Một số biện pháp dạy trẻ Mẫu giáo lớn biết yêu thương, chia sẻ

Tình yêu thương là mặt trời, là thi ca của cuộc sống. Nó bắt nguồn từ sâu thẳm trong tâm hồn mỗi người. Yêu thương là tìm thấy hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của người khác. Tình cảm yêu thương, lòng nhân hậu của con người dành cho con người nó được biểu hiện bằng sự cảm thông, chia sẻ, hi sinh, mà cội nguồn của nó là lòng trắc ẩn yêu thương.

doc23 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 9504 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp dạy trẻ Mẫu giáo lớn biết yêu thương, chia sẻ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đứng thành vòng tròn. - Bắt đầu chơi, một trẻ ném quả bóng cho môt bạn gần mình và nói một câu thể hiện tình yêu thương với bạn đó. Ví dụ: " Cậu là một người bạn tốt", "Sáng mai tớ đến rủ cậu đi học nhé.", "Mính thích chơi với bạn",... Trẻ vừa nhận bóng sẽ lại ném bóng tiếp cho một bạn khác và cũng nói một câu thể hiện tình yêu thương với bạn đó. Cứ như vậy, trò chơi tiếp tục cho đến khi tất cả mọi người tham gia chơi đều đã nhận được một lới nói yêu thương từ bạn bè trong lớp, trong nhóm. - Thảo luận lớp theo các câu hỏi: + Con cảm thấy như thế nào khi nhận được những lời nói yêu thương từ bạn bè? + Con người sẽ ra sao nếu sống thiếu tình yêu thương?  - Hoạt động 2: Tình yêu thương của em - Yêu cầu trẻ thể hiện tình yêu thương với mọi người và với thế giới xung quanh qua lời hát hoặc tranh vẽ của các em. - Trẻ hát hoặc vẽ tranh (theo cá nhân hoặc theo nhóm) - Cho trẻ lên giới thiệu ý tưởng tranh của mình, của nhóm mình với các bạn trong lớp.  Gửi đến trẻ thông điệp: Tình yêu thương rất cần cho mỗi người, như đồ ăn, nước uống, không khí để thở, ... Không có tình yêu thương, cuộc sống con người sẽ trở nên buồn chán, không có niềm vui và sức mạnh.   Giáo án 3 : Chia sẻ yêu thương (Tiến hành trong 20 phút) * Mục tiêu: - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, trẻ hiểu chia sẻ là niềm vui. - Trẻ thực hành chia sẻ đồ chơi với bạn. * Chuẩn bị: - Đài catset, băng ghi âm hoặc màn hình trình chiếu có hiệu ứng âm thanh sinh động. - Các hộp nhỏ làm bằng bìa, đồ chơi ở xung quanh lớp. * Tiến hành: Ổn định: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi : Tìm bạn thân. Cô giới thiệu nội dung bài học: Chia sẻ đồ chơi với bạn bè. Hoạt động 1: Tưởng tượng Cho trẻ nhắm mắt thư giãn trong tiếng nhạc êm dịu và tưởng tượng theo những lời cô kể đều đều’’Các con hãy nhắm mắt lại hít thở sâu và hình dung về một thế giới nhiều màu sắc mà ở đấy con có nhiều người bạn thân thiết, các bạn mỉm cười với con nắm tay con cùng bước lên một chiếc xe màu xanh, xe lăn bánh đưa các con đến một cánh đồng nhiều hoa, con cùng các bạn chơi trò đuổi bắt và chia cho nhau những viên kẹo ngọt ngào. Đã đến giờ trở về con vẫy tay chào các bạn, xuống xe mở mắt ra và mỉm cười.” Hoạt động 2: Thảo luận - Cho trẻ chia sẻ cảm xúc về những gì mình tưởng tượng: - Con nhìn thấy gì? Con thích nhất điều gì? Con cảm thấy như thế nào? Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi chia sẻ: Đổi đồ chơi cho bạn. Cách chơi: Mỗi trẻ có một hộp đựng nhiều đồ chơi (cùng loại do trẻ chọn). Trẻ cầm hộp ở tay và cùng các bạn hát một bài, khi có hiệu lệnh ‘đổi đồ chơi’thì mỗi trẻ sẽ tìm một bạn và để một món đò chơi vào hộp của bạn ấy. Cứ như vậy sau 5 lần chơi bạn nào đổi được nhiều món đồ chơi nhất là người chiến thắng Chia sẻ: - Con thích có nhiều loại đồ chơi hay chỉ một loại đồ chơi? - Có nhiều đồ chơi như vậy con cảm thấy như thế nào? Gửi đến trẻ thông điệp: Nếu con chia sẻ với bạn những món đồ chơi con yêu thích và bạn cũng vậy thì chúng ta sẽ vui hơn vì có nhiều đồ chơi mới và có thêm những người bạn chơi thân thiết. Sau đó cho trẻ cùng bạn chơi với những món đồ chơi mới Giáo án 4: Yêu thương chia sẻ (Tiến hành trong 20 phút) * Mục tiêu: - Phát triển ngôn ngữ, kĩ năng thể hiện cảm xúc. - Trẻ hiểu nếu biết yêu thương chia sẻ sẽ đem lại hạnh phúc cho người khác. - Thực hành: tặng quà cho bạn. * Chuẩn bị: - Máy chiếu, các slide truyện: Chú gấu mồ côi. - Gấu bông to. - Giấy A4, bút sáp màu. * Tiến hành: Ổn định: Cho trẻ hát bài “Ta đi vào rừng xanh”. Giới thiệu nội dung bài học: yêu thương chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn. Điểm suy ngẫm: Trình chiếu cho trẻ xem truyện: Chú gấu mồ côi. Chia sẻ: - Xem truyện xong con cảm thấy như thế nào? - Tại sao chú gấu lại buồn như vậy? - Bạn thỏ làm gì giúp gấu? Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động chia sẻ: Tặng quà bạn gấu. Mỗi trẻ sẽ vẽ một món quà tặng bạn gấu, sau đó lên giới thiệu món quà của mình, tập nói lời chia sẻ: Tôi yêu bạn, tôi tặng bạn, tôi chúc bạn vui. Gửi đến trẻ thông điệp: Mỗi một món quà của chúng mình dù nhỏ thôi nhưng cũng giúp mang lại niềm vui cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn Giáo án 5 : Hành động yêu thương ( Tiến hành trong 20 phút) * Mục tiêu: - Trẻ nhận thức được tầm quan trọng của giá trị yêu thương, biết cách yêu thương bản thân đúng cách và có kỹ năng phòng chống bị lạm dụng tình dục, lạm dụng sức lao động. * Chuẩn bị: - Phim truyện “Hoa mào gà”. - Đàn organ ghi âm bài hát: “Thiên đàng búp bê”. Tiến hành: Ổn định: Cho trẻ hát bài ‘ thiên đàng búp bê”. Hoạt động 1 : Thảo luận về 2 thông điệp (ôn lại): Yêu thương là quan tâm , chia sẻ thể hiện bằng lời nói. - Hỏi lại trẻ về lời yêu thương bé nói khi tan học dành cho ông bà, bố mẹ như thế nào? - Con cảm thấy thế nào khi nói lời yêu thương với mọi người? - Mọi người khi nhận được lời yêu thương từ con cảm thấy thế nào? Yêu thương đích thực làm mình cảm thấy an toàn. - Bố mẹ, cô giáo, những người thân trong gia đình,bạn bè yêu thương con, con cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc, cảm thấy yên lòng. Vậy với người lạ thì con cảm thấy thế nào khi người lạ ôm con? (Bé chia sẻ cảm xúc ….). Hoạt động 2: Hôm nay, chúng mình cùng khám phá một đặc điểm rất tuyêt vời nữa của giá trị yêu thương. Yêu thương thể hiện qua hành động. - Yêu thương không chỉ là quan tâm chia sẻ bằng lời nói mà yêu thương còn thể hiên bằng hàng động nữa. - Cho trẻ xem câu chuyện Hoa Mào Gà Hỏi trẻ : - Khi con giúp ai đó, thì chuyện gì sẽ xảy ra? - Con cảm thấy thế nào khi giúp đỡ người khác? - Cho trẻ chia sẻ những điều mà trẻ thấy mình được yêu thương theo mẫu câu : Con cảm thấy tràn ngập yêu thương khi…………… (Cô phản hồi tích cực về mọi chia sẻ của bé). 4. Kết quả đạt được Sau một học kì dạy trẻ kĩ năng ‘‘yêu thương chia sẻ” tôi thấy học sinh của lớp tôi có những thay đổi rõ rệt, giờ đây các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân thiết nhau hơn, không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi hay đánh bạn nữa, không những thế các bé còn biết quan tâm chia sẻ với cô giáo và bạn bè, người thân, biết chia sẻ yêu thương với các cô bác trong trường, biết cảm thông chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn bất hạnh, biết yêu thương chăm sóc các con vật nuôi và cây cối thiên nhiên. PHẦN III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 1. Kết luận Con người sống không thể thiếu tình yêu thương với nhau và với thế giới xung quanh. Tình yêu thương giữa con người với con người được biểu hiện thông qua những lới nói ân cần, dịu dàng; qua ánh mắt, nụ cười, cử chỉ thân thiện; qua những hành động, việc làm quan tâm, giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn ... Tình yêu với thế giới xung quanh thể hiện ở việc con người sống gần gũi với thiên nhiên và biết giữ gìn, bảo vệ môi trường xung quanh. Tình yêu thương giúp cho cuộc sống ấm áp hơn; giúp con người thêm yêu cuộc sống và có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta cần biết yêu thương những người thân trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè và mọi người; biết yêu quý và bảo vệ các loài vật, cỏ cây, hoa lá, ... và môi trường xung quanh. Thông qua việc áp dụng ‘‘Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻ” tôi thấy các con lớp tôi đã lớn khôn lên rất nhiều, biết mở lòng mình yêu thương mọi người, mọi vật xung quanh. Tình yêu thương ấy đã lan tỏa tới bố mẹ, các bạn bè của bé. 2. Bài học kinh nghiệm 2.1. Kinh nghiệm cụ thể Sáng kiến “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻ” là giải pháp cải tiến, tôi đã thiết kế rất nhiều các hoạt động dựa trên những kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân và tham khảo thêm từ đồng nghiệp và các nguồn tư liệu khác nhau. 2.2. Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Việc dạy bé biết yêu thương chia sẻ giống như ta chắt lọc nguồn nước tinh khiết từ mạch nguồn yêu thương tưới cho những chồi non mới nhú - những em bé lên năm với tâm hồn trong sáng, thánh thiện. Việc làm này đòi hỏi giáo viên phải tận tâm tận lực: - Không ngừng học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện bản thân trở thành tấm gương cho trẻ noi theo học tập. - Phối hợp tốt với phụ huynh, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa phụ huynh và nhà trường, đồng tâm hướng tới mục tiêu chun.g - Tạo môi trường lớp học thân thiện, có nhiều cơ hội cho trẻ vui chơi, sinh hoạt và học tập cùng nhau, để trẻ trải nghiệm kỹ năng chia sẻ. Lớp học thật sự là một tổ ấm yêu thương còn cô giáo là một người bạn lớn luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và biết sẻ chia cùng trẻ. - Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tham quan, lễ hội với các hình thức phong phú sinh động hấp dẫn tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm một cách tích cực kỹ năng quan tâm chia sẻ tới người thân, bạn bè, những cô bác trong trường, những bạn nhỏ cô đơn tàn tật, chăm sóc cây cối và các con vật nuôi. - Muốn trẻ nên người và đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn cô giáo phải dành nhiều thời gian thường xuyên dạy trẻ biết ‘ yêu thương chia sẻ”, sử dụng nhiều hình thức khác nhau và ở mọi lúc mọi nơi. - Xây dựng một số giáo án, tổ chức các trò chơi để củng cố hiểu biết, kĩ năng cho trẻ. Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng thành công khi dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ. Những kinh nghiệm này rất dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh việc đạt được mục tiêu giáo dục đề ra tôi còn tích luỹ thêm được nhiều kỹ năng mới, nhận được nhiều niềm vui và tình cảm yêu quí tin tưởng từ phía phụ huynh, học sinh, chị em đồng nghiệp. Sáng kiến này bước đầu đã được phổ biến ở một số lớp mẫu giáo lớn trong trường. Tuy nhiên, để những kinh nghiệm này đạt được hiệu quả cao hơn nữa tôi mong muốn có cơ hội được giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp ở các trường, được tham gia nhiều lớp tập huấn về dạy kĩ năng sống cho trẻ và rất mong các đồng chí trong tổ mầm non của Sở giáo dục và Vụ giáo dục nghiên cứu bổ xung cho chúng tôi nhiều nguồn tư liệu quí để tham khảo. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Cầu Giấy, ngày 14 tháng 03 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. (Ký và ghi rõ họ tên) Vũ Thị Bình

File đính kèm:

  • docSang-kiến-kinh-nghiem-Binh-1-yeu-thuong-chia-se-MGL.doc