Giúp học sinh:
Kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt (kim loại, đồng, nhôm, ) và vật dẫn nhiệt kém (gỗ, nhựa, bông, len )
Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu.
Hiểu việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và biết cách sử dụng chúng trong các trường hợp liên quan đến đời sống.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 17122 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn: Khoa học Lớp: 4D Bài: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Môn: Khoa học Lớp: 4D
Bài: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt Người dạy: Võ Thị Cầm Thi
GV hướng dẫn: Đào Thị Việt Ngày dạy: 14/03/2014
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
Kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt (kim loại, đồng, nhôm,…) và vật dẫn nhiệt kém (gỗ, nhựa, bông, len…)
Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu.
Hiểu việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và biết cách sử dụng chúng trong các trường hợp liên quan đến đời sống.
II. Chuẩn bị
Xoong, cốc, thìa kim loại, thìa nhựa.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Nước và các chất lỏng khác nở ra khi nào và co lại khi nào?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hoạt động 1: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm và dự đoán kết quả thí nghiệm.
- Tổ chức cho HS thí nghiệm theo nhóm.
- GV rót nước nóng vào cốc cho HS thí nghiệm.
- Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm.
- Tại sao thìa nhôm lại nóng hơn? Điều này cho thấy vật nào dẫn nhiệt tốt hơn? Vật nào dẫn nhiệt kém hơn?
Cho HS quan sát xoong nồi :
- Xoong và quai xoong thường được làm bằng chất liệu gì? Chất liệu đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém? Vì sao lại dùng những chất liệu đó?
- GV chốt ý: Vật bằng kim loại dẫn nhiệt tốt gọi là vật dẫn nhiệt. Gỗ, bông, len,… dẫn nhiệt kém gọi là vật cách nhiệt.
c. Hoạt động 2: Tính cách nhiệt của không khí.
Cho HS quan sát giỏ ấm trong SGK:
- Bên trong giỏ ấm thường được làm bằng chất liệu gì? Sử dụng chất liệu đó có ích lợi như thế nào?
- Giữa các chất liệu như xốp, bông, len, dạ,… có nhiều chỗ rỗng không?
- Trong các chỗ rỗng đó có chứa gì?
Để biết không khí là chất dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém cả lớp tiến hành thí nghiệm như trong SGK/tr.105.
Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
- Giữa các khe nhăn của tờ báo có chứa gì?
- Vậy tại sao nước trong cốc quấn giấy báo nhăn và lỏng còn nóng lâu hơn?
- Không khí là vật dẫn nhiệt hay cách nhiệt?
- GV kết luận.
d. Hoạt động 3: Thi kể tên và nói về công dụng của các đồ vật.
Cách chơi:
- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5 thành viên trực tiếp tham gia trò chơi, 1 thành viên làm thư ký, các thành viên còn lại hỗ trợ ý kiến.
- Mỗi đội sẽ lần lượt đưa ra lợi ích của 1 đồ vật để đội bạn đoán xem đó là vật gì, được làm bằng chất liệu gì?
- Các đồ vật hai đội đưa ra không được trùng lặp.
- Thư ký của đội này sẽ ghi đáp án của đội kia lên bảng.
- Thời gian chơi: 1 phút hội ý về các đồ vạt sẽ đố đội bạn, 3 phút tiến hành trò chơi.
- Sau khi hai đội chơi xong GV tính số câu trả lời đúng sai để tính điểm, tuyên dương.
- Mỗi đội chỉ đưa ra kết quả trả lời 1 lần, trả lời đúng 1 lần cộng 5 điểm, sai mất lượt hỏi và bị trừ 1 điểm. Các thành viên của đội ghi nhanh các câu hỏi vào giấy và truyền cho các bạn trực tiếp chơi.
- Đội nào đoán đúng được nhiều vật hơn, được nhiều điểm hơn đội đó sẽ thắng.
4. Củng cố – dặn dò
- Tại sao khi mở vung xoong, nồi bằng nhôm, gang ta phải dùng lót tay?
- Nhận xét câu trả lời.
- Tổng kết bài học. Liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học.
- Nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
- 1 HS đọc thí nghiệm, lớp đọc thầm và suy nghĩ.
- Dự đoán thìa nhôm sẽ nóng hơn thìa nhựa.
- HS làm thí nghiệm.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét.
- Thìa nhôm nóng lên là do nhiệt độ từ nước nóng đã truyền sang.
- Xoong được làm bằng nhôm, gang, inôc, đây là những chất dẫn nhiệt tốt để nấu nhanh. Quai xoong được làm bằng nhựa, đây là vật cách nhiệt để khi ta cầm không bị nóng.
- HS quan sát.
- Bên trong giỏ ấm thường làm bằng xốp, bông, len, dạ…, đó là những chất liệu dẫn nhiệt kém nên giữ nước trong bình ấm lâu hơn.
- Giữa các chất liệu như xốp, bông, len, dạ,… có rất nhiều chỗ rỗng.
- Trong các chỗ rỗng đó có chứa không khí.
- Nước trong cốc được quấn giấy báo nhăn và lỏng còn nóng hơn nước trong cốc nước trong cốc quấn giấy báo thường và chặt.
- Giữa các khe nhăn của tờ báo có chứa không khí.
- Nước trong cốc quấn giấy báo nhăn và lỏng còn nóng lâu hơn vì giữa các lớp báo quấn lỏng có chứa nhiều không khí, nên nhiệt độ của nước truyền qua cốc, lớp giấy báo rồi truyền ra ngoài môi trường ít hơn, chậm hơn, do đó nó còn nóng lâu hơn.
- Không khí là vật cách nhiệt.
Ví dụ:
+ Đội 1 đố: Tôi giúp mọi người được ấm trong khi ngủ. Tôi là cái gì?
Đội 2 trả lời: Bạn là cái chăn. Bạn có thể được làm bằng bông, len, dạ...
Đội 1 đáp: Đúng. Thư kí đội 1 ghi điểm cho đội 2.
+ Đội 2 đố: Tôi giúp các bà nội trợ nấu các bữa ăn ngon. Tôi là cái gì?
Đội 1 trả lời: Bạn là xoong, nồi. Bạn được làm bằng nhôm, thủy tinh,...
Đội 2 đáp: Đúng. Thư kí đội 2 ghi điểm cho đội 1.
- Cứ tiếp tục như thế.
Đội này hỏi, đội kia trả lời.
- HS trả lời.
File đính kèm:
- Khoa hoc 4 Tiet 52.docx