Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non có tổ chức ăn bán trú

1. Lý do khách quan

Mục tiêu GDMN là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con người, con người phát triển toàn diện về 5 mặt: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm-xã hội, thẩm mỹ. Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì ta cần phải kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ và giáo dục đó là điều tất yếu.

Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày đựơc nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ khoẻ mạnh, học tốt phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2788 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non có tổ chức ăn bán trú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên nhà bếp báo ngay cho nhà trường và nhà trường báo ngay với cơ quan y tế để điều tra và xử lý kịp thời nếu nước nhiễm bẩn sẽ gây ra ngộ độc thức ăn trong ăn uống, và các chứng bệnh ngoài da của trẻ. Nước uống luôn được đun sôi để nguội và đựng vào bình có nắp đậy bằng Inoox, tất cả các lớp đều có bình đựng nước và bình đựng nước được cọ rửa hàng ngày. b. Xử lý chất thải Đối với trường bán trú có rất nhiều loại chất thải khác nhau như:Nước thải, khí thải, rác thải… Nước thải từ nhà bếp, khu vệ sinh tự hoại, rác thải từ rau củ, rác từ thiên nhiên lá cây, các loại nilông, giấy lộn, đồ sinh hoạt thừa, vỏ hộp sữa…Nếu không có biện pháp xử lý tốt sẽ làm ô nhiễm môi trường. Các loại rác thải là nơi tập trung và phát triển của các loại côn trùng và chúng bay đến đậu nơi thức ăn cũng sẽ gây nên các mầm bệnh, ngộ độc thức ăn ở trường. Các chất thải ra phải cho vào thùng rác và có nắp đậy. Rát thải đã được nhà trường ký kết hợp đồng với phòng vệ sinh môi trường thu gom và xử lý hàng ngày, vì vậy khuôn viên trường lớp không có rát thải tồn đọng và mùi hôi thối. Ngoài ra nếu xe thu gom rát bị sự cố nhà trường sẽ tiêu huỷ rác tại chỗ là đào hố sâu, lấp rác thải kỹ từ 5-10 phân đất lên mặt tránh gây ra mùi hôi thối, nếu không sẽ gây bệnh. Trường có cống thoát nước ngầm để không có mùi hôi. Khu vệ sinh đại tiểu tiện luôn được nhân viên vệ sinh thường xuyên cọ rửa sạch sẽ. Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp là một trong các tiêu chí hưởng ứng phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2008-2009 và nhà trường đã phát động đến toàn thể cán bộ viên chức, các bậc cha mẹ học sinh và các cháu cùng nhau xây dựng môi trường sư phạm xanh - sạch -đẹp. Đây là phong trào đã được cán bộ viên chức và toàn thể cha mẹ học sinh, các cháu học sinh đồng tình hưởng ứng cho nên cảnh quan môi trường, lớp học luôn xanh mát. Ngoài ra sân sau nhà trường còn có vườn rau cho cô và trẻ cùng chăm bón. Vườn rau này cũng là nguồn cung cấp rau lớn nhất cho nhà bếp và thật sự là vườn rau sạch để có những bữa canh thật an toàn và ngon miệng cho trẻ. Ý thức vệ sinh chung: Bảo vệ chăm sóc tạo cảnh quan môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định trên sân trường, đồ chơi đẹp-sạch-an toàn và lành mạnh là tất cả cán bộ viên chức, cha mẹ học sinh và học sinh đã hưởng ứng tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. * Biện pháp 5: Tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong cán bộ giáo viên và học sinh Nhà trường thành lập ban chỉ đạo y tế học đường gồm: 1 đ/c Ban giám hiệu phụ trách phần nuôi dưỡng cho trẻ 1 đ/c phụ trách y tế ( nếu có ) ( có thể là thanh tra nhân dân ) 1 đ/c đại diện cha mẹ học sinh Ban chỉ đạo có trách nhiệm đẩy mạnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống các dịch bệnh trong nhà trường Theo sự chỉ đạo của nhà trường ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng ngày, định kỳ… cụ thể và đột xuất được phân công cụ thể đến các thành viên trong ban chỉ đạo. Tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức như: Xây dựng góc tuyên truyền, viết bài tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh trong các giờ đón trẻ để phối hợp tốt. Đưa nội dung giáo dục môi trường, an toàn thực phẩm vào các giờ hoạt động chung nhằm giúp trẻ tích cực tham gia giữ vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm như lao động tự phục vụ, giữ vệ sinh môi trường, rèn thói quen vệ sinh cá nhân và các hành vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện trong trường lớp Mầm non. Phối hợp với y tế, tài nguyên môi trường tổ chức hỗ trợ cho công tác an toàn thực phẩm, lên kế hoạch phun thuốc diệt côn trùng ít nhất một lần trong một năm học để cảnh quan môi trường luôn sạch đẹp đảm bảo vệ sinh. Tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học, cách giữ vệ sinh môi trường tới các bậc cha mẹ học sinh và có biện pháp phối hợp chặt chẽ. Xây dựng 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người làm bếp và 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho phụ huynh và nhân dân cần biết. * Biện pháp 6: Kiểm tra quá trình chế biến thực phẩm. Trước khi chế biến thực phẩm sống, nhân viên cấp dưỡng rửa dụng cụ: Dao, thớt sạch sẽ tránh để nhiễm khuẩn, rêu mốc trên dao thớt Thức ăn chín phải đảm bảo đủ thời gian và nhiệt độ, không để thực phẩm sống tiếp xúc với thực phẩm chín. Dụng cụ cho trẻ ăn uống như: Bát, thìa, ly… phải được rửa sạch để ráo trước khi sử dụng. Giáo dục kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân viên, giáo viên, học sinh về cách xử lý thực phẩm từ khâu chọn nguyên liệu thực phẩm đến chế biến và bảo quản thực phẩm vì vệ sinh an toàn thực phẩm là trách nhiệm của toàn dân. Thực hiện tốt biện pháp phòng tránh ngộ độc bằng cách thường xuyên kiểm tra các thực phẩm của đối tác trước khi ký nhận thực phẩm hàng ngày và phát hiện những thực phẩm không đảm bảo chất lượng và số lượng. Đưa nội dung an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với từng độ tuổi. B/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đối với cán bộ viên chức 100% cán bộ viên chức hiểu và nắm được công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ăn bán trú trong trường Mầm non. Tập thể cán bộ viên chức từ nhân viên phục vụ đến cán bộ Lãnh đạo đều có ý thức trách nhiệm cao trong quá trình giữ vệ sinh chung đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm không xảy ra ngộ độc. Giáo viên áp dụng công thức an toàn thực phẩm vào trong công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao, hầu hết trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ thông qua dạy học trên lớp, mọi lúc mọi nơi… 2. Đối với trẻ Hiểu được vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng đối với đời sống con người, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thông qua các giờ học tích hợp, vui chơi, ca dao, đồng dao… Biết được một số lao động để giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi trường như: không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy định, vệ sinh lớp học hàng ngày… và biết được công tác giữ vệ sinh rất quan trọng đối với sức khoẻ con người. 3. Đối với các bậc cha mẹ học sinh Tất cả các bậc cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ về cách giữ vệ sinh và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn xãy ra trong nhà trường. Đã có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân và cùng nhau làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. IV. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 1. Đề xuất Hàng năm Phòng Giáo dục-Đào tạo liên hệ với trung tâm y tế huyện tổ chức cho toàn thể cán bộ cốt cán bậc học mầm non tham gia tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm và cách phòng ngừa các dịch bệnh thường xãy trong trường Mầm non. Đồng thời phòng tránh kịp thời các loại dịch bệnh như: phun thuốc diệt muỗi, các loại côn trùng có hại… Mỗi cán bộ giáo viên đều có ý thức giữ gìn vệ sinh chung và cùng với nhà trường phối hợp thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non có tổ chức ăn bán trú tại đơn vị mình. 2. Kiến nghị Tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên những kiến thức cơ bản về cách giữ vệ sinh và vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Tuyên truyền giáo dục các bậc cha mẹ học sinh về nội dung và hình thức giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, đặc biệc chú trọng thông qua các Hội thi như: “Môi trường và vệ sinh cá nhân” do các cấp tổ chức. Xây dựng các giờ hoạt động chung có lồng ghép các nội dung giáo dục vệ sinh, an toàn thực phẩm phù hợp với từng chủ đề của từng độ tuổi nhưng không mất đi phần trọng tâm của nội dung bài dạy. V. KẾT LUẬN Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm lớn của toàn xã hội hiện nay.Vai trò của người cán bộ quản lý một trường có tổ chức ăn bán trú 100% thì đây là một trách nhiệm nặng nề mà đòi hỏi người cán bộ quản lý luôn luôn năng động, sáng tạo và đầu tư có hiệu quả trong công tác xây dựng và tiếp cận với tất cả các hoạt động trong trường mầm non. Mục đích của đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non là giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khơi dậy ở trẻ tính tò mò ham hiểu biết…Chính vì vậy mà mỗi chúng ta cần phải quan tâm và đầu tư có hiệu quả vào trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ để giúp trẻ có một sức khỏe tốt. Đó là những kinh nghiệm quý báu theo chúng ta đi suốt những năm tháng trong công tác làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ và nhất là những người làm công tác lãnh đạo tại các trường mầm non có tổ chức ăn bán trú. Qua nhiều năm thực hiện tổ chức chương trình chăm sóc giáo dục trẻ có tổ chức ăn bán trú, bản thân tôi nhận thấy đây là bài học giúp cho toàn thể cán bộ giáo viên có một kiến thức cơ bản về mọi mặt trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường lớp mầm non, đặc biệt là cách giữ vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường lớp mầm non. Vì vậy bản thân tôi đã không ngừng phát huy những thành tích đã đạt được, trên cơ sở đó tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của mình để cúng nhau đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng với xu thế của xã hội ngày càng phát triển trong đó có Giáo dục Mầm non. Thường xuyên đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo có hiệu quả về công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Là một cán bộ quản lý tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa và chuyển tải những kinh nghiệm vốn có của bản thân để trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp ở các trường bạn. Tuyên truyền sâu rộng đến tất cả các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng thấy được tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. NGƯỜI VIẾT Nguyễn Thị Oanh Xác nhận của nhà trường TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II(2007-2008 của Vụ Giáo dục mầm non) 2. Giáo dục Mầm non (Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) 3. Một số biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn (tài liệu của trung tâm y tế dự phòng) 4. Tài liệu cán bộ quản lý năm 2009-2010 (THS.BS Vũ yến Khanh). MỤC LỤC - Lý do chọn đề tài trang 1 - Đối tượng, cơ sở và phương pháp nghiên cứu trang 1 - Nội dung và kết quả nghiên cứu trang 2 - Nội dung nghiên cứu trang 2 - Kết quả nghiên cứu trang 7 - Đề xuất và kiến nghị trang 8 - Kết luận trang 8 - Nhận xét của Hội đồng chấm các cấp trang 9 - Mục lục trang10 - Tài liệu tham khảo trang11

File đính kèm:

  • docsang kien kinh ngiem.doc
Giáo án liên quan