I. Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3; thuộc ít nhất ba khổ thơ)
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên
- Bản đồ Việt Nam;
- Ảnh trong sách giáo khoa (phóng to);
- Tranh, ảnh các cảnh đẹp ở Cao Bằng;
2. Học sinh
- Thẻ trắc nghiệm, sách giáo khoa.
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 8083 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn: Tập đọc - Bài: Cao Bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Giúp HS
- Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3; thuộc ít nhất ba khổ thơ)
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên
- Bản đồ Việt Nam;
- Ảnh trong sách giáo khoa (phóng to);
- Tranh, ảnh các cảnh đẹp ở Cao Bằng;
2. Học sinh
- Thẻ trắc nghiệm, sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: (4-5’) Lập làng giữ biển
- HS1: Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Bố và ông của Nhụ bàn với nhau về việc gì?
- HS2: Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?
- HS3: Em hãy nêu nội dung chính của bài văn?
*GV nhận xét và ghi điểm.
- Dành cho cả lớp: Chọn ý trả lời đúng nhất
+ Câu 1: Bố và ông của Nhụ cả đời đều mong có gì?
A. Lưới đánh cá B. Đất đai C. Ngư trường
*Chọn đáp án B.
+ Câu 2: Nhụ nghĩ gì về kế hoạch của bố?
A. Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi.
B. Một làng Bạch Đằng Giang đang trôi bồng bềnh, Nhụ tin kế hoạch của Bố và mơ tưởng đến làng mới.
C. Cả hai ý trên đều đúng
*Chọn đáp án C
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3. Bài mới:(31-32’)
a. Giới thiệu bài: (1-2’)
Bài học lập làng giữ biển ca ngợi những người dân chài quả cảm, xây dựng cuộc sống mới nơi hòn đảo khơi xa, gìn giữ một vùng biển trời của Tổ Quốc. Bài học hôm nay sẽ đưa ta đến thăm một nơi khác. Vậy để biết đó là đâu, các em cùng nhau xem tranh và nêu nhận xét.
- GV: Vùng đất này có địa thế đặc biệt, nơi có những con người đôn hậu đang gìn giữ dải dài biên cương của đất nước. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vùng đất này qua bài thơ Cao Bằng của nhà thơ Trúc Thông.
- GV yêu cầu HS mở sách trang 41/ SGK.
- GV cho học sinh xem bản đồ Việt Nam, chỉ vị trí của Cao Bằng trên bản đồ.
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Luyện đọc ( 11-12’)
- Để giúp các em biết được đôi nét về con người và cảnh đẹp nơi đây, cô mời một bạn đọc bài thơ.
- GV nhận xét về cách đọc của HS và định hướng về giọng đọc toàn bài: Khi đọc các em lưu ý đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, nhấn mạnh các từ ngữ nói lên địa thế đặc biệt và sự đôn hậu của người dân nơi đây.
- Bài thơ có tất cả mấy khổ thơ?
- GV: Để giúp các em dễ dàng nắm bắt nội dung của bài, cô chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Khổ 1
+ Đoạn 2: Khổ 2 và 3.
+ Đoạn 3: Khổ 4, 5, 6.
- Nhằm giúp các em đọc trôi chảy và đọc đúng các từ khó trong bài, cô tổ chức cho lớp mình đọc nối tiếp lần 1. Trong quá trình đọc, GV cho HS nhận xét và phát hiện ra từ bạn phát âm chưa đúng và hướng dẫn cách phát âm, gọi HS đọc lại từ đó.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc câu:
Cao Bằng, rõ thật cao!
Rồi dần bằng bằng xuống
- GV chốt lai cách đọc: Ngắt hơi sau dấu phẩy và nhấn giọng ở các từ: rõ thật cao, bằng bằng xuống.
- Để các em đọc tốt hơn nữa, cô sẽ cho các em đọc nối tiếp lần 2. Ở lượt đọc này, các em cần lưu ý phát âm chính xác những từ ngữ mà chúng ta đã phân tích. GV cho HS tự phát hiện và tìm những từ ngữ chưa hiểu nghĩa để cùng nhau phân tích. Yêu cầu HS tìm từ đồng nghĩa và đặt câu để hiểu rõ nghĩa hơn.
- GV nhận xét lượt đọc của HS.
- Để giúp các em phát huy tinh thần hợp tác trong nhóm, cô sẽ tổ chức cho lớp mình luyện đọc theo nhóm đôi và cùng sửa cách đọc cho nhau, GV theo dõi.
- GV mời 2 HS đọc nối tiếp 2 khổ thơ, GV nhận xét tuyên dương.
- GV đọc mẫu bài thơ giọng tha thiết, tình cảm.
*Khắc sâu: Đọc đúng từ ngữ, nhịp thơ và cách nhấn giọng.
*Chuyển ý: Để giúp các em khám phá vẻ đẹp hoang sơ cũng như tình cảm và tấm lòng của con người nơi đây, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài thơ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (9-10’)
Mở đầu bài thơ tác giả giới thiệu cho chúng ta biết quãng đường đến Cao Bằng, để biết đoạn đường này như thế nào cô mời 1 bạn đọc khổ thơ thứ nhất.
- Qua đoạn bạn đọc, em thấy Cao Bằng có địa thế như thế nào?
- Những từ ngữ và chi tiết nào cho thấy Cao Bằng rất cao và rất xa?
- Để nhấn mạnh sự xa xôi, hiểm trở tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- Nội dung chính bao trùm đoạn 1 là gì?
*GV chốt ý: Đường lên Cao Bằng thật xa xôi và hiểm trở. Để đến được Cao Bằng phải vượt qua bao núi đèo cheo leo, dựng đứng.
*Chuyển ý: Thiên nhiên nơi đây là vậy, còn con người ở Cao Bằng như thế nào? Chúng ta sẽ hiểu rõ điều đó hơn qua 2 khổ thơ tiếp theo.
- GV mời 1 HS đọc khổ 2 và 3 của bài.
- Qua hai khổ thơ bạn vừa đọc, tác giả đã sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng?
- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để nói lên sự đôn hậu của người Cao Bằng?
* GV chốt: Khách đến Cao Bằng được chào đón rất nồng hậu và chân thành. Bằng nghệ thuật so sánh, ta càng thấy rõ người dân nơi đây thật đôn hậu, hiền hòa, mộc mạc, cách xưng hô thân mật: chị em, ông bà... thân thiết như người trong một nhà.
- Ở khổ thơ 2 và 3, tác giả muốn nói điều gì?
*Chuyển ý: Người dân nơi đây không chỉ bộc lộ tình cảm bên ngoài, mà quan trọng hơn cả đó chính là nội lực bên trong. Họ là những con người giàu lòng yêu nước, tình yêu nước của họ không thể cân, đo, đong, đếm, được. Tìm hiểu ba khổ thơ cuối của bài chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về điều đó.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi trong thời gian 2 phút để trả lời câu hỏi 3 và 4:
+ Câu 3: Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng?
+ Câu 4: Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì?
- GV mời đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác lắng nghe và nhận xét.
- GV chốt: Bằng cách sử dụng hình ảnh so sánh giản dị, mộc mạc đã làm tót lên được tình yêu đất nước của người dân Cao Bằng làm cho tác giả hết sức trân trọng và khâm phục. Qua 3 khổ thơ cuối bài, tác giả muốn nói lên điều gì?
- GV: Cao Bằng là vùng đất biên cương của Tổ quốc. Người Cao Bằng đôn hậu, hiền hòa yêu quê hương đất nước tha thiết, mang nặng nhiệm vụ bảo vệ biên cương và bảo vệ cuộc sống thanh bình cho mọi người, trong đó có chúng ta. Họ xứng đáng được nhận tình cảm yêu thương, khâm phục của mọi người. Qua bài thơ, tác giả đã ca ngợi gì?
- Mời HS nhắc lại nội dung bài.
*Khắc sâu: Nội dung, ý nghĩa của bài thơ.
*Chuyển ý: Để giúp các em cảm thụ sâu sắc hơn về nội dung bài thơ, cô sẽ hướng dẫn các em luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ ( 9-10’)
a. Đọc diễn cảm:
- 1HS đọc lại bài thơ.
- GV: Nhằm giúp các em thể hiện đúng giọng đọc và đọc diễn cảm, cô sẽ hướng dẫn cả lớp luyện đọc 3 khổ thơ đầu của bài thơ.
- GV đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu, yêu cầu HS lắng nghe và nhận xét cách đọc.
- GV mời 1HS đọc lại 3 khổ thơ đầu.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu theo nhóm đôi trong thời gian 2 phút.
- GV tổ chức cho các nhóm thi đua đọc diễn cảm để bình chọn nhóm đọc hay.
* Bài thơ “Cao Bằng” là một bài thơ hay và trữ tình. Để giúp các em lưu giữ lại những hình ảnh đẹp, cô sẽ tổ chức cho lớp mình đọc nhẩm và thuộc lòng bài thơ trong thời gian 2 phút.
- GV cho HS xung phong đọc thuộc lòng 3 khổ thơ đầu và cả bài thơ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò: (3-4’)
- Qua bài thơ, tác giả muốn ca ngợi điều gì?
- GV: Em thích khổ thơ nào nhất? Vì sao?
- GV: Bài thơ Cao Bằng đã đưa ta tới thăm vùng đất biên cương của Tổ quốc, trước đây từng là căn cứ địa Cách mạng với những di tích lịch sử nổi tiếng: hang Pắc Bó, suối Lê-nin... GV cho HS quan sát cảnh đẹp ở Cao Bằng.
Cao Bằng vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc, đang từng ngày thay da đổi thịt, hòa vào công cuộc đổi mới của đất nước.
- Dặn dò:
+ Về nhà học thuộc lòng bài thơ, nắm được nội dung bài.
+ Chuẩn bị bài “Phân xử tài tình”, đọc bài nhiều lần và tìm hiểu trước nội dung bài qua các câu hỏi cuối bài trong SGK/ 46.
- HS xem tranh và nhận xét.
- HS nhắc lại đề bài.
- HS mở sách trang 41.
- HS quan sát.
- 1HS khá giỏi đọc bài thơ.
- Bài thơ có tất cả 6 khổ thơ.
- 3 HS đọc nối tiếp, lớp chú ý lắng nghe.
- HS đọc lại từ phát âm sai.
- 1 HS đọc lại tất cả các từ.
- HS phát hiện cách đọc và ngắt nhịp thơ.
- 3 HS đọc nối tiếp, lớp chú ý lắng nghe.
- HS tìm từ đồng nghĩa và đặt câu.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- 2 HS đọc.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS đọc khổ thơ 1.
- Cao Bằng có địa thế rất cao, xa xôi và hiểm trở.
- Qua Đèo Gió, vượt Đèo Giàng, vượt tiếp Đèo Cao Bắc thì mới tới Cao Bằng.
- Tác giả dùng điệp từ “vượt”.
- Địa thế đặc biệt của Cao bằng.
- HS đọc, lớp chú ý lắng nghe.
- HS trả lời:
+ Hình ảnh mận ngọt đón môi ta dịu dàng nói lên lòng mến khách của người Cao Bằng.
+ Sự đôn hậu của người dân được thể hiện qua từ ngữ và hình ảnh: người trẻ thì rất thương, rất thảo, người già thì lành như hạt gạo, hiền như suối trong.
- Biện pháp nghệ thuật so sánh.
- Người Cao bằng mến khách, hiền hòa.
- 1 HS đọc 3 khổ thơ cuối, lớp chú ý lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trả lời:
+Tình yêu đất nước của người Cao bằng được so sánh với những ngọn núi cao ở Cao Bằng không đo hết được.
+ Ngoài ra, tác giả còn so sánh tình yêu nước của họ rất sâu sắc, thầm lặng như dòng suối.
- HS: Cao Bằng có một vị trí rất quan trọng./Người Cao Bằng vì cả nước mà giữ lấy biên cương.
- Tình yêu đất nước của người dân Cao Bằng và tình cảm của tác giả.
- Nội dung: Ca ngợi mảnh đất biên cương và người dân Cao Bằng.
- HS đọc, lớp chú ý lắng nghe.
- HS nhận xét cách đọc 3 khổ thơ.
- HS đọc, lớp lắng nghe và nhận xét.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS chú ý lắng nghe và nhận xét.
- HS nhẩm và học thuộc lòng bài thơ.
- HS nhận xét.
- GV nhắc lại nội dung.
- HS đọc khổ thơ và nêu lí do mình thích.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tap doc Cao Bang.doc