Một số biện pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp
Phần mở đầu
I/ Lý do chọn đề tài :
Môn toán là một trong hai bộ môn công cụ của bài tiểu học vì vậy việc dạy để phát huy khả năng môn công cụ đối với học sinh là yêu cầu đòi hỏi cao đối với giáo viên. : Nội dung giải toán có lời văn và dạy giải toán có lời văn của học sinh và giáo viên ở lớp 5 là một nội dung quan trọng của chương trình toán 5 . Nó được tích luỹ , lồng ghép vào trong tất cả các nội dung khác của môn học . Đồng thời đòi hỏi người học , người dạyvân dụng kiến thức tổng hợp cuae các môn học để học tập , bởi vậy đòi hỏi khả năng tư duy , phân tích , tổng hợp cao của người học và người dạy . Thực tế việc nhận biết , và cách giải toán có lời văn của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng gặp nhiều khó khăn , chất lượng thấp. Mặt khác việc dạy giải toán có lời văn của một bộ phận giáo viên chưa bám sát quy trình , thậm chí một số bước trong quy trình giải toán có lời văn và tính chất giải toán có lời văn cho học sinh cond lúng túng . Vì vậy bản thân thấy cần đầu tư nét kinh nghiệm tổ chức dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 là một điều khá cấp bách và cần thiết , thiết thực nâng cao chất lượng dạy môn toán ở lớp cải cách cuối cùng của bậc học tiểu học . Đồng thời rút kinh nghiệm chuẩn bị cho việc thay sách năm học tiếp theo .
12 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i . Điều đó khẳng định một bộ phận học sinh thực hiện tốt và khá các bước giải toán có lời văn và một bộ phận khác còn gặp khó khăn trong giải toán có lời văn .
Qua phỏng vấn và bút vấn đối tượng học sinh bản thân khẳng định .
+ Những học sinh thường xuyên đạt điểm giỏi là những học sinh nắm chắc quy trình giải toán có lời văn.
+ Những học sinh thường xuyên đạt điểm khá là những học sinh cơ bản nắm chắc quy trình giải toán có lời văn , song trong quá trình thao tác có những sai sót (lỗi về kỷ thuật) nên kết quả chưa cao .
+ Những học sinh đạt điểm trung bình thường xuyên là những học sinh nắm chưa chắc quy trình các bước giải , đặc biệt về việc hiểu nội dung bài toán , nhận dạng toán phân tích bài toán vv...gặp khó khăn .
Thực trạng dạy giải toán có lời văn của giáo viên :
* Giáo viên thường đi theo quy trình :
Cho học sinh đọc và nắm nội dung bài toán .
Hỏi học sinh để tóm tắt bài toán (Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?).
Hỏi để phân tích bài toán .
Hỏi để lập kế hoặch giải .
* Một số tồn tại trong dạy giải toán có lời văn của giáo viên :
- Trong quá trình cho học sinh đọc hiểu bài toán giáo viên chưa định hướng rõ cho học sinh nắm các yếu tố toán học trong lời văn đồng thời cách loại bỏ các yếu tố lời văn phi toán học để dễ hiểu bài toán .
- Trong xu thế đổi mới phương pháp , một bộ phận giáo viên chưkhai thác tốt những hiểu biết của học sinh về dạy toán (do chương trìng cấu trúc đồng tâm ) Nên trong quá trình dạy có khi còn cứng nhắc , máy mócchật sự nhảy cảm , sáng tạo của học sinh .
- Trong lập lời giải và phép tính một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về mối quan hệ giữa lời giải và phép tính . Có thể khẳng định lời giải là phần mô tả định tính của phép tính , phép tính là định lượng cụ thể của thao tác tính .
Những biện pháp đã tiến hành :
a) Đối với học sinh :
+ Để giúp học sinh nắm nội dung bài toán bản thân đã định hướng cho học sinh đọc hiểu bài toán một cách khoa học : Trước hết tìm hiểu các yêu tố phi toán học trong bài toán , các yếu tố đó làm sáng tỏ nội dung nào của bài toán , sự liên quan giữa yếu tố phi toán học và toán học . Những nội dung lời văn mang yếu tố toán học . Dạng của nó (Sau thời gian dài học sinh sẽ có một tập hợp các dạng lời văn mang tính chất toán học .ví dụ : Gấp một số lần , kém hơn , bằng ...) giúp học sinh dễ dàng trong tiếp cận nội dung bài toán có lời văn .
+ Về tóm tắt bài toán : Nên để học sinh tự tóm tấ bài toán vì như vậy học sinh mới xác lập được các yếu tố toán học trong bài toán và mối liên quan của các điều kiện cho biết và cái phải tìm . Trên cơ sở học sinh tiến hành thầy tổ chức học sinh tự đánh giá công việc để rút kinh nghiệm cho những lần sau , hơn thế nữa tạo cho học sinh sự tự tin vào bản thân .
+ Việc lập lời giải và phép tính có thể nói là nội dung quan trọng nhất phản ánh việc nhận thức tổng hợp các khâu trong quy trình giải toán . Chỉ có nhận thức đầy đủ các bước tiếp đó học sinh mới thực hiện tốt việc lập lời giải và phép tính . Giáo viên cần định hướng cho học sinh mỗi lời giải và phép tính là một bước đi tuần tự đúng của việc thực hiện kế hoạch giải bài toán .
Ví dụ : Bài toán 1 (Bài kiểm tra 1)
Kế hoạch giải : Tìm trung bình số tiền mỗi bạn -> Tìm tổng số tiền của 2 bạn -> Tìm số tiền của Hà quyên góp .
- Tuần tự đúng ở đây là tuần tự ngược lại của kế hoạch giải đã phân tích . Nếu đi sai tuần tự đó thì bài toán không giải được .
- Căn cứ kế hoạch giải : Đặt lời giải thứ nhất (Nội dung định tính cho phép toán ) : Số liệu của Hà quyên góp được là :... và viết phép tính :...) Như vậy học sinh đã thiết lập được mới quan hệ lời giữa lời giải và phép tính. Đây là yêu cầu, cơ bản khi thực hiện trình bày bài giải toán có lời văn.
b/ Đối với giáo viên:
* Cần định hướng rõ để học sinh nhận biết trong bài toán có lời văn đâu là lời văn có chứa yếu tố toán học đâu là lời văn không chứa yếu tố toán học.
Ví dụ ở bài kiểm tra 2:
-Lời văn chứa yếu tố toán học:+Hai (xe); (xe) to; (xe) nhỏ; mấy (tấn) (cân nặng) như nhau. Mỗi (xe).
-Lời avưn không chứa yếu tố toán học: Hay nói cách khác lời văn phi toán học: Xe tải chở được; phân bón; biết rằng các bao....
Tuy nhiên cần hướng dẫn cho học sinh nhận thấy mối liên quan diễn đạt ý nghĩa của hai dạng lời văn. Nhằm tạo điều kiện cho học sinh nắm chắc nội dung bài toán. Sau khi hiểu nội dung bài toán học sinh biết gạt bỏ những yếu tố phi toán học để nhận ra cốt lõi (nhân) của bài toán để tóm tắt bài toán dưới những hình thức thích hợp:
Ví dụ:
Xe to: 240 bao ? tấn
Xe nhỏ: 200 bao ? tấn 11000 Kg
Hoặc bằng sơ đồ đoạng thẳng:
Xe to:
*Sau khi phân tích giáo viên cần làm cho học sinh biết rỏ về dạng của bài toán đặc biệt cần quan tâm là khai thác triệt để sự hiểu biết (kiến thức củ của học sinh). Để từ cái củ đi đến cái mới.
Giáo viên có thể dưới nhiều hình thức để giúp học sinh nhận dạng bài toán:
Cách 1: Phát vấn:
-Để tìm số tấn mỗi xe chở ta cần biết gì ?
-Để tìm một bao nặng bao nhiêu ta làm thế nào ?
-Tìm một bao để làm đơn vị tính thuộc dạng toán gì ? (.... về đơn vị ...)
Cách 2: Em thử suy nghĩ cách tìm số Kg trong 200 bao hay 240 bao qua những bước nào ?
*Em có nhớ cách tìm như vậy có dạng giải bài toán gì đã học ?
Như vậy bằng các hình thức trên giáo viên giúp học sinh tư duy, động não, truy nã bản năng hoạt động tư duy độc lập, dần dần tạo được phương pháp học tập, ghi nhớ của học sinh. Đặc biệt tạo hứng thú khám phá sáng tạo của học sinh trong học tập giải toán có lời văn.
*Về dạy học sinh lập lời giải và phép tính:
-Dạy học sinh xác định căn cứ để lập lời giải:
+Căn cứ vào câu hỏi của bài toán.
+Căn cứ vào kế hoạch giải bài toán đã lập
+Căn cứ vào yêu cầu tìm những dữ kiện chưa biết hoặc kết quả cần tìm.
-Những dử kiện chưa biết cần tìm để trả lời câu hỏi cuối cùng của bài toán hay nói cách khác phục vụ tìm đáp số cuối cùng.
-Nội dung lời giải mô tả định tính mục đích thực hiện phép tính.
Ví dụ với bài Kiểm tra số 1:
Lời giải: Số tiền Hà quyên góp được là học sinh lập được nhờ:
+Căn cứ vào kế hoạch giải bài toán.
+Căn cứ vào yêu cầu cần tìm dữ kiện chưa biết phục vụ tìm đáp số cuối cùng.
+Nội dung lời giải mô tả định tính mục đích phép tính đó là “tìm số tiền của Hà...”
-Dạy học sinh lập phép tính.
Đặc thù của học sinh lớp 5 các em đã có óc khái quát cơ bản phát triển, vì vậy việc tìm phép tính đặt lời giải là hợp lôgic tư duy khoa học. Từ nội dung lời giải học sinh dể dàng có phép tính cụ thể:
Ví dụ: Cùng với lời giải trên sẽ có phép tính:
3685 + 200 =3885 (đồng)
Tóm lại:- Dạng giải toán có lời văn cho học sinh là dạng phương pháp có tư duy khoa học và hệ thống.
-Dạng giải toán có lời văn cho học sinh cần tuân thủ quy trình giải toán có lời văn và hệ thống nhận thức khoa học phù hợp của học sinh.
-Dạng giải toán có lời văn cần chú trọng việc phân tích giúp học sinh chiếm lĩnh nắm bắt quan hệ giữa yếu tố lời văn và yếu tố toán học, giữa lời văn phi toán học và lời văn chứa yếu tố toán học.
-Dạng giải toán có lời văn hướng tới đích cuối cùng là giúp học sinh đặt lời giải đúng, phép tính đúng đi đến kết quả đúng.
Chương 3: Kết quả và bài học kinh nghiệm.
I/ Kết quả:
1.Về phía học sinh:
-Sau khi tiến hành các biện pháp đã nêu ở trên những bài kiểm tra trong giai đoạn kỳ II học sinh đã có chuyển biến tốt thể hiện qua biểu sau:
Theo dõi bài kiểm tra
Phân tích chất lượng
Hoàn thành 100% yêu cầu trở lên
Hoàn thành 70% yêu cầu trở lên
Hoàn thành 50% yêu cầu trở lên
Hoàn thành dưới 50%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Bài kiểm tra 4
4
11,8
12
35,3
17
50,0
1
2,9
Bài kiểm tra 5
6
17,6
13
38,2
14
41,2
1
2,9
Bài kiểm tra 6
6
17,6
14
41,2
14
41,2
0
0
Cộng
16
15,7
39
38,2
45
4,1
2
2,0
Nhận xét kết quả đạt được:
- Chất lượng giải toán có lời văn của học sinh sau khi có tác động những biện pháp hợp lý đã có sự tiến bộ rõ nét. Tỷ lệ học sinh hoàn thành 100% yêu cầu giải bài toán tăng 5,9%. Tỷ lệ học sinh hoàn thành yêu cầu từ 70% đến 89% tăng 17,6 %. Tỷ lệ học sinh hoàn thành dưới 50% giảm 19,6%.
-Tỷ lệ học sinh nắm chắc quy trình các bước dạy do tác động đúng các phương pháp gia tăng rõ nét. Đặc biệt tỷ lệ học sinh biết đọc và nắm vững nội dung bài toán, biết phân tích bài toán. Biết lập kế hoạch giải bài toán và tiến hành giải bài toán, trình bày bài giải đúng có những tiến bộ rõ rệt, chính vì vậy tỷ lệ học sinh giảm 19,6% so với đầu kỳ.
2.Về phía giáo viên:
-Phân định tường minh các yếu tố lời văn mối quan hệ giữa các yếu tố toán và có lời văn từ đó có định hướng dạy học sinh đọc hiểu bài toán đảm bảo yêu cầu.
-Giáo viên đã thực sự biết khai thác hiểu biết của học sinh để giúp học sinh chiếm lỉnh kiến thức toán có lời văn dể dàng hứng thú.
-Giáo viên biết hướng dẫn học sinh đặt lời giải, phép tính trên cơ sở dựa vào mối quan hệ của các yếu tố trong bài toán có lời văn.
-Nét hiệu quả rõ ràng là học sinh hứng thú trong việc giải toán có lời văn từ đó ham học trong các tiết luyện giải toán. Giáo viên tự tin với phương pháp dạy của bản thân.
II/ Bài học kinh nghiệm:
-Học sinh cũng như giáo viên cần phân biệt rõ bài toán có lời văn.
-Học sinh cần thấy trong bài toán có lời văn bao gồm lời văn mang yếu tố toán học và không mang yếu tố toán học. Tuy nhiên cả hai dạng có liên quan chặt chẽ với nhau. Khi thực hiện giải toán có lời văn cần biết quan hệ các yếu tố lời văn, gạt bỏ yếu tố phi toán học để bài toán cô đọng súc tích.
-Chỉ khi và chỉ khi nắm được mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết trong bài toán có lời văn mới tìm ra kết quả chưa biết từ cái đã biết một cách đúng hướng.
-Mục tiêu cuối cùng của giải toán có lời văn là trình bày bài toán các lời giải và phép toán lôgic, khoa học. Đây là vấn đề cốt lõi của dạng bài toán có lời văn.
Kính thưa các đồng chí, trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân rút ra trong quá trình dạy học giải toán có lời văn ở học sinh lớp 5. Do năng lực cá nhân có hạn, điều kiện nghiên cứu thời gian nghiên cứu còn hạn chế, chắc rằng còn nhiều vấn đề cần bổ sung. Rất mong sự góp ý của các đồng chí.
File đính kèm:
- SKKN chon loc.doc