Một số biện pháp góp phần phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nhân cách con người. Việc thiếu quan tâm đến giáo dục mầm non chính là sự bỏ lỡ cơ hội cải thiện triển vọng cho trẻ em. Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi người. Thụy Điển coi giai đoạn mầm non là “thời kỳ vàng của cuộc đời'' và thực hiện chính sách: trường mầm non là trường tự nguyện do chính quyền địa phương quản lý, trẻ 5 tuổi có thể theo học không mất tiền. Luật Hệ thống giáo dục quốc gia Indonesia đã công nhận giáo dục mầm non là giai đoạn tiền đề cho hệ thống giáo dục cơ bản. Luật Giáo dục Thái Lan nhấn mạnh gia đình và Chính phủ phải cùng chia sẻ trách nhiệm đối với giáo dục mầm non nhằm thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Còn theo ông Sheldon Shaeffer, Giám đốc Văn phòng Giáo dục UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giáo dục mầm non thúc đẩy sự phát triển tình cảm cũng như các kỹ năng về ngôn ngữ, nhận thức và thể chất của trẻ, chính những kỹ năng mà đứa trẻ tiếp thu được qua các chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho hoạt động học tập sau này của trẻ, bởi đây là giai đoạn phát triển đặc biệt quan trọng của bộ não trẻ.

doc19 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp góp phần phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngũ cán bộ quản lý và giáo viên và Quyết định 01/2007/QĐ-UBND . - Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ dự nguồn các trường mầm non vừa có năng lực quản lý, vừa có năng lực chuyên môn có khả năng quản lý, chỉ đạo, triển khai các kế hoạch, nhiệm vụ trong các nhà trường. - Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và xây dựng xã hội học tập; khai thác mọi tiềm năng, huy động mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục. - Đổi mới công tác thi đua, đánh giá cán bộ quản lý và giáo viên. Đổi mới công tác thi giáo viên giỏi hằng năm. 2. Mục tiêu cần đạt: - Đến năm 2012, hoàn chỉnh việc xây dựng trường mầm non ở Khuê Mỹ, trường mầm non ở phường Mỹ An. - Phấn đấu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia: trường mầm non Vàng Anh vào năm 2009, trường mầm non Ngọc Lan vào năm 2010-2011. - Đầu tư mua sắm trang thiết bị theo hướng hiện đại và xây dựng các phòng CNTT để phục vụ tốt cho công tác quản lý dạy và học. - Tổ chức thi tuyển các chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng bổ sung cho các trường mầm non hiện còn đang thiếu cán bộ quản lý; Quy hoạch đội ngũ, tạo nguồn CBQL kế cận vừa trẻ, vừa có năng lực chuyên môn vững vàng ở tất cả các trường mầm non. - Bổ sung, củng cố đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên trong các trường đúng chỉ tiêu theo quy định Thông tư 71/2008/TT-BGD&ĐT-BNV hướng dẫn định mức biên chế giáo viên mầm non. - Thực hiện nghiêm túc có hiệu quả công tác bồi dưỡng tại chỗ theo kế hoạch năm học. Triển khai, hướng dẫn đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, các văn bản quản lý, chỉ đạo chuyên môn ngành học. - Xây dựng, đổi mới tiêu chí đánh giá các hoạt động của giáo viên. Những năm tới, tiếp tục tổ chức thi giáo viên dạy giỏi mầm non theo hướng: giáo viên phải trải qua 3 vòng thi, đó là thi thực hành về ứng dụng công nghệ thông tin, thi lý thuyết về kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ và thi thực hành qua một tiết dạy trên lớp. C. KẾT LUẬN: Môi trường giáo dục đầu đời đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng nền tảng phát triển tổng thể của con người. Do vậy, giáo dục mầm non rất quan trọng cho từng cá nhân lẫn cả một dân tộc. Với ý nghĩa ấy, giáo dục mầm non có thể được coi là lĩnh vực cần đầu tư tốt nhất. Ngày 05/12/2005, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục Mầm non giai đoạn 2006-2015”. Đây là một sự kiện nổi bật, đánh dấu mốc phát triển của toàn ngành giáo dục mầm non trong giai đoạn tiếp theo. Mục tiêu tổng quát của ngành là phấn đấu “tạo bước chuyển biến cơ bản, vững chắc và toàn diện về giáo dục mầm non theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, mở rộng hệ thống các cơ sở giáo dục mầm non trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở nông thôn và những vùng khó khăn; tăng cường các hoạt động phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy trẻ cho các gia đình”. Mục tiêu trên đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo quận Ngũ Hành Sơn phải có những giải pháp trọng tâm, đồng bộ, hiệu quả để phát triển quy mô và chất lượng giáo dục mầm non ở tầm cao mới, với những tiến bộ mới về công bằng xã hội trong giáo dục mầm non , tiến tới dần khắc phục những bất cập trên phương diện công bằng xã hội trong phát triển giáo dục mầm non khu vực ngoài công lập. Việc chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non trong những năm qua đã mang lại một số kết quả cụ thể thông qua sự phát triển của chính đứa trẻ. Bên cạnh các giải pháp tổ chức và nguồn lực, truyền thông là một giải pháp vô cùng quan trọng không thể thiếu được nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp về tầm quan trọng của việc nuôi dạy trẻ em những năm đầu đời, đưa lĩnh vực giáo dục mầm non nằm ở vị trí xứng đáng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận Ngũ Hành Sơn, cụ thể hóa giáo dục mầm non thành chỉ tiêu để địa phương có kế hoạch triển khai thực hiện. Các kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non đầu tiên phải được thấu hiểu từ gia đình - là cái nôi nuôi dưỡng trẻ từ những ngày đầu phôi thai. Không ai khác ngoài các bậc cha mẹ, những người chủ gia đình, là người quyết định chất lượng dân cư trong tương lai. Vì vậy, phổ biến kiến thức cho các bậc cha mẹ là một việc làm quan trọng trong thời gian hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Ngành còn có một số hạn chế vướng mắc như: Hệ thống văn bản hướng dẫn chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn; tỷ lệ ngân sách của địa phương dành cho giáo dục mầm non vẫn còn ít nên việc giải quyết những vấn đề giáo dục mầm non then chốt còn gặp nhiều khó khăn và chưa bền vững. Vấn đề xã hội hoá công tác giáo dục mầm non vẫn chưa thực sự đi vào chiều sâu; một số nhà trường, địa phương hiểu xã hội hoá giáo dục mầm non chưa đúng, nhận thức về vai trò của giáo dục mầm non trong xã hội chưa đầy đủ, nên việc đầu tư nguồn lực cho giáo dục mầm non chưa thoả đáng. Vấn đề phối hợp liên ngành trong chỉ đạo, đặc biệt là kiểm tra, giám sát và đầu tư cho công tác giáo dục mầm non vẫn chưa được thực hiện một cách đồng bộ. Chưa có chính sách đầu tư cho giáo viên mầm non ngoài công lập. Về phương hướng thực hiện những năm tiếp theo, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa xã hội hoá giáo dục mầm non và tuyên truyền sâu rộng trong xã hội về vai trò của giáo dục mầm non trong nền giáo dục quốc dân, đề xuất chính sách đầu tư cho giáo dục mầm non khu vực ngoài công lập để phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập vững mạnh. Vấn đề phối hợp liên ngành trong quản lý, chỉ đạo và đầu tư cho công tác giáo dục mầm non cần được phối hợp thực hiện một cách sát sao, đồng bộ. Đây là vấn đề then chốt đảm bảo thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về các chính sách phát triển giáo dục mầm non, đưa giáo dục mầm non trở thành một bộ phận phát triển vững chắc trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, sự phối hợp công tác của ban, ngành, sự nghiệp giáo dục mầm non không ngừng phát triển, đạt được những thành tựu bước đầu, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội của quận. Việc tiếp tục triển khai “Đề án quy hoạch mạng lưới ngành học mầm non Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2001-2010” và “Kế hoạch triển khai đề án đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động giáo dục trên địa bàn Ngũ Hành Sơn đến năm 2010” trong thời gian tới là nhằm đảm bảo những điều kiện cần thiết để giáo dục mầm non thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ dưới 6 tuổi, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho các cháu vào trường phổ thông; đồng thời đảm bảo sự phát triển cân đối và toàn diện giữa các cấp học, ngành học trên địa bàn quận./. Ngũ Hành Sơn, ngày 01 tháng 10 năm 2009 Người thực hiện Tài liệu tham khảo: 1. Luật Giáo dục 2005 ngày 14 tháng 6 năm 2005. 2. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 3. Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 4. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Giáo dục. 5.Quyết định số 161/2002/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư 05/TTLT/ BGD&ĐT- BNV- BTC của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Nội vụ- Bộ tài chính về “Chính sách phát triển giáo dục mầm non”. 6. Quyết định 141/2001/QĐ-UB ngày 09/10/2003 của UBND thành phố Đà Nẵng về “Phê duyệt đề án quy hoạch mạng lưới trường, lớp ngành học Mầm non thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001- 2010”. 7. Quyết định số 20/2005/QĐ-BGDĐT ngày 24/6/2005 của Bộ GD&ĐT về việc Phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển xã hội giáo dục giai đoạn 2005-2010”. 8. Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND ngày 14/2/2007 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Ban hành Đề án đẩy xã hội hoá hoạt động giáo dục trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010”. 9. Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 7/4/2008 của Bộ GD&ĐT Ban hành Điều lệ trường Mầm non . 10. Quyết định số 3615/QĐ-UBND ngày 06/05/2008 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Phê duyệt kế hoạch và cho phép chuyển đổi các trường mầm non bán công sang loại hình công lập. 11. Quyết định 36/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. 12. Thông tư 71/2008/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2007 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. 13. Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 18/11/2007 của UBND quận Ngũ Hành Sơn về việc Ban hành Đề án xây dựng xã hội học tập đến năm 2010 và những năm tiếp theo trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn”. 14. Quyết định số 02/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/01/2008 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp GVMN. 15. Đề án qui hoạch mạng lưới GDMN giai đoạn 2001-2010 của quận Ngũ Hành Sơn. MỤC LỤC ======= A. Mở đầu:.. ......1 I. Đặt vấn đề:.........1 II. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài........3 B. Nội dung:... .......4 I. Đánh giá thực trạng mạng lưới giáo dục mầm non trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn......................4 1. Về quy mô phát triển trường lớp........4 2. Về tình hình đội ngũ và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên mầm non..............5 3. Về công tác xã hội hoá giáo dục mầm non ........5 II. Các biện pháp phát triển giáo dục mầm non........7 1. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và chuyển đổi loại hình trường.....7 2. Xây dựng đội ngũ giáo viên các trường mầm non ....7 3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên........8 3.1 Về công tác đào tạo ......8 3.2 Về công tác bồi dưỡng đội ngũ.........9 4. Phát huy tác dụng các nhà trường mầm non vào đời sống cộng đồng........9 III. Định hướng phát triển giáo dục mầm non trong thời gian đến........11 1. Định hướng cơ bản........11 2. Mục tiêu cần đạt........12 C. Kết luận...........14

File đính kèm:

  • docDE TAI XAY DUNG GIAO VIEN MN.doc
Giáo án liên quan