Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng dạy học phân môn luyện từ và câu ở lớp 4

Giáo dục bậc tiểu học là một khoa học giáo dục khó nhất. Nó là nền móng đầu tiên để giúp con người tồn tại và phát triển, đặc biệt là môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học nhằm hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, đọc, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Trong bộ môn Tiếng Việt thì phân môn Luyện từ và câu có một nhiệm vụ đó là cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về viết Tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu (nói- viết), kĩ năng đọc cho học sinh, cụ thể là:

1- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết cơ bản về từ và câu.

2- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu.

3- Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 16878 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng dạy học phân môn luyện từ và câu ở lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lí, mang lại hiệu quả. Biện pháp thứ năm: Biện pháp kèm cặp học sinh yếu. *Về phía giáo viên: Với đối tượng là học sinh yếu cần giúp các em xác định được mạch kiến thức trong chương trình được sắp xếp theo vòng tròn đồng tâm, tuỳ theo ở mỗi lớp mà có những yêu cầu khác nhau.Từ đó giúp học sinh yếu nắm chắc những kiến thức ở lớp dưới, bổ xung những lỗ hổng về kiến thức ở lớp dưới thì đến lớp 4 các em sẽ nắm kiến thức một cách dễ dàng hơn, phát huy được những kiến thức và kĩ năng học sinh đã đạt ở lớp 1, 2, 3 theo hệ thống lôgic. VD: Ở lớp 1, các em được học về âm – vần, học sinh tìm tiếng có vần mới học, nói câu chứa tiếng mới học, thì lớp 4 các em sẽ được học kĩ hơn về cấu tạo của tiếng: tiếng thường gồm có 3 bộ phận: âm đầu – vần – thanh (có tiếng không có âm đầu). Hay chỉ một khái niệm “Câu hỏi và dấu chấm hỏi” ở lớp 2 học sinh mới chỉ cần đạt yêu cầu: chọn dấu chấm hay dấu hỏi để điền vào ô trống; ở lớp 3, các em phải đặt và trả lời câu hỏi ; nhưng đến lớp 4 các em không những phải hiểu khái niệm mà còn phải biết giữ lịch sự khi đặt câu hỏi, tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác. VD: Bạn có thể chờ hết tiết sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không? Phải biết sử dụng câu hỏi vào mục đích khác, không chỉ dừng lại ở hỏi những điều muốn biết mà còn phải biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ, khen, chê, khẳng định, phủ định, yêu cầu, mong muốn. *Về phía gia đình: Giáo viên cần gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh học sinh học yếu cùng phối kết hợp để giúp đỡ, kèm cặp các em. Thông qua bài tập được giao ở lớp, về nhà phụ huynh cần dành thời gian cho các em học tập để hoàn thành các bài tập đó. Theo tình trạng hiện nay, học sinh chỉ học trên lớp còn về nhà hầu như là không học, nhất là với đối tượng học sinh yếu. Đó là một lối suy nghĩ sai lầm của một số bậc phụ huynh và học sinh mà giáo viên cần trao đổi với phụ huynh để loại bỏ. Mặt khác, một số cha mẹ thường vin cớ bận công việc làm ăn nên coi nhẹ việc học ở nhà của con cái, không để ý đến việc con em mình học cái gì? học thế nào? Vì vậy nhiệm vụ học tập của học sinh không thể tách rời khỏi yếu tố gia đình bởi đây chính là động lực cơ bản thúc đẩy các em phấn đấu cho sự học của mình. *Về phía bạn bè: Giáo viên cũng cần tranh thủ sự trao đổi thông tin, học hỏi lẫn nhau giữa học sinh với học sinh. Đôi khi qua cách nói nôm na của bạn bè lại giúp cho đối tượng học sinh yếu thấy đơn giản và dễ hiểu hơn. Chẳng phải “Học thầy không tày học bạn” đó sao. Giao cho học sinh khá thường xuyên kèm cặp học sinh yếu cùng hưởng ứng thi đua “Đôi bạn cùng tiến”. Cùng nhau tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp như các giờ chơi, giờ chào cờ, các cuộc tọa đàm, trao đổi, sinh hoạt, các em sẽ thấy thích thú và tự giác tích luỹ được vốn từ, vốn kiến thức cho mình. VD : Qua bài Mở rộng vốn từ Đồ chơi – Trò chơi  các em cũng thấy được những trò chơi nào có lợi, những trò chơi nào có hại, nên tránh. Thông qua các cuộc tọa đàm trao đổi đó, các em sẽ học được ở bạn bè để đặt câu hỏi một cách lịch sự, tránh hỏi trống không hoặc những câu hỏi tò mò thiếu tế nhị. Biết giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị với mọi người xung quanh. *Về phương tiện, thiết bị: giáo viên cần tận dụng và sử dụng một cách triệt để các đồ dùng và trang thiết bị dạy học không chỉ trong quá trình dạy học mà còn đóng góp một phần không nhỏ trong việc giúp đỡ học sinh yếu. Với đối tượng học sinh yếu khả năng tư duy trừu tượng thấp do đó cần tăng cường, hỗ trợ các em về khả năng tư duy bằng hình ảnh, bằng âm thanh… bằng trực quan sinh động sẽ giúp các em tiếp thu bài tốt hơn, hiệu quả hơn. Biện pháp thứ sáu: Biện pháp về lập kế hoạch bài học. Giáo viên cần nắm vững nội dung cơ bản của từng bài học trong SGK và những hướng dẫn cụ thể về mục tiêu cần đạt. Tuỳ theo đặc điểm của từng bài học mà xây dựng kế hoạch bài giảng cho phù hợp. Song, cho dù thế nào cũng cần có đầy đủ các hoạt động lớp và tổ chức các hoạt động đó một cách phong phú, phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức cho phù hợp với nội dung của bài dạy và chủ điểm của bài đó. Có thể sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong cùng một tiết dạy. Đó là các hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, trao đổi nhóm, đàm thoại gây hứng thú cho học sinh tránh nhàm chán đơn điệu. VD: Khi dạy bài Mở rộng vốn từ Ước mơ (tuần 9) Bài tập 2: Học sinh thảo luận nhóm đôi Tìm thêm những từ cùng nghĩa với “ước mơ” - HS 1 tìm từ bắt đầu từ tiếng “ước”: ước ao, … - HS 2 tìm từ bắt đầu từ tiếng  ‘‘mơ’’: mơ mộng, ... - HS 2 tìm từ bắt đầu từ tiếng “ước”: ước mong, ... - HS 1 tìm từ bắt đầu từ tiếng ‘‘mơ’’: mơ ước, ... BT 3 : Nêu yêu cầu viết thêm những từ : đẹp đẽ, viển vông, cao cả, lớn, nho nhỏ, kì quặc, dại dột, chính đáng... vào sau từ ước mơ thể hiện sự đánh giá : + HS thảo luận nhóm 4. - Đánh giá cao: ước mơ đẹp, ước mơ chính đáng, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ đẹp đẽ. - Đánh giá không cao: ước mơ bình thường, ước mơ nho nhỏ. - Đánh giá thấp: ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột, ước mơ viển vông, ước mơ tầm thường. BT 4: Nêu VD về 1 loại ước mơ nói trên. + Bài này cho học sinh làm việc cá nhân. VD: +Ước mơ được đánh giá cao: Đó là những ước mơ vươn lên làm những việc có ích cho mọi người như: - Ước mơ học giỏi để trở thành bác sĩ/ kĩ sư… - Ước mơ chinh phục vũ trụ… + Ước mơ được đánh giá không cao: Đó là những ước mơ giản dị, thiết thực, có thể thực hiện được không cần nỗ lực lớn: - Ước mơ có truyện đọc/ có xe đạp/ có một đồ chơi… + Ước mơ bị đánh giá thấp: Đó là những ước mơ phi lí, không thể thực hiện được hoặc là những ước mơ ích kỉ, có lợi cho bản thân nhưng gây hại cho người khác: - Ước mơ được xem ti vi suốt ngày/ ước không phải học mà vẫn được điểm cao… - Ước mơ thể hiện lòng tham không đáy của vợ ông lão đánh cá. - Ước mơ tầm thường – ước được ăn dồi chó – Ba điều ước.v.v… Tóm lại: vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học sẽ làm cho lớp học sôi nổi, gây hứng thú cho học sinh sẽ giúp học sinh tiếp thu bài học một cách tốt hơn, nắm vững nội dung của bài học. Bên cạnh đó, giáo viên cần phải có dự kiến về các câu trả lời của học sinh và các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong mỗi hoạt động từ đó có biện pháp giải quyết, điều chỉnh kịp thời. Việc tổ chức các hoạt động học tập có tác dụng rất lớn đến việc giảng dạy phân môn Luyện từ và câu, giúp học sinh biết quý trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt từ đó hình thành cho các em nhân cách sống và kĩ năng sống. Do đó để có kết quả cao trong tiết dạy Luyện từ và câu giáo viên cần lập kế hoạch bài học chu đáo, cẩn thận chuẩn bị về mọi mặt cho tiết dạy. Việc làm này phải diễn ra trước khi thi công bài dạy trên lớp học. C. KẾT LUẬN I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua quá trình vừa nghiên cứu vừa áp dụng vào thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng những phương pháp dạy học mà tôi áp dụng đã có những kết quả đáng vui mừng và phấn khởi. Sau khi áp dụng cách đổi mới phương pháp dạy theo đề tài, tôi đã khảo sát lần thứ hai vào tuần 14(gần cuối tháng 11) với bài tập Tìm Danh từ - Động từ – Tính từ trong đoạn văn. Kết quả thu được như sau : Lớp Sĩ số Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu 4A2 27 7 10 10 0 Tỉ lệ 26% 37% 37% 0% Kết quả khảo sát cho thấy chất lượng học tập phân môn Luyện từ và câu Lớp 4A2 đã được nâng lên trông thấy. Cụ thể trong bài làm của các em đã thể hiện hiểu và phân biệt được từ loại một cách rõ ràng, biết sử dụng từ loại trong đặt câu và viết văn. Kết quả trên đã minh chứng cho cách làm như đã nêu là hiệu quả và đi đúng theo sự chỉ đạo của nhà trường và của ngành đề ra. Cho đến nay tôi vẫn tiếp tục thực hiện và phát huy những mặt đạt được, khắc phục những mặt còn tồn tại để năng cao chất lượng dạy học hơn nữa. Trong quá trình nghiên cứu tôi xin rút ra một số kết luận sau : - Trước hết giáo viên phải là người nắm vững chương trình, kiến thức, kĩ năng tiếng Việt, có vốn sống phong phú. - Thực sự yêu nghề, có tâm huyết với nghề. - Thường xuyên học hỏi trau dồi kiến thức, nghiên cứu tài liệu, sách báo... giao lưu học hỏi đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm đề ngày càng làm phong phú thêm vốn kiến thức, kĩ năng cho mình. - Có phương pháp nghiên cứu bài, soạn bài, thiết kế bài học một cách khoa học, sáng tạo, linh hoạt. - Tạo sự giao tiếp cởi mở, thân thiện với học sinh, mẫu mực trong lời nói, việc làm, thái độ, cử chỉ. Có tâm hồn trong sáng lành mạnh để học sinh noi theo. - Giáo viên là người khơi dậy niềm say mê hứng thú của học sinh với phân môn Luyện từ và câu nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung. Luôn phối hợp với gia đình để tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập. Trong quá trình nghiên cứu, xuất phát từ thực tế chất lượng học tập phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 4A2 trường Tiểu học Tôn Đức Thắng năm học 2013-2014, tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp giúp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 như sau: Biện pháp thứ nhất: Phát huy ý thức học tập của học sinh từ đó bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh qua các bài học. Biện pháp thứ hai: Biện pháp về tài liệu, đồ dùng học tập. Biện pháp thứ ba: Biện pháp về phân chia đối tượng học sinh. Biện pháp thứ tư: Biện pháp về phân bố thời gian học tập. Biện pháp thứ năm: Biện pháp kèm cặp học sinh yếu (các đối tượng kèm cặp học sinh yếu là: giáo viên, gia đình, bạn bè và dưới sự hỗ trợ của phương tiện, thiết bị dạy học). Biện pháp thứ sáu: Biện pháp về lập kế hoạch bài học. II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT. Trong quá trình thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4” tôi đã tham khảo các tài liệu dạy học của phân môn cũng như học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp, đề tài đã hoàn thành và đã dạy thực nghiệm ở lớp 4A2 năm học 2013-2014. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo cũng như bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi có tính khả thi hơn cũng như phạm vi sử dụng được rộng rãi hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! EaNgai, ngày 12 tháng 03 năm 2014. NGƯỜI VIẾT: Nguyễn Thị Hải Yến

File đính kèm:

  • docSKKN mon LTVC lop 4 -Hải Yến.doc
Giáo án liên quan