I/ MỤC TIÊU:
-Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc. HS khá- giỏi: Nêu được một số lí do bị ngộ độc qua đường ăn, uống như thức ăn ôi, thiu, uống nhằm thuốc
- Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.
GDKNS: kỹ năng ra quyết định; kỹ năng tự bảo vệ; phát triển kỹ năng giao tiếp.
- Ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6986 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn: tự nhiên và xã hội Bài: phòng tránh ngộ độc khi ở nhà ( KNS), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 14/11/2013
ND: 21/11/2013
Môn: Tự nhiên và xã hội
BÀI: PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ ( KNS)
PPCT:14
I/ MỤC TIÊU:
-Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc. HS khá- giỏi: Nêu được một số lí do bị ngộ độc qua đường ăn, uống như thức ăn ôi, thiu, uống nhằm thuốc…
- Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.
GDKNS: kỹ năng ra quyết định; kỹ năng tự bảo vệ; phát triển kỹ năng giao tiếp.
- Ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh minh họa bài học.
- HS: Sách TN&XH.
- Quan sát, hỏi đáp, thảo luận, đóng vai.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định: HS hát.
2. Bài cũ:
-Ở nhà các em làm gì để giữ sạch môi trường xung quanh nhà nhà ở?
-Giữ vệ sinh mơi trường xung quanh nhà ở có lợi gì?
-Nhận xét.
3. Dạy bài mới :
a) Khám phá:
- Các em đã bao giờ bị ngộ độc thực phẩm chưa?.
- Có nhiều con đường làm cho con người bị ngộ độc nhưng chúng ta có thể ngăn ngừa, vậy làm sao để không bị ngộ độc bài “ Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà” sẽ giúp chúng ta biết được điều đó.
b) Kết nối.
Hoạt động 1 : Những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống.
-Kể những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống ?
- Những thứ các em vừ kể thì thứ nào thường được cất giữ trong nhà.
* Quan sát tranh trả lời câu hỏi:
-Hình 1. tranh vẽ gì?
-Hình 2. tranh vẽ gì?
-Hình 3. tranh vẽ gì?
-Nhận xét.
Làm việc nhóm đôi ( 2 phút)
- Nếu bạn trong hình ăn bắp thì điều gì có thể xảy ra? Tại sao?
- Nếu em bé lấy lọ thuốc và ăn phải những viên thuốc vì tưởng đó là kẹo, thì điều gì có thể xảy ra?
- Nếu để lẫn lộn dầu hỏa, thuốc trừ sâu với nước mắm, dầu ăn,…thì điều gì có thể xày ra với những người trong gia đình?
-Trong những thứ em kể thì thứ nào thường được cất giữ trong nhà ?
-GV kết luận :
- Một số thứ có thể gây ngộ độc là thuốc trừ sâu, dầu hoả, thức ăn thiu, thức ăn có ruồi đậu vào…
- Một số người có thể bị ngộ độc do ăn uống vì những lí do sau:
+ Uống nhầm dầu hỏa, thuốc trừ sâu… do chai không có nhãn hoặc để lẫn với những thứ ăn uống thường ngày.
+ Aên những thức ăn ôi thiu hoặc những thức ăn có ruồi, gián, chuột đụng vào.
+ Aên hoặc uống thuốc tây quá liều tưởng là kẹo hay nước ngọt.
Hoạt động 2 :Cần làm gì để tránh ngộ độc.
Quan sát tranh.
-Làm việc theo nhóm 2.
- Hình 4: Bạn trai trong hình đang làm gì? Nêu tác dụng của việc làm đó.
- Hình 5: Chị gái trong hình đang làm gì? Nêu tác dụng của việc làm đó.
- Hình 6: Chú trong hình đang làm gì? Nêu tác dụng của việc làm đó.
- Kể thêm một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc.
- GV kết luận :
- Để phòng tránh ngộ độc trong nhà chúng ta ta cần:
- Sắp xếp ngăn nắp đồ dùng trong gia đình. Thuốc men cần để đúng nơi quy định,xa tầm tay của trẻ em và nên có tủ thuốc gia đình.
- Thức ăn không nên để chung các chất tẩy rửa hoặc hoá chất khác.
- Xem xét trong nhà của mình và liệt kê những thứ nếu ta ăn hoặc uống nha6m2se4 bị ngộ độc và cho biết chúng được cất ở đâu.
- Không nên ăn thức ăn ôi thiu. Phải rửa sạch thức ăn trước khi đem chế biến và không để ruồi, gián, chuột… đụng vào thức ăn dù còn sống hay đã nấu chín.
- Các loại phân bón, thuốc trừ sâu, bả chuột, dầu hỏa, xăng… cần được cất giữ riêng và có nhãn mác để tránh sử dụng nhầm lẫn.
c) Thực hành.
Hoạt động 3 : Đóng vai.
Mục tiêu:
-Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người khác bị ngộ độc.
- Giúp học sinh rèn kỹ năng tự bảo vệ, phát triển kỹ năng giao tiếp.
-GV đưa ra tình huống để HS tập ứng xử khi bản thân hoặc người khác bị ngộ độc.
- Bố mẹ đi vắng em của bạn tình cờ uống nhầm một thứ thuốc độc hại ở trong nhà, bạn đang chơi ngoài sân nghe em khóc, kêu đau bụng thì bạn phải làm gì?
- Mẹ không có nhà, em đi học về đói bụng nhìn thấy trên bàn có chè nấu hôm qua em vội ăn. Một lúc sau bị đau bụng em sẽ làm gì?
- GV theo dõi giúp đỡ nhóm .
Kết luận : Khi bị ngộ độc cần báo cho người lớn biết và gọi cấp cứu. Nhớ đem theo hoặc nói cho cán bộ y tế biết bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc thứ gì .
-Nhận xét.
d) Vận dụng :
- Khi biết được cách phòng tránh ngộ độc sẽ đem lại ích lợi gì cho các em?
-Giáo dục tư tưởng
-Dặn dò – Học bài, xem trước bài Trường học.
-Nhận xét tiết học
-Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.
-Thường xuyên quét dọn,....
- Không có chỗ cho ruồi, muỗi, chuột, gián, và các mầm bệnh ẩn nấp.
-Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
- Rồi/ chưa.
- HS kể những thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình.
- HS kể.
-Quan sát.
Hình 1: Ăn bắp bị ruồi đậu vào.
Hình 2: Em bé ăn thuốc tưởng nhầm là kẹo.
Hình 3: Thuốc trừ sâu, nước mắm , dầu hoả lại để chung
HS thảo luận đưa ý kiến trả lời.
Tổ 1
Tổ 4
Tổ 2 và tổ 3
- Trong những thứ em kể thì thứ thường được cất giữ trong nhà là nước mắm, dầu ăn, thuốc uống,…..
- HS nhắc lại.
-Nhóm quan sát hình 4,5,6
-Một số nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung các ý :
+Bạn nhỏ đem thức ăn có ruồi đậu vào bỏ vào thùng rác. Làm như vậy có tác dụng là những những người trong gia đình không ăn phải bắp có ruồi đậu vào thì không bị đau bụng.
+ Chị gái trong hình Sắp xếp thuốc để trên cao. . Việc làm đó có tác dụng là em bé không lấy tới và sẽ không ăn nhầm thuốc thì không bị ngộ độc.
+ Chú trong hình dọn dẹp thuốc trừ sâu bỏ trong tủ khoá lại, nước mắm để riêng. Tránh ăn, uống nhầm các hóa chất gây độc hại.
-Một số nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung
- HS kể.
HS nhắc lại.
- HS đưa ra cách giải quyết.
-Cử các bạn đóng vai.
- HS đóng vai
-Em của bạn đang uống nhằm một thứ thuốc, bạn đang chơi nghe em khóc, kêu đau bụng thì bạn hỏi em uống nhằm thứ gì, gọi người lớn và đưa em đến cơ sở y tế đem theo chai em bé đã uống nhầm.
- HS nêu.
-Học bài.
File đính kèm:
- TNXH.doc