Một số biện pháp chỉ đạo việc dạy học bồi dưỡng phân môn tập làm văn cho học sinh giỏi lớp 4 - 5

Như chúng ta đã biết: Trong bậc học Tiểu học , bốn kỹ năng quan trọng mà bộ môn Tiếng Việt ( môn học cơ bản nhất của bậc Tiểu học) cần đạt đó là: Nghe - nói - đoc - viết. Trong đó, kỹ năng viết là kỹ năng hết sức quan trọngvà khó rèn luyện cho học sinh nhất. Để rèn kỹ năng viết cho học sinh , giáo viên phải dạy tốt các phân môn như: Tập đọc, Chính tả, Tập viết , Luyện từ và câu và Tập làm văn. Để viết đẹp và viết đúng người thầy phải chú trọng và rèn kỹ năng cho học sinh khi dạy Tập viết và Chính tả. Còn muốn dạy cho học sinh viết đúng và hay thì chúng ta phải đặc biệt chú trọng đến việc dạy tốt phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu và Tập làm văn. Trong các phân môn này, thực tế nhiều giáo viên cho rằng: Tập làm văn là khó dạy nhất vì đòi hỏi học sinh phải có năng khiếu mới viết văn hay được. Nội dung bồi dưỡng làm văn nhằm trau dồi vốn sống, vốn văn chương, nâng cao năng lực cảm nhận và diễn tả ở học sinh , học sinh luyện viết văn theo kiểu bài đã học. Các kiểu bài cơ bản ở tiểu học là: Kể chuyện, miêu tả, viết thư. Trong các lần kiểm tra định kỳ, hay các đề thi học sinh giỏi nhiều năm đã tổ chức( hay đề hướng dẫn giao lưu Toán tuổi thơ) cấp Huyện - cấp Tỉnh thì Tập làm văn luôn dành một số điểm cao hơn. Song số học sinh đạt điểm giỏi bài văn viết còn ít.

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp chỉ đạo việc dạy học bồi dưỡng phân môn tập làm văn cho học sinh giỏi lớp 4 - 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ví dụ : Với đề bài : Em hãy tả vẻ đẹp của vườn hoa trong một buổi sáng mùa xuân. Với hai câu chủ đề như đã nêu trên , có học sinh đã viết được : Đoạn 1 : Buổi sáng , vườn hoa rực rỡ sắc màu và ngào ngạt hương thơm . Những bông hồng nhung đỏ thắm , chúm chím như còn e lệ với những giọt sương long lanh ánh bạc đọng trên những cánh hoa . Hoa cúc vàng rực rỡ đón chào một ngày mới . Hoa đồng tiền đơn , đồng tiền kép nô nức khoe màu đỏ, vàng, hồng , tím. Rồi thược dược, loa kèn, lưu li, cúc áo...rung rinh theo gió , đua nhau khoe sắc toả hương . Ong bướm rập rờn , vườn hoa ngào ngạt hương sắc mùa xuân. Đoạn 2 : Vườn hoa nhộn nhịp , tươi vui với biết bao ong bướm rập rờn và tiếng chim ca hát . Từ lúc nào , vườn hoa đã nhộn nhịp , tươi vui với bao ong bướm rập rờn , tiếng chim ca hát . Những cánh bướm đủ màu sắc bay là là quanh những cánh hoa ,nhẹ nhàng đậu xuống một vài bông hoa hồng , hoa cúc rồi khẽ bay, đôi cánh khép mở nhẹ nhàng . Quanh khu vườn , chim líu lo ca hát , những chú chim sâu xinh xắn líu ríu dưới những cánh hoa , chim sẻ chuyền cành lích chích . Tất cả tạo nên một bức tranh sinh động đậm nét duyên dáng quê hương... Các câu chủ đề phải nói gọn một nội dung chính của bài văn.Giáo viên có thể sử dụng nhiều câu chủ đề khác nhau để hướng dẫn học sinh luyện tập , không nhất thiết phải cứ áp dụng một ý chung nhất . ở đối tượng học sinh năng khiếu , giáo viên cũng nên khuyến khích các em phá bỏ những cách diễn đạt thông thường để có những bài viết có cách diễn đạt bứt phá , thực sự hấp dẫn người đọc mà không theo khuôn mẫu nào. 5.Dựa vào cách sử dụng từ đồng nghĩa để viết văn miêu tả hay. Để viết văn miêu tả hay , người ta còn sử dụng từ đồng nghĩa để tả . Khi sử dụng từ đồng nghĩa nó giúp ta miêu tả chính xác, cụ thể biểu hiện muôn màu muôn vẻ của sự vật hiện tượng . Ví dụ:Trong bài”Quang cảnh làng mạc ngày mùa “SGK Tiếng Việt 5-Tập một của nhà văn Tô Hoài , chúng ta thấy rằng dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn , các sự vật , hiện tượng trở nên vô cùng sinh động . Bởi đó là tài quan sát và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ , đặc biệt là sử dụng từ đồng nghĩa chỉ màu sắc để tả của tác giả . Để học sinh sử dụng từ đồng nghĩa khi viết văn miêu tả , để bài văn hay và sáng tạo thì giáo viên khi dạy phân môn Tập đọc cần cho các em phát hiện các biện pháp nghệ thuật , biện pháp dùng từ mà các tác giả sử dụng trong các bài đọc , từ đó để có mối liên hệ vận dụng vào làm văn. Ví dụ:Từ bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”, Giáo viên cần cho học sinh thấy tài quan sát và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ , đặc biệt là dùng từ đồng nghĩa chỉ màu sắc để tả của tác giả . Riêng tả màu vàng , tác giả đã có tới 10 sắc độ khác nhau dành cho từng sự vật : có màu vàng đậm của lúa đã chín(vàng xuộm) , có màu vàng nhạt , tươi , ánh lên của những ngày nắng đẹp giữa mùa đông(vàng hoe);có màu vàng của quả chín , gợi cảm giác rất ngọt(vàng lịm) , có màu vàng rất đậm , rải đều trên mặt của lá mít , lá chuối(vàng ối) ; có màu vàng sáng của tàu đu đủ ,lá sắn héo(vàng tươi) ; có màu vàng gợi cảm mọng nước(vàng xọng) ; có màu vàngcủa rơm , thóc được phơi già nắng tạo cảm giác giòn đều đến có thể gãy ra(vàng giòn); rồi đến màu vàng gợi tả những con vật béo tốt có bộ lông óng ả , mượt mà(vàng mượt) ; và cả những màu vàng rất lạ , không thể chỉ nhìn bằng mắt mà phải nhìn bằng tâm hồn (vàng hơn thường khi , vàng như những vạt áo nắng , vàng trù phú đầm ấm...) Từ đó giáo viên có thể vận dụng ra đề văn cho học sinh làm : Hãy viết một doạn văn tả cảnh mà em yêu thích. Qua theo dõi và kiểm tra kết quả vận dụng của giáo viên vào thực tế dạy học bồi dưỡng , học sinh đã biết vận dụng và viết được một số bài văn hay trong đó có sử dụng nghệ thuật dùng từ đồng nghĩa để tả. 6.Làm tốt một số công việc để giúp học sinh xác định đúng yêu cầu của đề bài , có vốn từ và biết cách diễn đạt trong làm văn. Với bất kì thể loại văn nào, giáo viên cũng phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng xác định yêu cầu đề bài . Với các dạng đề bài không mở rộng , giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh chú ý vào câu lệnh . Nhưng với các để bài mở rộng , phần gợi mở tương đối quan trọng , giáo viên phải cho học sinh đọc kĩ đề gạch chân các dữ liệu cần thiết để tập trung chú ý. Ví dụ : Hãy tả vẻ đẹp của một vườn hoa mà em có dịp thấy. ở bài này, học sinh có thể chọn tả bất kì điểm nào để thể hiện vẻ đẹp của vườn hoa .Nhưng nếu đề bài sửa lại mở rộng hơn , ví dụ như: Vườn hoa gần nhà em , vào buổi sáng mùa xuân rực rỡ sắc màu và ngào ngạt hương thơm . Hãy tả lại vẻ đẹp của vườn hoa ấy. Với đề bài này thì nội dung bài làm của các em phải tập trung vào các ý chính để tả : rực rỡ sắc màu và ngào ngạt hương thơm. Để học sinh có vốn từ sử dụng tốt trong văn miêu tả , giáo viên phải yêu cầu học sinh sử dụng sổ tay văn học , ghi chép những đoạn văn hay, những ý văn thơ độc đáo để làm tư liệu và không quên ghi chép những từ ngữ miêu tả , gợi tả hợp lí với từng chủ đề, từng kiểu bài . Giáo viên nên hướng dẫn học sinh ghi chép thành mảng .Ví dụ : Nhóm từ tả hoạt động của người , của vật , nhóm từ tả tính cách , tả đôi mắt , tả mái tóc , nhóm từ tả màu sắc , hương thơm . Đó là những tư liệu cần thiết để các em viết văn tránh sao lặp , tả gượng ép , ý nghèo , dùng từ không chính xác. ở nội dung Luyện từ và câu lớp 5 , học sinh đã bắt đầu học về các phép liên kết câu . Đây là một trong những kĩ thuật viết văn quan trọng . Giáo viên phải luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng các phép liên kết đó trong diễn đạt để các em nắm được ngữ pháp văn bản , tạo điều kiện cho các em học tốt Tiếng Việt ở cấp trung học cơ sở tiếp theo. C. Kết luận 1.Kết quả nghiên cứu Sau khi trao đổi chỉ đạo việc dạy học bồi dưỡng môn Tiếng Việt , đặc biệt là phân môn Tập làm văn với giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4-5 . Qua theo dõi hàng tháng kết quả học tập của học sinh tôi thấy rằng kết quả bài văn viết của các em đã có nhiều tiến bộ rõ rệt.Nhiều em vận dụng khá tốt những kiến thức đã được học vào bài viết của mình , ví dụ như em : Ngọc Huyền , Thương , Trang , Thạch Thảo, Vương Hà (Lớp 4),các em Thuỳ Linh , Mạnh Linh , Mai Anh , Mĩ Duyên ,Minh Phước (Lớp 5). Kết quả khảo sát chất lượng phân môn Tập làm văn của học sinh học bồi dưỡng lớp 4-5 được tăng lên rõ rệt, cụ thể: Lớp Tháng 10 năm 2008 Tháng 1 năm 2009 Giỏi Khá TB Giỏi Khá TB 4 2/14 6/14 6/14 5/14 9/14 0 5 2/14 6/14 5/14 6/14 8/14 0 Đặc biệt trong đợt giao lưu học sinh giỏi lớp 4-5 do Phòng giáo dục Yên Định tổ chức ( ngày 20/2/2009) , số học sinh đi thi môn Tiếng Việt lớp 4 có 5 em thì 5 em đều đạt giải ( trong đó có 4 em đạt giải ba , 1 em đạt giải khuyến khích ) -đồng đội học sinh giỏi khối 4 xếp thứ nhất toàn huyện . Lớp 5 có 1 em đạt giải ba và 1 em đạt giải khuyến khích .Trong đó có em Mạnh Linh (lớp 5) được chọn vào đồng đội đi giao lưu Toán Tuổi Thơ cấp tỉnh của huyện . (Môn Tiếng Việt của em được đánh giá tốt). 2.Bài học kinh nghiệm: Trong công tác chỉ đạo chuyên môn , về mảng kiến thức phân môn Tập Làm Văn , tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau đây: - Trong quá trình giảng dạy, đối với giáo viên phải tập trung nghiên cứu chuyên sâu nội dung bài dạy. - Người quản lí công tác chuyên môn phải nắm bắt chắc chắn yêu cầu cơ bản của môn học và có hệ thống kiến thức về môn học để kịp thời chỉ đạo và chỉ đạo sâu sát để giáo viên thực hiện . -Kết hợp giữa chỉ đạo và kiểm tra đánh giá quá trình dạy học bồi dưỡng của giáo viên để kịp thời phát hiện những hạn chế hoặc bổ sung uốn nắn những hạn chế trong công tác giảng dạy của giáo viên. -Luôn yêu cầu giáo viên rèn kĩ năng nói cùng với kĩ năng viết cho học sinhvà tiến hành đồng thời hai hoạt động : nói trước , viết sau. Khi học sinh nói , cả lớp nghe và nhận xét bổ sung cho bạn , nghĩa là các em đã được học một lần sau đó viết lại là học lần thứ hai . Cách dạy này sẽ củng cố kĩ năng một cách có hiệu quả nhất đặc biệt là đối với việc dạy phân môn Tập Làm Văn. - Khi dạy học giáo viên phải luôn đưa ra các đề bài , các tình huống mang đậm tính nhân văn để học sinh được nâng cao tâm hồn , bồi dưỡng cho học sinh nền tảng đạo đức thông qua bài học , hướng các em đến với chân , thiện , mĩ . 3) Đề xuất kiến nghị : Đối với BGH nhà trường : Cần chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi . Khuýến khích giáo viên tự học , tự rèn . Đối với Phòng Giáo Dục : Hàng năm nên tổ chức hội thảo chuyên đề về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cho giáo viên các trường trong huyện nhằm giao lưu học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng học sinh giỏi của bậc Tiểu học trong huyện đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục hiện nay. Mỗi năm học nên duy trì việc tổ chức giao lưu học sinh giỏi giành cho lớp 4-5 để khuyến khích việc dạy và học của giáo viên và học sinh trong toàn huyện . Chúng ta biết rằng : công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một vấn đề quan trọng của mục tiêu đào tạo nhân tài trong công cuộc xây dựng một nền giáo dục toàn diện . Dạy học là một nghề vừa lao tâm vừa lao lực . Đó là một nghề cao quý nhưng cũng đòi hỏi cao về phẩm chất đạo đức , kiến thức và kĩ năng ở mỗi người . Muốn thành công trong công tác giảng dạy , người thầy phải luôn học hỏi không ngừng . Với trách nhiệm của người làm công tác chuyên môn , tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu nội dung chương trình , đề xuất những biện pháp chỉ đạo phù hợp là nhiệm vụ quan trọng của mình để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học nói chung và chất lượng học sinh giỏi nói riêng theo hướng phát huy tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh , thể hiện tốt vai vai trò chủ đạo định hướng của người dạy trong quá trình dạy học . Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ trong công tác chuyên môn mà năm học này tôi đã vận dụng và thấy có hiệu quả phần nào , rất mong được sự góp ý của các đồng chí trong Hội đồng khoa học của Trường TH Thống Nhất cũng như của Phòng Giáo dục Yên Định góp ý để đề tài được áp dụng rộng rãi hơn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện nhà . Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thống Nhất , ngày 10 tháng 03 năm 2009 Người viết Lê Thị Hồng

File đính kèm:

  • docChi dao boi duong HSG.doc