Môn: Tự nhiên xã hội Tuần 3 - Bài: Máu và cơ quan tuần hoàn

 I.Mục đích yêu cầu:

 1.Kiến thức :Trình bày sơ lược về cấu tạo và chức năng của máu

 2.Kĩ Năng : Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn

 3.Thái độ : Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn

 II.Chuẩn bị :

 1.Giáo viên:Các hình trong sách giáo khoa trang 14 , 15 .

 2.Học sinh : Sách giáo khoa.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3365 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn: Tự nhiên xã hội Tuần 3 - Bài: Máu và cơ quan tuần hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI TUẦN : 3 BÀI : MÁU VÀ CƠ QUAN TUẦN HOÀN Ngày thực hiện: I.Mục đích yêu cầu: 1.Kiến thức :Trình bày sơ lược về cấu tạo và chức năng của máu 2.Kĩ Năng : Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn 3.Thái độ : Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn II.Chuẩn bị : 1.Giáo viên:Các hình trong sách giáo khoa trang 14 , 15 . 2.Học sinh : Sách giáo khoa. III.Hoạt động lên lớp: 1.Khởi động: Hát bài hát 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới : Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 10’ 15’ 10’ ­Giới thiệu bài :Tiết hôm nay, chúng ta tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của máu qua bài: Máu và cơ quan tuần hoàn . ­Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận *Mục tiêu : _Trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ _ Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn * Cách tiến hành +Bước 1 : Làm việc theo nhóm _ Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát các hình 1,2,3 trang 14 sách giáo khoa: _Bạn đã bị đứt tay hay trầy da bao giờ chưa ? Khi bị đứt tay hoặc trầy da bạn nhìn thấy gì ở vết thương ? _Theo bạn , khi máu mới chảy ra cơ thể, máu là chấtt lỏng hay là đặc ? _Bạn thấy máu được chia làm mấy phần ? Đó là những phần nào ? _Quan sát huyết cầu đỏ ở hình 3 trang 14, bạn thấy huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào ? Nó có chức năng gì ? _Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên gọi là gì ? +Bước 2 : Làm việc cả lớp _ Giáo viên gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình . Mỗi nhóm chỉ trình bày phần trả lời một câu hỏi . Các nhóm khác bổ sung * Kết luận : Ngoài huyết cầu đỏ , còn có các loại huyết cầu khác như huyết cầu trắng . Huyết cầu trắng có chức năng tiêu diệt vi trùng xâm nhập vào cơ thể,giúp cơ thể phòng chống bệnh ­Hoạt động 2 : Làm việc với SGK *Mục tiêu : Kể tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn * Cách tiến hành +Bước 1 : Làm việc theo cặp _ Chỉ trên hình vẽ đâu là tim , đâu là các mạch máu _ Dựa vào hình vẽ , mô tả vị trí của tim trong lồng ngực _ Chỉ vị trí của tim trên lồng ngực của mình +Bước 2 : Làm việc cả lớp _ Giáo viên yêu cầu một số cặp học sinh trình bày . *Kết luận Cơ quan tuần hoàn gồm có : tim và các mạch máu ­Hoạt động 3 : Chơi trò chơi tiếp sức * Mục tiêu : Hiểu được mạch máu đi tới mọi cơ quan của cơ thể * Cách tiến hành +Bước 1 : Giáo viên nói tên trò chơi và hướng dẫn học sinh cách chơi như sau _ Chia số học sinh tham gia chơi thành hai đội có số người bằng nhau . Hai đội đứng thành hai hàng dọc , cách đều bảng . Khi giáo viên hô “ bắt đầu” , người đứng trên cùng của mỗi đội cầm phấn lên bảng viết tên một bộ phận của cơ thể có các mạch máu đi tới . Khi viết xong , bạn đó đi xuống và đưa phấn cho bạn tiếp theo . Trong cùng một thời gian , đội nào viết được nhiều tên các bộ phận của cơ thể , đội đó thắng . Số học sinh còn lại sẽ cổ động cho cả hai đội +Bước 2 : Kết thúc trò chơi . Giáo viên nhận xét kết luận và tuyên dương đội thắng cuộc . _ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài . _ Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi theo sự chỉ dẫn của giáo viên . _ Học sinh làm việc theo nhóm như hướng dẫn trên. Các nhóm trình bày câu hỏi của mình . Các nhóm khác bổ sung . _ Học sinh làm việc theo nhóm đôi. Học sinh quan sát hình 4 trang 15 SGK , lần lượt một bạn hỏi một bạn trả lời _ Học sinh lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm . _ Học sinh chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên . Các hình 1,2,3/4 Sách 4.Củng cố :_ Giáo viên nhận xét việc học tập của học sinh 5.Dăn dò: _Bài nhà: Tìm hiểu về máu và cơ quan tuần hoàn . _Chuẩn bị: Hoạt động tuần hoàn *Các ghi nhận, lưu ý : ___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

File đính kèm:

  • docCopy (3) of bai 6 TNXH.doc
Giáo án liên quan