Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém khắc phục khó khăn khi giải các bài toán điển hình ở lớp 3

Đất nước ta đang trên đà phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước ta ngày càng phát triển sánh vai cùng với các nước khác trong khu vực và trên thế giới thì điều đó phụ thuộc vào chúng ta và các thế hệ con em của chúng ta. Tất cả những ai trong ngành giáo dục và những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của con em mình đều mong mỏi cho con em mình tiếp nhận những kiến thức sâu rộng của nền văn minh nhân loại và trở thành những con người có trình độ học thức, có đức, có tài để phục vụ đất nước.

doc26 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5192 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém khắc phục khó khăn khi giải các bài toán điển hình ở lớp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích tóm tắt bài toán, xem bài toán cho biết gì ? Bài toán yêu cầu những gì ? Tóm tắt: 24 cúc áo: 4 cái áo 42 cúc áo: …cái áo Sau đó lập kế hoạch giải + Bài toán đã cho biết dữ kiện nào ?(4 cái áo thì cần 24 cái cúc). + Bài toán yêu cầu làm gì ? (42 cái cúc áo thì dùng cho mấy cái áo như thế) Vậy muốn biết 42 cúc áo thì dùng cho mấy cái áo thì ta phải đi tính gì trước? (Mỗi cái áo cần mấy cái cúc ?) 24 : 4 = 6 (cúc) Khi đã tính được một cái áo cần mấy cái cúc thì học sinh sẽ tìm được 42 cúc dùng cho mấy cái áo ? (lấy 42 : 6 = 7 (áo) Muốn giải được tốt bài toán này yêu cầu học sinh phải tìm hiểu, phân tích kỹ đầu bài (biết tóm tắt và trình bày bài toán thông qua tóm tắt) lập được kế hoạch bài giải bài toán và kỹ năng vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học vào giải các bài toán ở mức độ phức tạp hơn. Do vậy giáo viên nhất thiết phải sử dụng biện pháp này nhằm rèn cho học sinh những kỹ năng trên giúp các em có khả năng giải mọi dạng toán khác nhau. Vận dụng kiến thức tổng hợp để giải toán xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố và tìm đúng phép tính thích hợp. 3. Biện pháp hướng dẫn học sinh trình bày bài giải Sau khi đã có những kỹ năng phân tích bài toán và lập được kế hoạch giải cho bài toán thì việc thực hiện cách giải và trình bày bài giải cũng là yếu tố quan trọng. Vậy làm như thế nào để câu trả lời của bài toán không bị sai, phép tính chính xác, ghi đáp số với kết quả phép tính có danh số kèm theo. Giáo viên cần hướng dẫn các em tìm ra các câu lời giải khác nhau nhưng biết trả lời ngắn, gọn mà đủ ý. Bài toán hỏi gì thì trả lời nấu nghĩa là biết dựa vào câu hỏi của bài toán để trả lời. *Khi trình bày bài giải giáo viên nên khuyến khích các em tìm ra nhiều cách giải. Sau đó hướng dẫn các em vào cách giải, cách trình bày bài giải ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu nhất, lời giải hợp lý nhất để tránh cho học sinh yếu trả lời bài toán sai thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề bài để biết bài toán cho gì ? Bài toán yêu cầu làm như thế nào dựa vào câu hỏi của bài toán để ghi câu trả lời cho đúng thực hiện phép tính ghi danh số kèm theo chính xác để đáp số bài toán không bị sai theo. *Với bài toán trong khi giải cần đổi đơn vị đo thì giáo viên cần hướng dẫn và yêu cầu học sinh nhắc lại cách đổi đã học về đại lượng ấy. Qua đó củng cố những kiến thức có liên quan đến giải toán điển hình có ý nghĩa thực tiễn. Từ đó các em sẽ trình bày đúng bài giải. Chẳng hạn bài toán 1 trang 153, học sinh cần phải nhận xét: Xét 2 cạnh hình chữ nhật không cùng số đo nên phải đổi ra cùng đơn vị đo: 4 dm = 40 cm, sau đó mới trình bày bài giải: 4 dm = 40 cm Diện tích hình chữ nhật là: 40 x 8 = 320 (cm2) Chu vi hình chữ nhật là: (40 + 8 ) x 2 = 96 (cm) Đáp số: 320 cm2; 96 cm Khi học giải toán xong thì giáo viên phải cho học sinh kiểm tra cách giải và kết quả là yêu cầu không thể thiếu khi giải toán và trở thành thói quen đối với học sinh ngay từ thiểu học. Việc này nhằm phân tích (thử lại) cách giải hay đúng sai Khi đã có những kỹ năng giải toán tốt giáo viên cần dạy cho học sinh những thủ thuật giải toán trong từng khâu, từng bước giải. *Ngoài ra những biện pháp đã nêu ở trên để có kết quả học tập tốt thì mỗi giáo viên cần có tâm huyết với nghề, có nghệ thuật sư phạm, có trách nhiệm trước học sinh. Đặc biệt là phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, phải luôn tự bồi dưỡng trau dồi nâng cao trình độ nhận thức cho bản thân. Giáo viên cần có năng lực tổ chức các hoạt động dạy học phong phú nhằm thu hút học sinh tham gia tốt vào hoạt động học và rèn luyện cho học sinh năng lực khái quát hóa trong giải toán. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Với những biện pháp trên tôi đã thu được kết quả nhất định, học sinh giải các bài toán có nội dung hình học và dạng toán liên quan đến rút về đơn vị ngày càng tiến bộ. Học sinh có tư duy sáng tạo, tìm hiểu đúng yêu cầu của đề bài, trình bày bài giải đúng theo yêu cầu của bài toán. Kết quả đạt được trong năm học 2013 - 2014 là: Lớp TSHS Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu TS Tỉ lệ % TS Tỉ lệ % TS Tỉ lệ % TS Tỉ lệ % 3A 32 12 37,4 9 28,1 11 34,5 0 0 Như vậy lớp tôi đã có nhiều tiến bộ trong việc giải các bài toán điển hình. Tuy kết quả này chưa thực sự đã là cao song bản thân tôi cũng thấy vui và tự tin vào việc làm của mình về sáng kiến kinh nghiệm mà mình đã thực hiện. Phần III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua quá trình thực nghiệm nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu, kém khắc phục khó khăn khi dạy và học các bài toán điển hình ở lớp 3’. Bản thân tôi nhận thấy rằng: Là người giáo viên nói chung và Giáo viên dạy tiểu học nói riêng phải luôn học hỏi kinh nghiệm, tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tự cập nhật kiến thức thông tin để đáp ứng kịp thời sự phát triển của ngành Giáo dục và của toàn xã hội. Để hướng dẫn học sinh có kiến thức và kỹ năng giải toán, giúp các em tránh sai sót, phát triển tư duy, óc sáng tạo, tăng hứng thú học toán cho học sinh đòi hỏi giáo viên thực hiện tốt các yêu cầu sau: - Phải nghiên cứu kỹ bài dạy, xác định đúng kiến thức của bài, thiết kế kế hoạch bài học phù hợp với trình độ của học sinh lớp mình phụ trách. Tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tích cực hóa người học. Sau mỗi bài cần nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức cơ bản trọng tâm và đề ra phương pháp vận dụng thực hành chung cho từng dạng toán. - Khi dạy giải toán cần rèn cho học sinh đọc kỹ đề bài, hiểu đề bài, nhận biết được dữ liệu đã cho và yêu cầu cần tìm trong mỗi bài toán, nhận biết mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài. Hiểu và nhận biết được các từ, thuật ngữ, khái niệm toán học…Biết tóm tắt và giải toán bằng sơ đồ, hình vẽ. - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát, suy luận để giải bài toán. Dựa trên sơ đồ tóm tắt, trên cơ sở đó giáo viên gợi ý để học sinh tự tìm cách giải bằng việc định hướng, giúp học sinh phát hiện vấn đè và tìm cách giải quyết vấn đề. Điều cần lưu ý ở đây là giáo viên tuyệt đối không làm thay học sinh, mà cần kích thích học sinh suy nghĩ làm việc. Rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày giải toán sao cho ngắn gọn và đúng với mục tiêu của bài toán. - Thường xuyên hệ thống, củng cố lại kiến thức thông qua các tiết ôn tập, luyện tập để rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh. Từ đó giúp các em nhận dạng dễ dàng và nắm vững phương pháp, cách giải của từng loại toán có lời văn. Trên đây chỉ là nhận định của bản thân tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Vì vậy những khó khăn sai sót khi dạy học giải toán có lời văn vẫn còn xảy ra. Từ thực tế trên, những biện pháp khắc phục mà bản thân tôi đưa ra cũng chỉ từ thực tế mà tôi đã đúc kết được ở những năm học trước. Kết quả từ những biện pháp khắc phục nêu trên để giúp học sinh yếu, kém và các học sinh khác hiểu rõ, nhớ lâu các kiến thức và vận dụng linh hoạt vào việc giải toán đặc biệt là các bài toán có lời văn ở lớp 3, học sinh không còn cảm thấy lúng túng, khó khăn khi phải đối diện với các bài toán có lời văn. Ngoài ra còn rèn luyện được cho các em khả năng tư duy độc lập, suy luận hợp logic, có căn cứ, làm việc có kế hoạch, sáng tạo…đã góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu của môn toán ở tiểu học hiện nay. 2. Khuyến nghị - Để thực hiện được công việc này thì giáo viên chủ nhiệm phải theo dõi, uốn nắn các em, hướng dẫn các em thực hành thường xuyên nhất là đối với học sinh yếu. - Cần chú ý những học sinh cá biệt vì các em chậm chạp hơn so với các bạn trong lớp, giáo viên nên hướng dẫn cho em nhiều hơn hoặc chỉ định bạn học giỏi giúp đỡ em nhiều hơn để em thực hiện được như các bạn. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi giúp học sinh nắm vững phương pháp giải một số bài toán điển hình của lớp 3. Trong quá trình thực hiện chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cấp cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn . Tôi xin chân thành cảm ơn ! - ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG HỶ ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU TRANG STT NỘI DUNG 1 1 Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm 2 Mục đích nghiên cứu 3 Đối tượng nghiên cứu 4 Phạm vi nghiên cứu 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 6 Phương pháp nghiên cứu Phần II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 Vai trò của dạy học giải toán ở tiểu học nói chung và giải các bài toán có lời văn ở lớp 3 nói riêng 2 Yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt được 3 Các dạng bài tập 4 Phương pháp dạy học giải toán điển hình lớp 3 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 Thực trạng việc dạy học giải toán có lời văn của giáo viên 2 Thực trạng việc học giải toán điển hình của học sinh lớp 3 3 Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên III. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 1 Trang bị những công thức quy tắc, kỹ năng giải toán 2 Biện pháp hình thành và rèn luyện kỹ năng giải toán điển hình 3 Biện pháp hướng dẫn học sinh trình bày bài giải Phần III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận 2 Khuyến nghị

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Toan lop 3.doc
Giáo án liên quan