Mối quan hệ giữa Đọc hiểu và Cảm thụ văn học

Cuộc sống luôn có những điều làm phiền chúng ta bất cứ lúc nào. Càng “để ý” đến chúng càng khó xử và thêm bực mình. Hãy cố gắng thắp lên một ngọn nến còn hơn cứ ngồi nguyền rủa bĐọc hiểu chính là đọc và nắm bắt thông tin. Hay nói cách khác là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Vì vậy, hiệu quả của đọc hiểu được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc.óng tối.

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4965 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa Đọc hiểu và Cảm thụ văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật ý cần diễn đạt); chuyển đổi cảm giác (là dùng ấn tượng của giác quan này để miêu tả ấn tượng của giác quan khác, tạo nên những ấn tượng tổng hợp nhiều mặt về một đối tượng nào đó, gây ấn tượng mạnh khi miêu tả)… Yêu cầu thứ tư: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cảm thụ văn học Rèn luyện để nâng cao năng lực cảm thụ văn học là một trong những nhiệm vụ cần thiết đối với mỗi học sinh tiểu học. Có năng lực cảm thụ văn học tốt, các em sẽ cảm nhận được những nét đẹp của văn thơ, được phong phú thêm về tâm hồn, nói - viết tiếng Việt thêm trong sáng và sinh động. Chính vì vậy, để đánh giá kết quả học tập của học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở tiểu học, ngoài những bài tập về từ ngữ, ngữ pháp, làm văn, đề thi còn có một bài tập viết đoạn văn cảm thụ văn học. Tuy nhiên yêu cầu của loại bài tập này chỉ ở mức độ đơn giản, phù hợp với khả năng của học sinh tiểu học. Đoạn văn có nội dung cảm thụ văn học ở tiểu học cần được diễn đạt một cách hồn nhiên, trong sáng và bộc lộ cảm xúc; cần tránh mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu, tránh diễn giải dài dòng về nội dung đoạn thơ (hay đoạn văn) hay sa vào “phân tích” quá kĩ bằng giọng văn không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. Nắm vững yêu cầu về cảm thụ văn học ở tiểu học, kiên trì rèn luyện từng bước (từ dễ đến khó) sẽ viết được những đoạn văn hay về cảm thụ văn học, sẽ có được năng lực cảm thụ văn học tốt để phát hiện bao điều đáng quý trong văn học và trong cuộc sống của chúng ta. Bài 1. Có công mài sắt, có ngày nên kim (Tiếng Việt 2, tập 1, trang 4) Đây là nguyên bản một câu chuyện ngụ ngôn Việt Nam. Mục tiêu của truyện ngụ ngôn là khái quát các bài học triết lí thông qua tình huống ứng xử của một nhân vật nào đó. Bài học này có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức: hoặc công khai trong ngôn ngữ văn bản dưới dạng nhan đề câu chuyện hay lời nói của nhân vật, hoặc tiềm ẩn trong hàm ngôn của câu chuyện đòi hỏi người thưởng thức phải tự đúc kết. Trong trường hợp này, triết lí của truyện đã được khái quát bằng chính nhan đề, dưới dạng một câu tục ngữ khuyên người ta phải biết kiên trì trong hành động để đạt kết quả tốt đẹp. Nội dung câu chuyện là một ví dụ minh họa cụ thể cho ý nghĩa của câu tục ngữ đó: Từ một cậu bé lười học vì thiếu tính kiên trì, sau khi được chứng kiến cảnh một bà cụ ngồi mài thỏi sắt thành kim khâu, cậu đã thấy được giá trị của lòng kiên nhẫn khi làm việc, vì vậy trở nên chăm chỉ học hành. Nghệ thuật so sánh giữa sự từng trải của người già và cái non nớt của người trẻ, giữa sự kiên trì của việc mài thỏi sắt thành kim với lòng kiên nhẫn khi học tập thành tài đã giúp cho bài học triết lí được minh họa đầy đủ và thuyết phục. 1. Giúp em hiểu Hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài đã tái hiện bố cục và nêu yêu cầu khái quát ý nghĩa của câu chuyện, vì vậy, em hãy trả lời lần lượt các câu hỏi đó. 1. Lúc đầu, cậu bé học hành thế nào? Trước hết, em hãy nêu nhận xét khái quát về cậu bé: làm việc gì cũng mau chán, thiếu tính kiên trì, vì vậy rất lười học. Sau đó, em lấy ví dụ minh họa về thói lười học của cậu ta: đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài rồi bỏ dở, viết nắn nót được mấy chữ đầu rồi viết nguệch ngoạc. 2. Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì? Cậu lấy làm lạ khi thấy bà cụ cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường, hỏi ra mới biết bà mài thỏi sắt thành kim khâu. Điều đó làm cậu rất ngạc nhiên, bởi cậu không tin có thể làm nổi điều đó. 3. Bà cụ giảng giải như thế nào? Bà khẳng định với cậu rằng nếu mỗi ngày mài cho thỏi sắt nhỏ đi một tí, nó sẽ thành kim, giống như việc học, mỗi ngày học một ít, sẽ có ngày thành tài. 4. Câu chuyện này khuyên em điều gì? Từ một việc làm cụ thể như mài thỏi sắt thành kim, bà cụ đã so sánh với việc học để nhắc nhở cậu bé không nên lười biếng, mà hãy kiên trì. Liên hệ rộng ý nghĩa của câu tục ngữ, có thể rút ra bài học khái quát: Trong khi làm bất kì việc gì, nếu biết kiên nhẫn sẽ thu được kết quả. 2. Giúp em cảm thụ - Em hãy sưu tầm những câu tục ngữ, những thành ngữ có nội dung giống với nhan đề câu chuyện, hoặc đặt tên khác cho truyện: Kiến tha lâu cũng đầy tổ, Nước chảy đá mòn, Có chí thì nên, Góp gió thành bão… - Hãy kể lại một việc em đã cố gắng kiên trì thực hiện và đã thành công. Bài 6. Sự tích cây vú sữa (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 96) Trong SGK Tiếng Việt, đôi khi em gặp những câu chuyện cổ tích do các nhà văn trong và ngoài nước viết cho trẻ em. Chúng được gọi là truyện cổ tích mới. Sở dĩ gọi như vậy là vì tuy chúng được viết theo hình thức của truyện cổ dân gian, sử dụng yếu tố thần kì như Tiên, Bụt, các vật chứa đựng phép màu, các phép thần thông biến hóa… nhưng lại do các nhà văn sáng tạo ra chứ không phải là sáng tác truyền miệng trong dân gian. Vì thấy các em yêu truyện cổ tích, nên các nhà văn muốn tặng thêm quà cho các em bằng những truyện cổ tích mới này đấy. Ở SGK Tiếng Việt lớp 2, sau truyện Bà cháu của nhà văn Trần Hoài Dương, phải kể đến truyện Sự tích cây vú sữa của nhà văn Ngọc Châu. Giống như tất cả các câu chuyện cổ tích loài vật, câu chuyện này nhằm giải thích nguồn gốc của cây vú sữa, rằng tại sao lại có thứ cây quả có những đặc điểm và tên gọi như vậy. Và cũng giống như nhiều truyện cổ tích khác, câu chuyện này còn khẳng định tính chất cao cả, thiêng liêng của tình cảm mẹ con. Nhân vật chính của câu chuyện này là một chú bé ham chơi, không vâng lời mẹ, chú ta chỉ thực sự nhớ đến mẹ và thương mẹ khi mẹ đã qua đời, ân hận như vậy là quá muộn. Nhưng dù sao, từ sự ân hận muộn màng của cậu bé, một thứ trái cây thơm ngon đã ra đời. Cái cây xanh trong vườn chính là hóa thân của bà mẹ do mỏi mắt mong chờ con, khóc thương mà chết. Nó không có hoa trái, chỉ có những chiếc lá với hai mặt một xanh bóng, một đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Chỉ đến khi cậu bé, sau một thời gian dài bỏ nhà ra đi, nhớ mẹ trở về, ôm cây mà khóc, cây mới vì cảm động mà ra hoa kết trái: Hoa bé tí, trắng như mây, quả có làn da căng mịn, xanh óng ánh, chứa đầy sữa trắng bên trong. Từ đặc điểm của trái cây, người ta đã gọi cây xanh ấy là cây vú sữa. Mỗi khi ăn trái, vị ngọt thơm và dòng sữa trắng luôn nhắc người ta nhớ tới tình thương bao la của người mẹ. Cho dù con cái có mắc sai lầm, chỉ cần biết nghĩ lại, người mẹ sẽ luôn tha thứ và vẫn dành cho con những tình cảm âu yếm nhất. Do vậy, có thể nói, cây vú sữa là hình ảnh kết tinh của tình mẹ thương con. 1. Giúp em hiểu Để giúp em nắm được diễn biến câu chuyện, từ đó hiểu được nguồn gốc xuất hiện cây vú sữa, chúng tôi đã soạn những câu hỏi gợi ý sau đây trên cơ sở bổ sung và điều chỉnh câu hỏi đọc hiểu của SGK: 1. Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi? Đoạn 1 của câu chuyện cho em biết cậu bé rất ham chơi, một lần cậu đã bỏ đi khi bị mẹ mắng. 2. Trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì? Cậu gọi mẹ và ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. 3. Điều kì lạ nào đã xảy ra? Cây xanh run rẩy, ra hoa rồi đậu quả. 4. Quả có những đặc điểm gì? Quả có da căng mịn, màu xanh óng ánh, bên trong có chứa những giọt sữa trắng. 5. Tại sao người ta gọi cây xanh ấy là cây vú sữa? Trước hết vì cây ra trái căng tròn, có chứa sữa gợi nhớ đến bầu sữa mẹ, sau nữa vì những lá cây gợi nhớ con mắt mẹ khóc chờ con, cành cây giống như những cánh tay mẹ âu yếm vỗ về. 2. Giúp em cảm thụ Em có hiểu tại sao cậu bé lại òa khóc khi nhìn lên tán lá không? Em nên nhớ là cậu bé nhìn lên tán lá sau khi đã uống những giọt sữa trắng trào ra từ trái cây. Những giọt sữa ấy chính là tình cảm và sự chăm sóc người mẹ để dành cho đứa con đi xa, chúng đánh thức tình yêu của cậu bé. Vì vậy, cậu đã ân hận rất nhiều khi nhìn lên tán lá, thấy mặt dưới của những chiếc lá giống như mắt mẹ khóc chờ con mà không thấy con về. Bài 7. Câu chuyện bó đũa (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 112) Đây là một truyện ngụ ngôn của Việt Nam. Mục đích của người kể chuyện ngụ ngôn là nêu lên các bài học kinh nghiệm về cách cư xử của con người thông qua một sự việc cụ thể nào đó. Bài học đó có thể được khái quát ngay trong văn bản của câu chuyện hoặc cũng có thể được ẩn giấu kín đáo, buộc người thưởng thức phải tự khái quát. Trong Câu chuyện bó đũa, bài học về tình đoàn kết gia đình đã được người cha nêu lên sau khi thử sức bẻ đũa của các con. Thông thường, cha mẹ lấy lời lẽ phân tích, giảng giải cho con cái thấy lẽ phải trái ở đời mà sống sao cho phù hợp, nhưng không phải bao giờ con cái cũng hiểu ra và nghe theo. Em tự liên hệ với mình thì sẽ rõ, có phải nhiều khi em rất thích làm ngược lại những điều cha mẹ nhắc nhở không? Hiểu được điều đó, người cha trong câu chuyện này đã áp dụng một hình thức giáo dục con cái rất đặc biệt và có sức thuyết phục. Ông yêu cầu các con thử sức bẻ một bó đũa, sau khi không ai bẻ nổi, ông đã cởi bó đũa ra và thong thả bẻ gãy từng chiếc trước mặt các con. Khi các con nhận ra rằng lấy từng chiếc đũa mà bẻ thì không khó gì, người cha mới nói điều cần nói: Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh. 1. Giúp em hiểu Để hiểu một truyện ngụ ngôn, em chỉ cần nắm bắt được diễn biến sự việc, từ đó thấy được ý nghĩa của sự việc đó. Vì vậy, em hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. Khi thấy các con không yêu thương nhau, người cha đã làm gì? Người cha đã yêu cầu các con bẻ một bó đũa, ai bẻ được, sẽ được thưởng túi tiền. 2. Kết quả ra sao? Ai cũng cố gắng, nhưng không sao bẻ gãy được bó đũa. 3. Người cha đã bẻ gãy bó đũa bằng cách nào? Ông đã cởi bó đũa ra, rồi bẻ gãy từng chiếc một. 4. Tại sao người cha lại làm như vậy? Người cha muốn các con mình tận mắt nhìn thấy, sau khi so sánh sẽ hiểu rằng bẻ cả bó đũa thì rất khó, trong khi bẻ từng chiếc đũa thì rất dễ. 5. Người cha muốn khuyên các con điều gì? Em hãy đọc lời người cha ở cuối truyện thì sẽ hiểu điều người cha muốn dạy các con qua sự việc bẻ đũa. 2. Giúp em cảm thụ Theo em, sau sự việc này, những người con có biết thương yêu nhau không? Tại sao? Chắc chắn là họ sẽ đoàn kết, yêu thương nhau, bởi vì họ không muốn yếu ớt như một chiếc đũa đứng lẻ loi, họ muốn cứng cáp như một bó đũa, để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

File đính kèm:

  • docMoi quan he giua Doc hieu va Cam thu van hoc.doc
Giáo án liên quan