mới dùng bình nước mới. Nếu bỏ phí bình nước như thế thì rất lãng phí”.Tuy bình nước sắp hết sẽ rất khó hứng nước, các con có thể nhờ bạn nghiêng thùng nước và con để ly vào hứng, "mỗi giọt nước đều quý giá các con hãy tiết kiệm nước và chúng ta rót nước vừa đủ uống, đừng rót tràn ly uống không hết".
Kết quả: trẻ đã có ý thức tiết kiệm nước, biết được hành động nào tiết kiệm nước và hành động nào lãng phí nước. Lúc trước hệ thống nước của trường lớp thường xuyên bị tắt nghẽn do xài phung phí nước, lượng nước quá nhiều hệ thống nước không thoát kịp, nhưng từ khi trẻ biết tiết kiệm và sử dụng nước hợp lý thì hệ thống nước mau thoát hơn.
5.Sử dụng những phim ảnh - truyện tranh để dạy trẻ học cách tiết kiệm nước:
Xây dựng ý thức ngay từ nhỏ. Rõ ràng ý thức của mỗi con người hình thành ngay từ bậc mầm non, vì ở lứa tuổi này các em rất dễ tiếp cận, học hỏi những điều hay lẽ phải, ý thức bảo vệ nguồn nước sạch và cách tiết kiệm nguồn nước phải được chú trọng ngay từ lứa tuổi này, nhằm giúp trẻ có những hiểu biết đơn giản về sức khỏe bản thân, gần gũi và biết bảo vệ môi trường. Việc lồng ghép thường xuyên vấn đề này trên các hoạt động có chủ đích và hoạt động ở mọi lúc mọi nơi sẽ mang lại hiệu quả không nhỏ.
Đối với trẻ mầm non hình ảnh trực quan giúp trẻ mau ghi nhớ hơn và mang lại hiệu quả cao.
Cách tiến hành: để có nguồn tư liệu tôi lấy từ trên mạng, chụp hình hoạt động của trẻ, sưu tầm trong báo, tạp chí...Có sự phối hợp giữa giáo viên trong lớp với nhau, sự phối hợp của cô và trẻ, sự phối hợp của phụ huynh- công trình của lớp mua truyện tranh…
Sưu tầm những hình ảnh về việc tiết kiệm nước, tìm kiếm những hình ảnh trên mạng về hậu quả của việc khan hiếm nước....qua đó cho trẻ được nhìn thấy được thực trạng nguồn nước hiện nay, giúp trẻ nhận thức đúng đắn về việc tiết kiệm nước.
Tình trạng thiếu nước ngày càng nghiêm trọng, có những nơi không có nước, cây cối - cánh đồng do thiếu nước bị nứt nẻ, các em bé ở làng quê vì thiếu nước phải ra bờ sông khiêng nước về tắm. Cho nên mỗi bản thân các con phải luôn ý thức về việc tiết kiệm nước, không nên xài nước phung phí. Ở đây hàng ngày mình xài nước phung phí không biết tiết kiệm, nhưng trong khi đó ở những vùng quê mọi người không có nước mà dùng.
Ngoài ra cho trẻ tự vẽ, tự sưu tầm những hình ảnh biết kiệm nước và không biết tiết kiệm nước. Ở tuổi mầm non trẻ bắt đầu biết ghi nhận xung quanh, chắc chắn những hình ảnh những bài học mà trẻ đã được học sẽ in sâu đậm trong trẻ.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất thích nghịch phá nhất là rất thích nghịch nước khi rửa tay, đánh răng, tắm rửa. Suốt ngày phải la và nhắc nhở: các con nhớ không được nghịch nước , nghịch nước như thế này các con sẽ dễ bị bệnh và còn lãng phí nước nữa. Dặn là thế, sang ngày hôm sau cũng đâu vào đấy, cứ vào nhà vệ sinh là nghịch phá làm ướt hết cả quần áo. Nhưng từ khi tôi dùng những câu truyện tranh kể cho trẻ nghe về việc sử dụng nước như thế nào là thông minh. Từ lúc đó, trẻ ý thức trong việc sử dụng nước. Trẻ còn biết nhắc nhở các bạn và mọi người xung quanh cách sử dụng và tiết kiệm nước. Có lần phụ huynh kể với tôi rằng: “Dạo này Bin rất ngoan và rất hiểu chuyện lắm!. Lúc anh Bo của Bin đang đánh răng không dùng ly mà cứ đưa bàn chải vào vòi nước rồi cứ đánh, thằng Bin nhà tôi đứng nhìn từ xa mà nói: Ba ơi! nhìn kìa, anh Bo làm nước chảy ào ào quá chừng, sao anh Bo không lấy ly mà đánh răng đi, anh Bo nói: Bin nhiều chuyện quá, đánh răng làm sao cũng được mà, đánh như thế này cho lẹ, cần ly để làm gì chứ.!. Ba ơi! con được nghe cô giáo kể và cho xem trưyện tranh về việc sử dụng nước như thế nào là thông minh, con thấy anh Bo mở nước ào ào như thế rất hao nước và lại tốn tiền điện nữa, phải không Ba? Tôi rất bất ngờ vì con tôi nói như thế!”.
Kết quả: Qua việc dùng những phim ảnh và truyện tranh đã giúp trẻ ý thức rất nhiều và biết nhắc nhở những người thân trong gia đình mình cùng nhau tiết kiệm.
6.Tuyên truyền phụ huynh cùng phối hợp giáo dục trẻ
Gia đình đóng vai trò chính trong việc chăm sóc giáo dục trẻ phát trển toàn diện, là một trong những môi trường giáo dục tác động mạnh mẽ nhất đối với việc hình thành nhân cách cho trẻ. Gia đình và nhà trường luôn song hành cùng nhau trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Việc giáo dục trẻ tiết kiệm nước không chỉ dừng lại ở trường mầm non mà cần được tiến hành đồng bộ trong gia đình, cộng đồng. Từ đó giúp trẻ hình thành thói quen, ý thức tiết kiệm nước mọi lúc, mọi nơi. Phối hợp với gia đình nhằm đảm bảo tính thống nhất về nội dung, phương pháp giáo dục trẻ trong trường mầm non. Phối hợp với gia đình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen tốt cho trẻ về tiết kiệm nước. Thông qua việc phối hợp với nhà trường, giúp phụ huynh hiểu được công việc của giáo viên mầm non, hiểu được nội dung giáo dục trẻ tiết kiệm nước cho trẻ ở trường như thế nào.
Trao đổi trực tiếp với phụ huynh thông qua giờ đón trả trẻ, bản tin tuyên truyền của lớp, qua các buổi họp phụ huynh, cha mẹ là tấm gương cho trẻ noi theo trong những hành động sử dụng nước tiết kiệm. Những hành vi của cha mẹ là rất quan trọng tác động đến ý thức của trẻ, trẻ nhìn cha mẹ và người lớn xung quanh để làm theo. Cha mẹ tận dụng mọi tình huống để giáo giáo dục trẻ ở nhà cũng như ở nơi công cộng, trò chuyện, hướng dẫn trẻ tiết kiệm nước thế nào là đúng: vặn vòi nước nhỏ khi rửa tay rửa mặt, không xả nước vào bồn tắm tránh lãng phí nước, lấy nước vừa đủ uống…
Kết quả: trẻ thực hiện thường xuyên việc tiết kiệm nước cho bản thân và nhắc nhở bạn, mọi người xung quanh.
3/ Kết quả đạt được:
Để giáo dục trẻ mầm non từ một đứa trẻ chưa có thói quen hành vi tiết kiệm nước thành một đứa trẻ có thói quen hành vi tiết kiệm. Tôi đã đưa ra các biện pháp: Dùng những ký hiệu để minh hoạ để trẻ hiểu sử dụng nước như thế nào là đúng và tiết kiệm; tích hợp nội dung giáo dục trẻ sử dụng nước tiết kiệm vào trong các hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động trong ngày và có thể lồng ghép cho trẻ mọi lúc mọi nơi nhằm hình thành cho trẻ ý thức, kỹ năng sử dụng nước tiết kiệm; sử dụng những phim ảnh - truyện tranh để dạy trẻ học cách tiết kiệm nước. Thông qua các pháp đó , lớp tôi đã đạt một số kết quả sau :
-Trẻ đã vào được nề nếp , ý thức việc tiết kiệm nước và biết cách sử dụng nước như thế nào là đúng, khoảng 90% trẻ đã biết tiết kiệm
- Trẻ hiểu được tầm quan trọng của nước đối với cuộc sống của chúng ta.
- Trẻ biết cùng nhau thực hiện tiết kiệm nước ở mọi lúc mọi nơi.
- Trẻ biết tuyên truyền việc tiết kiệm nước với bạn bè, gia đình và những người xung quanh trẻ.
- Từ khi tiết kiệm nước, hệ thống thoát nước của lớp không tắt nghẽn, hóa đơn tiền nước của nhà trường cũng giảm
Một số hình ảnh của trẻ thể hiện hành động tiết kiệm nước:
III. KẾT LUẬN
Lứa tuổi mầm non là giai đoạn trẻ dễ tiếp thu và tiếp nhận cả về ý thức trong suy nghĩ lẫn hành vi và có sức lan toả rất nhanh. Hình thành ý thức bảo vệ nguồn nước sạch cho trẻ nhỏ ngay từ bây giờ, thì thế hệ tương lai sẽ làm tốt việc chung tay bảo vệ nguồn tài nguyên của thiên nhiên. Và một khi ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước đã trở nên thường trực trong mỗi người thì tương lai không xa, tất cả chúng ta sẽ không sợ một ngày nào đó nguồn nước sạch sẽ bị cạn kiệt.
Người viết
Nguyễn Thanh Hồng
File đính kèm:
- MOT SO BIEN PHAP HUONG DAN TRE TIET KIEM NUOC TRONG SINH HOAT.doc