Một số biện pháp giáo dục ý thức học thực chất, thi nghiêm túc đối với học sinh hiện nay

Hưởng ứng cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” của bộ trưởng GD – ĐT Nguyễn Thiện Nhân, là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thức sự cần thiết phải giáo dục cho học sinh thái độ “Học thực chất, thi nghiêm túc”, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động của Bộ Trưởng.

A. Tại sao quan tâm vấn đề này?

• Trong thời đại mở cửa, nhiều thành phần kinh tế cùng cạnh tranh, ho sẽ cạnh tranh về nguồn lực con người, người lao động giỏi, năng động, có ý chí vươn lên sẽ được các thành phần kinh tế, cac doanh nghiệp thu hút, sẽ được trọng dụng, buộc người học sẽ phải học thật, không chỉ học chuyên môn mà còn học cả thái độ lao động nữa.

• Cũng trong x hội mở của trước xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp giáo dục ý thức học thực chất, thi nghiêm túc đối với học sinh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC HỌC THỰC CHẤT, THI NGHIÊM TÚC ĐỐI VỚI HỌC SINH HIỆN NAY. Hưởng ứng cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” của bộ trưởng GD – ĐT Nguyễn Thiện Nhân, là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thức sự cần thiết phải giáo dục cho học sinh thái độ “Học thực chất, thi nghiêm túc”, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động của Bộ Trưởng. Tại sao quan tâm vấn đề này? Trong thời đại mở cửa, nhiều thành phần kinh tế cùng cạnh tranh, ho sẽ cạnh tranh về nguồn lực con người, người lao động giỏi, năng động, có ý chí vươn lên sẽ được các thành phần kinh tế, cac doanh nghiệp thu hút, sẽ được trọng dụng, buộc người học sẽ phải học thật, không chỉ học chuyên môn mà còn học cả thái độ lao động nữa. Cũng trong x hội mở của trước xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Điều thứ hai, là nhiệm vụ của ngành giáo dục: Muốn cho học sinh học thực chất: Trước hết phải giáo dục động cơ học tập đúng đắn cho học sinh: Các em phải nhận thức được nền kinh tế thế giới trong thế kỷ này là nền kinh tế trí thức, nên ai có trình độ, có thái độ lao động tích cực, có ý chí vươn lên sẽ có cơ hội phát triển. Việt Nam đang hoà nhập sâu rộng với thế giới, điều đó đang diễn ra. Phải học tập thực sự, học tập để nâng cao trình độ, thái độ lao động của mình. Ai giỏi hơn sẽ thành đạt về mọi phương diện. Học giỏi sẽ biết sống hạnh phúc hơn, sẽ đóng góp được nhiều cho xã hội hơn vì tôi nghĩ học là học làm người và sản xuất ra hàng hoá sức lao động của mình, để bán. Nên người giỏi, không những biết sống lành mạnh, hạnh phúc mà còn có thể bán sức lao động của mình, góp phần xây dựng xã hội với giá cao hơn. Đó là quy luật thị trường. Làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh, cả trong chương trình và nhất là cho các em đi thực tiếp xúc thực tiễn. Thấy người khác học, làm việc và cuộc sống của họ các em đễ dàng hình thành động cơ học tập tích cực, chắc chắn hơn. Giáo dục cho các em biết học tập là một hình thức lao động đòi hỏi nhiều nỗ lực. Học là vất vả, nếu không nỗ lực sẽ không làm giầu được trí tuệ cho chính mình. Việc học tập một cách hình thức sẽ không mang lại hiệu quả gì. Phải giáo dục tính trung thực cho các em: Trung thực là một phẩm chất rất cơ bản của đạo đức, nhất là trong giới trí thức, là những người có lòng tự trọng cao. Một thày giáo cũ của tôi đã dạy “nếu quay cóp trong thi cử thì tệ hại hơn kẻ trộm cắp ngoài xã hội, là lừa thầy…”. Rất tiếc là hiện nay, nhiều học sinh lại nói “nếu không quay cóp thì không phải học sinh” thậm chí một số giáo viên chưa gương mẫu, tế nhị trong vấn đề này! là điều còn tệ hại hơn nữa. Phải chỉ cho các em thấy nếu quay cóp trong thi cử thì mất rất nhiều: lòng tự trọng, sự tin yêu của thày, bạn, thối chí chẳng cần học và càng ngày càng tồi tệ; Nếu nghiêm túc thì ngược lại. Muốn các em học thực chất, thì người dạy cũng phải dạy thực chất, kiểm tra đánh giá khách quan, khoa học. Vì mối quan hệ này giữa người dạy và người học, giữa học và thi là quan hệ rất biện chứng. Dạy học phải kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh, tạo cho các em niềm say mê khoa học, khi đó các em có thể sẽ tự tìm tòi kiến thức bằng nhiều nguồn thông tin rất phong phú như hiện nay. Có nhà khoa học giáo dục đã nói “người giáo viên tồi mang chân lý đến cho học sinh, người giáo viên giỏi dạy cho các em con đường tìm ra chân lý”. Để làm được điều này, trước hết phụ thuộc vào lòng yêu nghề của người thầy, bên cạnh đó là cơ chế quản lý, tổ chức và lãnh đạo của các cấp quản lý giáo dục. Việc kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, khoa học. Vì kiểm tra, đánh giá là nhân tố định hướng việc học tập của học sinh. Khâu này lâu nay chúng ta có nhiều tiêu cực. Muốn cho công tác thi diễn ra nghiêm túc: Phụ thuộc vào nhận thức của người học, nếu các em nhận thức đúng, có lòng tự trọng trong học tập, có nhân cách trong sáng thì dù công tác coi thi có dễ dãi, các em cũng không bao giờ vi phạm (điều này cần được giáo dục như nêu ở phần 1.) Bên cạnh đó còn phụ thuộc nhiều vào ngành giáo dục, giáo viên làm công tác kiểm tra, thi cử: Khâu ra đề thi, kiểm tra: Thực hiện đúng phương trâm của ngành, đánh giá toàn diện nhiều mức độ về nhận thức, kĩ năng và thái độ. Hạn chế kiểm tra việc tái hiện kiến thức, nên nghiêng nhiều hơn về việc kiểm tra khả năng hiểu, vận dụng vấn đề, về kỹ năng của các em. Trong hoàn cảnh hiện nay, việc kiểm tra dưới hình thức trách ngiệm khách quan, theo ý tôi có nhiều ưu điểm, dễ chống tiêu cực trong thi cử hơn. Khâu tổ chức thi cử của nhà trường, lớp: Đòi hỏi giáo viên coi kiểm tra, thi cử phải nghiêm túc, có trách nhiệm để hạn chế trao đổi, quay cóp trong phòng thi, kiểm tra; chỗ ngồi của các em, ngay cả trong giờ kiểm tra cũng không nên quá 3 em một bàn dài. Khâu chấm thi, phải đảm bảo khách quan, công bằng. Điều này phụ thuộc vào cả thái độ và năng lực của người chấm. Có khi do thiên vị làm thay đổi kết quả, nhiều khi chỉ do năng lực, hoặc trách nhiệm của người chấm, nhất là các môn khoa học xã hội cũng đánh giá sai lệch kết quả rất nhiều. Trong khi chấm, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người chấm, phát hiện những bài có biểu hiện tiêu cực xem xét và sử lý nghiêm minh. Khâu xử lý vi phạm thi cử, kiểm tra: theo tôi khi vi phạm quy chế thi cử, kiểm tra phải được kiểm điểm phê bình nghiêm túc, đi liền với những hình thức kỷ luật nghiêm minh theo quy chế. Để giáo dục học sinh vi phạm và ngăn ngừa học sinh khác. Không để các em còn nghĩ “nếu không quay cóp thì không phải học sinh”. Kết luận: giáo dục ý thức học thực chất, thi nghiêm túc đối với học sinh hiện nay là việc làm cụ thể của nhà trường góp phần thực hiện nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Đòi hỏi đông đảo các nhà quản lý và giáo viên đứng lớp phải quán triệt sâu sắc, ra tay đồng bộ, thường xuyên. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào những yếu tố khách quan, ngoài phạm vi ngành giáo dục, đòi hỏi toàn xã hội phải quan tâm nhằm thúc đẩy sự nghiệp giáo dục Việt Nam phát triển đáp ứng đòi hỏi lớn lao của xã hội trong thời đại ngày nay.

File đính kèm:

  • docHoc thuc chat thi thuc chat.doc