Môi trường sinh học ởViệt Nam là môi trường đa dạng với nhiều động và thực vật quý, từvùng
núi phía Bắc, Trung và Tây Nguyên cho đến các vùng dọc biển và đồng bằng đến các rừng ngập
nước tiếp nối giữa đất và nước. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có hệsinh thái phong phú và đa
dạng, chủyếu là hệsinh thái nước (sông và biển) và rừng ngập nước ởvùng trũng và ven biển.
Đồng bằng sông Cửu Long được tạo ra bởi phù sa sông Cửu Long ít nhất là từ6000 năm trước
đây. Con người định cư ở đồng bằng sông Cửu Long từlâu đời, bắt đầu được biết đến từthời Phù
Nam cách đây khoảng hai ngàn năm qua di chỉÓc Eo ởLong Xuyên và Kiên Giang. Theo Tổng
cục Thống kê Việt Nam, thì hiện nay (2007) mật độdân cư ở đồng bằng là 435 người/km2, cao
thứhai sau đồng bằng sông Hồng (5). Khoảng 17 triêu (20% dân sốcảnước) sống ở đồng bằng
sông Cửu Long và tăng trưởng 2.5% mỗi năm.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môi trường động và thực vật đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gia để bảo vệ hệ sinh thái đặc
trưng của vùng trũng Đồng Tháp Mười. Đây là vùng đất quan trọng cho nhiều loài chim hiếm
như sếu đầu đỏ đến trú ẩn, kiếm ăn và nghĩ trong mùa khô. Thủy văn của vườn quốc gia Tràm
Chim đã thay đổi nhiều so với tình trạng thiên nhiên do sự thay đổi đất canh tác chung quanh và h
ệ thống kênh đào, rạch do con người xây dựng. Cháy rừng hiện nay vào mùa khô thường xảy ra
do sự bất cẩn và dân xâm nhập vào rừng là hệ quả của sự thay đổi thủy văn qua các hệ thống đập,
rạch, kênh
Tỉnh Đồng Tháp là tỉnh phát triển với dân số tăng nhanh. Vừa rồi nhiều hộ dân đã lấn đòi trả lại
đất ở khu vực rừng quốc gia Tràm Chim. Với hơn 40000 dân sống chung quanh mà đa số chưa ý
thức được tầm quan trọng của hệ sinh thái vùng trũng Đồng Tháp Mười và đội ngủ chỉ có 50
nhân viên kiểm lâm thì vấn đề quản lý và bảo vệ Tràm Chim là vấn đề đáng quan tâm hiện nay ở
Vườn quốc gia Tràm Chim.
Nói tóm lại vấn đề môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long tập trung vào chính vào các vấn đề
sau:
o Quản lý hoạt động cửa ngăn nước mặn một cách tối ưu để giảm hệ quả qua sự tăng acid,
phèn và sự giảm sút lượng hải sản ở một số vùng
o Ô nhiễm do chất thải, phân bón, thuốc trừ sâu và biện pháp xã chất acid ra môi trường
nước qua kênh rạch, làm ảnh hưởng đến lượng thủy sản và hệ sinh thái
o Rừng nước ngập và hệ sinh thái bị lấn chiếm, gây nguy cơ cho sự bảo tồn đa dạng sinh
học. Quản lý bảo vệ rừng chưa được chặc chẻ gây ra cháy rừng, lấn rừng, bắt sinh vật trái
phép...
II- Thay đổi khí hậu và đồng bằng sông Cửu Long
Một vấn đề lớn về môi trường có ảnh hưởng lớn lao sau này mà Việt Nam sẽ đối diện là hệ quả
của sự thay đổi khí hậu do con người gây ra trên trái đất. Khoa học cho ta biết gì về tác động môi
trường do sự thay đổi khí hậu gây ra?. Trong các bản tường trình mới nhất của Ủy ban Liên chính
phủ về Thay đổi Khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change, IPCC) trong năm 2007 về
sự thay đổi khí hậu, hệ quả và biện pháp để giảm sự tăng trưởng nhanh chóng của khí nhà nóng
do con người tác động đến môi trường thiên nhiên cho thấy sự khẩn trương của nguy cơ thay đổi
môi trường lớn lao ảnh hưởng trực tiếp vào xã hội, kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Một
trong những nước bị ảnh hưởng với tác hại nhiều nhất là Việt Nam. Biến cố và cường độ thiên tai
bão sẽ tăng lên gây thiệt hại nhất ở Trung Việt Nam và mực nước biển dâng sẽ phá hoại môi
trường sống, đất ở hai vùng đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở
phía Nam.
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của Việt Nam và là nơi hơn 40% dân số tập trung, vì thế
ảnh hưởng khí hậu qua mực nước biển dâng lên vào nơi đây sẽ có hệ quả xã hội và kinh tế lớn lao
cho cả nước Việt Nam.
Qua bản tường trình của Cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Kỷ nghệ của Úc (Commonwealth
Scientific and Industrial Research Organisation, CSIRO) ở hội nghị Hobart cuối năm 2006 (3)
(9), cho thấy là tỉ lệ khí CO2 thải ra là mỗi năm tăng gấp đôi so với những năm trước đây. Trong
4 năm vừa qua, tỉ lệ tăng mỗi năm là 2.5%, trong khi tỉ lệ trung bình từ thập niên 70 ở thế kỷ
trước đến nay là 1% tăng trưởng. 4 năm liên tục trên mức trung bình là điều chưa từng thấy từ các
dữ kiện đo được từ trạm quan trắc Cape Grimm ở Tasmania (một tiểu bang ở cực nam nước Úc)
trong 30 năm từ khi khi CO2 được đo ở đấy, do cơ quan nghiên cứu khoa học và kỹ nghệ CSIRO
của Úc quản lý
Khó có thể nói là hậu quả trước mắt đã xảy ra trong các năm vừa qua là do sự tăng tỉ lệ gấp đôi
khí CO2 trong các năm vừa quạ. Nhưng ta chắc rằng khí hậu trên trái đất sẽ có những thay đổi
lớn và có ảnh hưởng trực tiếp vào xã hội con người do khí CO2 tích tụ trong bầu khí quyển gây
ra. Nhiều hiện tượng xảy ra gần đây là do sự thay đổi khí hậu của hiện tượng khí nhà nóng lồng
kính gây ra từ khi CO2 có quá nhiều trong bầu khí quyển. Ở Nam cực, các băng lớn đã tan rã ở
một số nơi và băng (glacier) biến dần trên các thượng nguồn của các sông trên thế giới (như vùng
Hi Mã Lạp Sơn), là hệ quả của sự thay đổi khí hậu.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu vào các vùng duyên hải Việt Nam đã bắt đầu từ
năm 1994 (6). Tuy nhiên sự khẩn trương và kế hoạch quản lý đối phó chưa được quan tâm đúng
mức cho đến khi gần đây, sau khi bản tường trình mới nhất của IPCC và bản báo cáo của Ngân
hàng Thế giới (World Bank) về hệ quả đến các nước đặc biệt là các nước ở Đông Á (8).
Qua các nghiên cứu về ảnh hưởng thay đổi khí hậu cho ta thấy viễn tượng như sau: hạn hán
thường xảy ra và kéo dài trong nội địa trong khi ở vùng duyên hải thì mực nước biển sẽ tăng cao
dần. Mực nước biển dâng 1m sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến 11% dân số và 3m sẽ ngập 12% diện
tích, ảnh hưởng đến 25% dân số, 17% sản xuất nông nghiệp và 25% sản lượng kinh tế GDP (8).
Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng nặng nề về kinh tế và xã hội. Qua các số liệu về nhiệt
độ và vũ lượng từ các trạm đo thời tiết ở Việt Nam, thì nhiệt độ trung bình hàng năm đã tăng từ
24oC đến 24.65oC (1901-1998) nhưng vũ lượng trung bình hàng năm thì giảm đi 180mm (1901-
1998). Riêng ở đồng bằng sông Cửu Long, thì nhiệt độ trung bình mổi năm tăng 0.5oC và 0.2oC
ở hai trạm Cà Mau và Sóc Trăng từ năm 1976 đến 2000, và vũ lượng trung bình mổi năm cũng
tăng khắp các trạm ở đồng bằng sông Cửu Long (với Sóc Trăng tăng 340mm, Bạc Liêu 365mm,
Mỹ Tho 410mm) (1). Điều này cho thấy, với mực nước biển dự đoán tăng và vũ lượng hiện đang
tăng ở đồng bằng sông Cửu Long thì ảnh hưởng của thuỷ văn đến môi trường và xã hội sẽ lớn
hơn hết so với các nơi khác.
Khi mực nước biển tăng lên, vào mùa khô nước mặn sẽ lấn sâu thêm vào nội địa, mực nước ngầm
dưới đất sẽ tăng làm một số vùng đất trước đây đã thoát nước trở lại vùng nước ngập. Và qua hệ
thống kênh rạch, đê chằng chịt như hiện nay thì ảnh hưởng của mực nước biển tăng sẽ có tác hại
nhiều lần so với hệ thống thủy văn tư nhiên lúc chưa bị con người thay đổi. Thích ứng của hệ
thống tự nhiên lúc nào cũng dễ dàng hơn hệ thống nhân tạo phức tạp. Trong hai thập niên cuối ở
thế kỷ 20, qua sự phát triển của hệ thống kênh, rạch để phát triển đất canh tác và để tháo và dẫn
nước trong mùa nước lũ ra biển vịnh Thái Lan, khi mực nước biển dâng lên sẽ dẫn tới nước mặn
đi vào nhiều vùng. Với diện tích đồng bằng thu lại và dân số sẽ cao so với hiện nay thì ô nhiểm và
sức ép vào môi trường sống còn lại sẽ là một vấn đề nan giải và cần phải có kế hoạch giải quyết.
Cần có biện pháp gì để đối phó?
Hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có trách nhiệm chính trong lãnh vực đưa ra
chính sách về khí nhà nóng, kế hoạch để đối phó với hệ quả do sự thay đổi khí hậu gây nên bởi
khí nhà nóng mà con người thải ra trên trái đất. Bộ nên kết hợp với các cơ quan chính phủ liên hệ
để lập ra một uỷ ban nghiên cứu về hệ quả kinh tế, môi trường của sự nâng cao mực biển và thay
đổi khí hậu và đề ra những kế hoạch khả thi thích ứng với khí hậu và thủy văn trong tương lai ở
Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
Những gì chúng ta có thể làm bây giờ chỉ có kết quả 30, 40 năm về sau vì hệ thống địa cầu và hệ
sinh thái không thể có phản ứng ngay được. Hiệp ước Kyoto (protocol) cũng chỉ là bước rất nhỏ
không có kết quả nhiều. Cơ chế thị trường carbon, phát triển trong sạch đang hoạt động nhưng
hiện nay chỉ có hiệu quả nhất định. Tất cả các nước trên thế giới đã phát triển và đang phát triển,
cần phải cùng chung một nổ lực thực thi những chính sách và biện pháp cắt giảm lớn hơn nữa khí
thải CO2. Chính sách năng lượng sạch, chôn khí CO2 (sequestration) vào những túi dầu đã cạn,
hay trong lòng đất, trồng nhiều cây, bảo vệ rừng ... là những biện pháp khả thi. Hạn chế khí thải
độc hại là biện pháp chống ô nhiểm chứ không phải làm giảm sự thay đổi khí hậu.
Riêng về đồng bằng sông Cửu Long, rừng tràm ngập nước dọc duyên hải các tỉnh phải được phục
hồi và phát triển vì đó là tuyến đầu mà biển lấn sẽ ảnh hưởng để giảm đi tác hại của mực nước
biển tăng lên. Sự đối đầu và sức sống phát triển của rừng tràm tuỳ thuộc vào sự quản lý và lượng
phù sa bồi đắp từ sông Cửu Long dọc cửa sông xuống bán đảo Cà Mau. Các đập trên thượng
nguồn vì thế có ảnh hưởng không ít đến kế hoạch thích ứng vào sự thay đổi khí hậu ở đồng bằng
sông Cửu Long.
Tài liệu tham khảo
1. Dirk Schaefer, Recent Climate Change and possible impacts on Agriculture in the
Mekong Delta, Vietnam, German Vietnam-Seminar in Ho Chi Minh City, Vietnam, on
Sustainable Utilisation and Management of Land and Water Resources in the Mekong
Delta, Vietnam, December 17 – 19, 2002.
2. Reiner Wassmann, Nguyen Xuan Hien, Chu Thai Hoanh, To Phuc Tuong, Sea Level Rise
Affecting the Vietnamese Mekong Delta: Water Elevation in the Flood Season and
Implications for Rice Production, Journal of Climate Change, Volume 66, Numbers 1-2 /
September, 2004, p. 89-107
3. M. Raupach, G. Marland, et al., Global and regional drivers of accelerating CO2
emission, Proceeding of National Academy Sciences (PNAS), online version, May 22,
2007
4. Takehiko ‘Riko’ Hashimoto, Environmental Issues and Recent Infrastructure
Development in the Mekong Delta, June 2001, Australian Mekong Resource Centre,
Working Paper no. 4,
www.mekong.es.usyd.edu.au/publications/working_papers/wp4.pdf
5. Tổng cục Thống kê, Việt Nam, 2007
6. Nguyen Ngoc Huan, Vietnam coastal zone vulnerability assessment,
www.survas.mdx.ac.uk/pdfs/3huan.pdf
7. Wolanski E., Nguyen Ngoc Huan, Le Trong Dao, Nguyen Huu Nhan (1996). Fine
Sediment dynamics in the Mekong River estuary. J. Estuarine Coastal and Shelf Science.
No3
8. World Bank, The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A Comparative
Analysis”, World Bank Policy Research Working Paper (WPS4136), February
2007.CSIRO,
9. Ian White, Water Management in the Mekong Delta: Changes, Conflicts and
Opportunities, Technical Documents in Hydrology, No. 61, UNESCO, Paris, 2002,
Nguyễn Đức Hiệp
(Viet Ecology Foundation)
File đính kèm:
- Moi Truong Dong Va Thuc Vat Dong Bang Song CuuLong.pdf