1.Kiến thức:
- Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.
* HSG biết được ý nghĩa của việccư xử lịch sự khi đến nhà khác.
2.Kĩ năng, hành vi:
- Bước đầu biết được ý nghĩa của việc thực hiện các yêu cầu khi đến nhà người khác.
- Biết cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè, người quen.
* Các KNS:
• Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khác.
• Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi đến nhà người khác.
• Kĩ năng tư duy, đánh giá hành vi lịch sự và phê phán hành vi chưa lịch sự khi đến nhà người khác.
9 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4173 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn: Đạo đức Bài 12: Lịch sự khi đến nhà người khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn: Bùi Thị Lâm
Giáo sinh: Lưu Ngọc Toàn
Thực tập: Trường TH Lương Thế Vinh
Lớp: 2E
Môn: Đạo đức
Bài 12: Lịch sự khi đến nhà người khác.
Đạo đức
LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC (TIẾT 1).
I - MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.
* HSG biết được ý nghĩa của việccư xử lịch sự khi đến nhà khác.
2.Kĩ năng, hành vi:
Bước đầu biết được ý nghĩa của việc thực hiện các yêu cầu khi đến nhà người khác.
Biết cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè, người quen.
* Các KNS:
Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khác.
Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi đến nhà người khác.
Kĩ năng tư duy, đánh giá hành vi lịch sự và phê phán hành vi chưa lịch sự khi đến nhà người khác.
3. Thái độ, tình cảm:
Có thái độ đồng tình, quý trọng những người biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Truyện “Đến chơi nhà bạn”.
Tranh ảnh hoặc băng hình minh họa truyện “Đến chơi nhà bạn” (nếu có điều kiện).
Đồ dùng để chơi đóng vai.
Vở bài tập Đạo đức 2 (nếu có).
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra bài cũ:
Em sẽ làm gì trong các tình huống sau ?
Có điện thoại gọi cho mẹ khi mẹ vắng nhà.
Có điện thoại gọi cho bố, nhưng bố đang bận.
Nhận xét, đánh giá.
Dạy-học bài mới:
{ Khám phá:
-Giới thiệu bài: Cho HS chơi trò chơi “Xin mời”.
-GV hỏi HS: Khi đến chơi nhà người khác, em đã cư xử như thế nào ?
-GV chốt lại và dẫn dắt vào bài.
{ Kết nối:
Hoạt động 1: Thảo luận, phân tích truyện (hoặc băng hình).
Mục tiêu: Giúp HS bước đầu biết được thế nào là lịch sự khi đến chơi nhà bạn.
Cách tiến hành:
-GV kể chuyện có kết hợp với sử dụng tranh minh họa hoặc cho HS xem băng hình (nếu có điều kiện)
-Nội dung truyện: “Bạn đến chơi nhà”.
* Phân tích truyện:
Mẹ bạn Toàn đã nhắc nhở Dũng điều gì ?
Sau khi được nhắc nhở, bạn Dũng đã có thái độ, cử chỉ như thế nào ?
Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì ?
GV nhận xét, kết luận: Cần phải cư xử lịch sự khi đến nhà người khác: gõ cửa hoặc bấm chuông, lễ phép chào hỏi chủ nhà…
{ Thực hành/luyện tập:
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4.
Mục tiêu: HS biết được một số cách cư xử khi đến chơi nhà người khác.
Cách tiến hành:
-GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu làm bằng những miếng bìa nhỏ. Trong đó, mỗi phiếu có ghi một hành động, việc làm khi đến nhà người khác và yêu cầu các nhóm thảo luận rồi dán theo hai cột:
Những việc nên làm và những việc không nên làm.
Gợi ý nội dung phiếu:
Hẹn hoặc gọi điện thoại trước khi đến chơi.
Gõ cửa hoặc bấm chuông trước khi vào nhà.
Lễ phép chào hỏi mọi người trong nhà.
Tự mở cửa vào nhà.
Cười nói, đùa nghịch làm ồn.
Ra về mà không chào hỏi.
Tự mở đài, mở tivi…
-Gọi đại diện các nhóm trình bày, nghe học sinh trình bày và ghi lại các ý kiến không trùng nhau lên bảng.
-GV hỏi: Trong những việc nên làm, em đã thực hiện được những việc nào ? Những việc nào còn chưa thực hiện được ? Vì sao ?
GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến thái độ.
Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến có liên quan đến cách cư xử khi đến nhà người khác.
Cách tiến hành:
-GV lần lượt nêu từng ý kiến và yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ:
Vỗ tay nếu tán thành.
Giơ cao tay phải nếu không tán thành.
Ngồi để hai tay lên bàn nếu lưỡng lự hoặc không biết.
Nội dung các ý kiến:
Mọi người cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
Cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, họ hàng, hàng xóm là không cần thiết.
Chỉ cần cư xử lịch sự khi đến nhà giàu.
Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh.
-GV nhận xét, kết luận:
- Ý kiến a, d là đúng.
- Ý kiến b, c là sai vì khi đến bất cứ nhà ai chúng ta cũng phải cư xử lịch sự.
- 1 đến 2 HS suy nghĩ trả lời.
-1 HS nhận xét.
-HS chơi trò chơi.
-HS nêu ý kiến.
-Nhắc lại tên bài học.
-HS lắng nghe.
-Phải gõ cửa hoặc bấm chuông và phải biết chào hỏi người lớn.
-Dũng ngượng ngùng nhận lỗi.
-Cần phải cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
-HS ngồi theo nhóm.
Những việc nên làm:
Hẹn hoặc gọi điện thoại trước khi đến chơi.
Gõ cửa hoặc bấm chuông trước khi vào nhà.
Lễ phép chào hỏi mọi người trong nhà.
Những việc không nên làm:
Tự mở cửa vào nhà.
Cười nói, đùa nghịch làm ồn.
Ra về mà không chào hỏi.
Tự mở đài, mở tivi…
-Đại diện mỗi nhóm lên trình bày trước lớp.
-HS suy nghĩ và trả lời.
-HS ở nhóm khác nhận xét.
-HS chú ý lắng nghe.
Vỗ tay.
Giơ cao tay phải.
Giơ cao tay phải.
Vỗ tay.
Đạo đức
LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC (TIẾT 2).
I - MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.
* HSG biết được ý nghĩa của việccư xử lịch sự khi đến nhà khác.
2.Kĩ năng, hành vi:
Bước đầu biết được ý nghĩa của việc thực hiện các yêu cầu khi đến nhà người khác.
Biết cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè, người quen.
* Các KNS:
Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khác.
Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi đến nhà người khác.
Kĩ năng tư duy, đánh giá hành vi lịch sự và phê phán hành vi chưa lịch sự khi đến nhà người khác.
3. Thái độ, tình cảm:
Có thái độ đồng tình, quý trọng những người biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Truyện “Đến chơi nhà bạn”.
Tranh ảnh.
Đồ đùng đóng vai.
Vở bài tập Đạo đức 2 (nếu có)
III - HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra bài cũ:
Khi đến nhà người khác chúng ta phải cư xử như thế nào ? Vì sao?
Nhận xét, đánh giá.
Dạy - học bài mới:
-Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Đóng vai
Mục tiêu: HS tập cách cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
Cách tiến hành:
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai một tình huống.
Tình huống 1: Em sang nhà bạn chơi và thấy nhà bạncó bộ đồ chơi điện tử mà em rất thích. Em sẽ…
Tình huống 2: Em sang nhà bạn chơi mới biết bà của bạn đang ốm. Em sẽ…
Tình huống 3: Em đang chơi với bạn thì đến giờ nhà bạn ăn cơm. Em sẽ…
-Nhận xét sau mỗi tình huống đóng vai:
+ Vì sao em lại ứng xử như vậy trong tình huống đó ?
+ Em có nhận xét gì về cách ứng xử của bạn trong tình huống đó ?
-Kết luận: GV chốt lại cách ứng xử cần thiết trong mỗi tình huống.
Tình huống 1: Em cần hỏi mượn, nếu chủ nhà đồng ý mới được lấy ra chơi và phải giữ gìn cẩn thận, chơi xong phải cất gọn gàng.
Tình huống 2: Em cần giữ trật tự để bà nghỉ ngơi hoặc đi về lúc khác sang chơi.
Tình huống 3: Đến giờ nhà bạn ăn cơm, em nên xin phép đi về để lúc khác sang chơi.
Hoạt động 2: Trò chơi “Đố vui”
Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại về cách cư xử khi đến nhà người khác.
Cách tiến hành:
-GV phổ biến luật chơi:
Lớp chia thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị 2 câu đố (có thể là hai tình huống) về chủ đề đến chơi nhà người khác. Ví dụ:
- Trẻ em có cần phải lịch sự khi đến chơi nhà người khác không ?
-Bạn cần làm gì khi đến nhà người khác ?
-Tổ chức cho từng hai nhóm một đố với nhau. Nhóm nào có câu đố hoặc có câu trả lời đúng và hay sẽ được gắn 1 sao…Nhóm nào có nhiều sao nhất sẽ thắng.
-GV nhận xét, đánh giá.
-HS suy nghĩ, trả lời.
-1 HS khác nhận xét.
-Nhắc lại tên bài học.
-HS mỗi nhóm nhận nhiệm vụ, và phân công đóng vai.
àEm sẽ hỏi mượn, nếu được chủ nhà cho phép mới lấy ra chơi và phải giữ gìn cẩn thận.
àEm cần đi nhẹ, nói khẽ hoặc ra về (để lúc khác sang chơi)
àEm sẽ xin phép đi về, để khi khác sang chơi.
Các nhóm lên đóng vai.
-HS suy nghĩ và trả lời.
-HS khác nhận xét, bồ sung (nếu cần).
-HS chú ý lắng nghe.
-HS nghe GV phổ biến luật chơi.
-HS tiến hành chơi.
Kết luận chung:
Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện sự tôn trọng chủ nhà, thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người yêu mến.
{ Vận dụng:
GV nhắc nhở HS thực hiện cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
File đính kèm:
- Dao duc 2 Bai Lich su khi den nha nguoi khacT1.doc