. Kiến thức: Hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ.
- Kể được một số biểu hiện của đoàn kết,tương trợ trong cuộc sống.
- Nêu được ý nghĩa của đoàn kết,tương trợ.
2.Kĩ năng:
- Kĩ năng bài học: Biết đoàn kết, tương trợ với bạn bè, mọi người trong học tập,sinh hoạt tập thể và trong cuộc sống.
- Kĩ năng sống: Kn tự nhận thức, KN thể hiện sự tự tin, KN giao tiếp, KN lắng nghe tích cực, KN hợp tác, KN giải quyết vấn đề.
3.Thái độ: - Quý trọng sự đoàn kết,tương trợ với bạn bè, mọi người trong học tập, sinh hoạt tập thể và trong cuộc sống.
- Tích hợp với tưu tưởng Hồ Chí Minh: Đoàn kết dân tộc.
7 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 916 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn học: Giáo dục công dân khối lớp 7 - Trường THCS Trưng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Slide 2)
? Tôn sư trọng đạo là gì? ý nghĩa của truyền thống tôn sư trọng đạo?
Liên hệ bản thân em?
+ Yêu cầu:
- Tôn sư trọng đạo là: Tôn trọng,kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo,cô giáo(đặc biệt đối với những thầy,cô giáo đã dạy mình) ở mọi lúc mọi nơi; coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình.
- Tôn sư trọng đạo là truyền thống quí báu của dân tộc, chúng ta cần phát huy.
- Liên hệ: Những việc H đã làm được để phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo.
(ý 1 - 6 điểm ý 2 - điểm ý 3 - 2 điểm)
3. Giảng bài mới (Thời gian: 30 phút)
a) Giới thiệu bài mới ( 4 phút) (Slide 3)
G: Tổ chức cho H đóng tiểu phẩm “ Câu chuyện bó đũa”
H1: Đọc lời dẫn
- Ngày xưa, ở một gia đình kia có hai anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên anh có vợ em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm. Thấy các con không yêu thương nhau như trước người cha rất buồn.Một hôm ông đặt bó đũa và một túi tiền lên bàn rồi gọi các con cả gái, trai,dâu,rể lại bảo:
H2: Vai người cha.
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
H3,4,5,6(Vai các con): Bốn người lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao được. Người cha bèn cởi bó đũa ra,rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
- Thấy vậy bốn người cùng nói:
Học sinh 3,4,5:
- Thưa cha, lấy từng cây mà bẻ thì có khó gì?
H2: Vai người cha:
- Đúng.Như thế này thì các con đều thấy rằng chia lẻ thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết đoàn kết, thương yêu nhau.
? Nội dung của tiểu phẩm là gì?
- Người cha đố các con mình bẻ một bó đũa nhưng không ai làm được. Người cha bẻ bằng cách tách rời từng cây đũa.
? Người cha khuyên các con mình điều gì?
Phải đoàn kết thì mới có sức mạnh.
G: Dẫn vào bài.
b) Nội dung bài mới: ( 30 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung truyện đọc: (6 phút) (Slide 4)
(ảnh minh họa)
G: Chiếu lên máy nội dung cần tìm hiểu:
? Thế nào là đoàn kết, tương trợ?
? Nêu biểu hiện của đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống?
? ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ?
G: Để hiểu được những đơn vị kiến thức trên ta cùng tìm hiểu truyện đọc.
? Khi lao động sân bóng lớp 7A đã gặp phải những khó khăn gì?
? Trước tình huống trên lớp trưởng lớp 7B có ý tưởng gì?
? Những hình ảnh, câu nói nào đã thể hiện sự giúp đỡ nhau của hai lớp?
G: Buổi lao động diễn ra trong không khí làm việc hăng say. Các bạn cùng làm việc,cùng liên hoan và cùng nói với nhau những lời nói đầy cảm thông.
? Kết quả của buổi lao động ra sao?
? Những việc làm ấy đã thể hiện đức tính gì của các bạn lớp 7B?
? Qua việc phân tích trên em hãy tóm tắt nội dung truyện đọc?
H1: Đọc lời dẫn.
H2: Đọc lời lớp trưởng 7A
H3: Đọc lời trưởng 7B.
- Lớp 7A chưa hoàn thành công việc.
- Khu đất có nhiều mô cao, nhiều rễ cây chằng chịt, lớp có nhiều bạn nữ.
- Lớp 7B sang giúp lớp 7A.
- Các cậu nghỉ một lúc sang bên mình ăn mía ăn cam rồi cùng làm.
- Cùng ăn mía ăn cam vui vẻ Bình và Hòa khoác tay nhau cùng bàn kế hoạch, tiếp tục công việc cả hai lớp người đào, người cuốc, người xúc đất đổ đi.
- Cảm ơn bạn đã giúp đỡ bọn mình.
- Công việc hoàn thành trong khoảng hơn một giờ.
- Đoàn kết,tương trợ.
I. Truyện đọc:
Một buổi lao động
-Trong lúc cùng lao động lớp 7A gặp khó khăn lớp 7B chia sẻ, giúp đỡ. Các bạn lớp 7B có tinh thần đoàn kết tương trợ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học (20 phút)
? Em hiểu đoàn kết và tương trợ là gì?
? Đoàn kết tương trợ là gì? (Slide 5)
? Em hiểu gì về câu tục ngữ?
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
G: Tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau từ lâu đã thấm nhuần vào tư tưởng của người Việt Nam. Trong những trang sử hào hùng của dân tộc đã chứng minh điều này bằng những sự kiện lịch sử vô cùng trọng đại.
? Em hãy tìm những sự kiện trong lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước thể hiện tình thần đoàn kết, tương trợ?
G: Liên hệ (Slide 6,7)
Từ đời vua Hùng nhân dân ta đã bao lần đồng lòng đứng lên chống giặc ngoại xâm. Đến đời vua Trần quân Mông Cổ xâm lược nước ta. Vua Trần Nhân tông băn khoăn không biết nên hòa hay nên đánh bèn tổ chức hội nghị Diên Hồng(1284) xin ý kiến các bậc bô lão. Những tiếng hô “ Quyết chiến” vang như sấm dậy của bô lão là minh chứng cho sự quyết tâm đoàn kết chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.Nhưng chưa dừng lại ở đó,sự đồng tâm nhất trí của dân tộc ta còn thể hiện trong công cuộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhân dân ta đã thực sự trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ nhưng tinh thần đoàn kết, tương trợ chung sức chung lòng đã tạo nên sức mạnh to lớn giải thoát một dân tộc từ kiếp nô lệ đứng lên làm chủ đất nước của mình.
? Bức tranh trên gợi cho em suy nghĩ gì?
(Slide 8)
G: Năm ngoái khi cơn bão gây thiệt hại cho khúc ruột miền Trung của Tổ quốc. Các ông cán bộ Hưu trí của quê hương Uông Bí chúng ta đã ủng hộ bằng cách đến tận nơi thăm hỏi, động viên và tặng quà. Cuộc viếng thăm vô cùng cảm động người dân ở miền quê ấy đã khóc và hứa rằng: Khi nào cuộc sống ổn định hơn. Nhất định chúng tôi sẽ ra thăm các bác.
G: Các em- nhừng học sinh ngồi trên ghế nhà trường đang từng bước trở thành những công dân làm chủ đất nước thì tinh thần đoàn kết,tương trợ phảI được biểu hiện bằng những việc làm cụ thể.
Câu hỏi liên hệ: (Thảo luận)- Slide 9
? Em hãy kể những việc làm của em,của các bạn, trường em đã đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống trong học tập?
G: Giới thiệu qua các slide 9,10,11,12
Trong đợt ủng hộ vừa qua trường THCS Trưng Vương chúng ta đã ủng hộ được hơn 400 quyển sách và 500 dụng cụ học tập. Mong rằng các em phát huy được phong trào này.
? Trái với đoàn kết,tương trợ là gì? Hậu quả nó ra sao?
G: Chiếu slide 13,14.
? Những người trong bức tranh họ bộc lộ tâm trạng gì?
? Qua đó, em thấy đoàn kết, tương trợ có ý nghĩa trong cuộc sống như thế nào?
(Slide 15)
(Slide 16,17)
G: Ngày nay Đảng và Nhà nước ta có chủ trương “ khép lại quá khứ hướng tới tương lai” “Độc lập trên cơ sở hòa bình hữu nghị ”. Đã có biết bao dự án công trình các nước bạn giúp đỡ Việt Nam. Và ở quê hương Uông Bí của ta có công trình Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí là sự chung tay của người lao động và kĩ sư trong nước và ngoài nước. Việt Nam đang dần đi lên con đường hội nhập, phát triển một phần không hề nhỏ bé chính là ý thức đoàn kết của mỗi chúng ta. Như Hồ Chí Minh đã từng nói:
“ Đoàn kết,đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công thành công đại thành công”.
- Đoàn kết: Hợp lại để có thêm sức mạnh.
- Tương trợ: Giúp đỡ lẫn nhau.
Một cây- số lượng ít- không làm nên núi.
Ba cây- số lượng nhiều- làm nên núi non.
=> Nhắc nhở chúng ta phải biết hợp sức lại để có thành quả cao trong cuộc sống.
H thảo luận theo nhóm bàn
Trong đợt bão vừa qua nhiều nơi gặp nhiều thiệt hại nhưng nhờ tinh thần đoàn kết tương trợ Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương giúp đỡ đồng bào bị thiệt hại một cách có hiệu quả.
- Ghi ra phiếu học tập.
Giúp đỡ nhau trong học tập.
Đôi bạn cùng tiến.
ủng hộ vùng gặp lũ lụt.
Chia rẽ mâu thuẫn. Mối quan hệ con người mất đoàn kết, không có tình người-> Chiến tranh.
- Vui vẻ, cảm động
II.Nội dungbài học
a. Đoàn kết tương trợ là sự cảm thông chia sẻ bằng việc làm cụ thể,giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
b. ý nghĩa:
+ Giúp ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người và sẽ được mọi người yêu quí.
+ Tạo nên sức mạnh giúp ta vượt qua khó khăn.
+ Là một truyền thống của dân tộc ta.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
? Đọc bài tập a,b,c? (Slide 18)
G: Thảo luận nhóm.
Nhóm 1: BTa
Nhóm 2: BTb
Nhóm 3: Btc
G:Tổ chức cho H chơI trò chơi ô chữ.
(Slide 19,20)
Ai nhanh hơn:
Câu 1:
1. Bẻ được
2. chẳng
3. cả nắm
4. bẻ đũa
Câu 2:
1. có bạn
2. ngựa chạy
3. có bầy
4. chim bay
Câu 3:
1. Cam
2. Khổ
3. Cộng
4. Đồng
Câu 4:
Chung
Đấu
Lưng
Cật
Đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời.
Câu 1: 4-2-1-3
Câu 2: 4-1-2-3
Câu 3: 4-1-3-2
Câu 4: 1-3-2-4
III.Bài tập:
Bta:
- Em sẽ giúp Trung chép bài, giảng bài cho bạn,kể chuyện vui ở lớp, thăm hỏi động viên bạn học tập.
BT b:
Em không tán thành vì việc làm của Tuấn. Vì như vậy là không giúp mà làm hại bạn.
Bt c:
Hai bạn làm như vậy là vi phạm qui chế thi cử.
c) Mở rộng, khái quát kiến thức: (2 phút) Thực hiện xen kẽ trong quá trình giảng bài
-Mở rộng kiến thức: Kiến thức về tình hình kinh tế địa phương, các phong trào của trường.
- Trái với đoàn kết tương trợ. Hậu quả của nó.
4.Liên hệ đến các môn học khác: (1 phút) Xen kẽ trong quá trình giảng bài
-môn Lịch sử.
5. Củng cố kiến thức và kết thúc bài: (2 phút) (Slide 21)
-Củng cố kiến thức: Khắc sâu kiến thức cho H bằng hệ thống sơ đồ hóa.
* Hướng dẫn học bài ở nhà: ( 2 phút) (Slide 22)
-Nắm chắc nội dung bài học
- Sưu tầm câu ca dao,tục ngữ, bài hát về truyền thống đoàn kết, tương trợ.
*Chuẩn bị bài mới: (1 phút)
- Xem trước bài: Khoan dung theo câu hỏi sách giáo khoa.
V.
Nguồn tài liệu tham khảo
Chỉ rõ xuất xứ tài liệu tham khảo:
*Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 7, các tài liệu tham khảo khác: Thiết kế giáo án Giáo dục công dân 7, NXBGD, các tài liệu tham khảo khác.
-Một số tranh vẽ, tranh minh hoạ trong SGK
-Một số tranh, ảnh minh hoạ sưu tầm từ Internet, địa chỉ: Bộ tranh ảnh dạy học GDCD 7
VI. Phân tích lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy:
-CNTT đã hỗ trợ, cải thiện việc dạy học sinh rất tốt: Bài giảng sinh động vì có thể sử dụng nhiều tranh ảnh minh hoạ thiết thực, góp phần làm sáng rõ nội dung bài học. Nhờ đó bài học đã lôi cuốn, hấp dẫn học sinh, ngược lại, học sinh rất hứng thú được tham gia bài học.
-CNTT tiết kiệm được nhiều thời gian: nhất là khi cho học sinh quan sát tranh ảnh minh hoạ, làm bài tập,
-CNTT đã hỗ trợ giáo viên nhiều trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, hoặc kẻ các bảng biểu, sơ đồ
- Sử dụng CNTT trong dạy học đã góp phần thúc đẩy người giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tích cực sưu tầm, khai thác nguồn tài nguyên trên mạng Internet
Xác nhận của nhà trường Ngày 8 tháng 10 năm 2011
Người soạn:
Vũ Thị Trung Nga
File đính kèm:
- Doan ket tuong tro.doc