Toán là một môn học vô cùng quan trọng trong trường Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 4 có thể coi là giai đoạn học tập sâu (so với giai đoạn đầu bậc Tiểu học). Đặc điểm của môn toán là một nội dung thực tế gần gũi với cuộc sống của học sinh, học sinh rất yêu thích và hứng thú học tập để tìm ra kết quả ngay. Nhưng toán 4 không phải là môn học dễ dạy, dễ học. Bởi nó là học tập các kiến thức kỹ năng cơ bản của môn toán nhưng ở mức sâu hơn, khái quát hơn, tường minh hơn. học sinh có thể nhận biết và vận dụng một số tính chất của số, phép tính, hình học ở dạng khái quát hơn. chúng ta biết rằng: Một trong những đổi mới dạy học ở Toán 4 của chương trình Tiểu học là không quá nhấn mạnh lý thuyết và tính hàn lâm như trước mà cố gắng tạo điều kiện tinh giản nội dung lý thuyết, tăng hoạt động thực hành vận dụng, tăng chất liệu thực tế trong nội dung.
Môn Toán 4 gồm có 6 nội dung nhưng tôi thấy nội dung về dạy học các yếu tố hình học là tương đối khó dạy nó đòi hỏi tính chính xác, rõ ràng cụ thể.
để thực hiện tốt mục tiêu dạy học môn Toán đặc biệt là các yếu tố hình học, đòi hỏi người giáo viên cần say sưa nghiên cứu, tìm tòi, sáng toạ, để có phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh và nội dung từng bài học. Giáo viên cần sử dụng đồ dùng và nghiên cứu làm đồ dùng dạy học không kém phần quan trọng bởi vì học sinh Tiêu học tiếp thu từ: Trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng. Đặc biệt trong những năm đầu thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới của lớp 4 lại càng đòi hỏi giáo viên nổ lực nhiều hơn. Vì vậy tôi đã chọn và nghiên cứu làm đồ dùng: “Mô hình động dạy các loại góc và phương pháp dạy bài Góc nhọn, góc tù, góc bẹt” để giờ dạy một cách nhẹ nhàng hiệu quả.
14 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình động dạy các loại góc và phương pháp dạy bài Góc nhọn, góc tù, góc bẹt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Biết dùng êke để nhận dạng góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
II,Đồdùngdạyhọc
Giáo viên: Thước thẳng, êke
Mô hình động dạy các loại góc (ĐDDH tự làm)
Học sinh: Thước thẳng, êke
III, Hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra: (3 phút)
Hỏi: ở lớp 3 các con đã học góc gì ? (HS nêu: góc vuông)
GV lệnh: Các con hãy vẽ vào bảng con một góc vuông (HS vẽ)
GV kiểm tra
Hỏi: Làm thể nào để biết đây là góc vuông? (HS trả lời: Dùng êke để kiểm tra – HS kiểm tra ở bảng)
GV nhận xét tình hình học tập của lớp
2, Giới thiệu bài: (1 phút)
GV: ở lớp 3 các con đã được học góc vuông và trong tiết học này chúng ta sẽ làm quen với góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
HS nhắc – GV ghi mục bài lên bảng
Thời gian
Nội dung kiến thức và kỹ năng cơ bản
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt động của học sinh
6-7 ,
6-7,
6-7,
2-3,
13-14,
1, Giới thiệu về góc nhọn
2, Giới thiệu về góc tù
3, Giới thiệu về góc bẹt
Trò chơi
“Đoánđúng đoán nhanh”
3, Luyện tập thực hành
Bài 1: (SKG) 49
Bài 2: (SGK)49
4, Củng cố dặn dò
GV vẽ góc nhọn AOB
Hỏi: Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này?
Hỏi: Góc AOB là góc gì?
GV: Hãy dùng êke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB
Hỏi: Góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông?
GV chốt: Góc nhọn bé hơn góc vuông
GV yêu cầu học sinh vẽ một góc nhọn(dùng êke để vẽ)
GV kiểm tra và nhận xét
GV dùng mô hình quay góc nhọn
Các con tìm những góc nhọn trong thực tế?
GV dùng mô hình quay tạo thành 1 góc lớn hơn góc vuông. Đây là góc gì chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp.
GV treo đồ dùng lên bảng và gắn tên góc vào
Hỏi: Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và cạnh của góc
GV giới thiệu: Đây là góc tù
GV: Hãy dùng êke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON
Hỏi: Góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông?
GV chốt: Góc tù lớn hơn góc vuông
GV dùng đồ dùng dạy học hãy tạo ra góc tù
(dùng êke để kiểm tra)
GV tiếp phần tạo góc của học sinh GV quay mô hình góc để 2 kim tạo thành một đường thẳng
GV đây là 1góc và là góc gì chúng ta tìm hiểu tiếp.
GV: treo mô hình trên bảng và gắn tên góc
Hỏi: Đọc tên góc, tên đỉnh và cạnh của góc ?
GV vừa vẽ hình vừa nêu: Cô tăng dần độ lớn của góc COD đến khi 2 cạnh OC và OD của góc COD “thẳng hàng”cùng nằm trên một đường thẳng với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt
Hỏi: Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau?
GV hãy dùng êke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt
Hỏi: Góc bẹt như thế nào so với góc vuông?
GV chốt: Góc bẹt bằng 2 góc vuông.
Chọn 1 bạn lên bảng dùng mô hình tạo ra các góc. 1 bạn đứng cạnh để gọi HS nêu.
Hỏi: Đây là góc gì?
Hỏi: Góc đó có đặc điểm gì?
GV chốt: Góc nhọn bé hơn góc vuông.
Góc tù lớn hơn góc vuông. Góc bẹt bằng 2 góc vuông
GV để củng cố lại cách đọc tên các góc và nhận biết nhanh các góc chúng ta cùng luyện tập
Hỏi: Bài này yêu cầu gì?
GV lệnh thảo luận nhóm đôi
GV nhận xét và có thể vẽ thêm nhiều hình khác kên bảng yêu cầu HS nêu và nhận biết các góc.
Hỏi: Bài yêu cầu gì?
GV hướng dẫn HS dùng êke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài
GV nhận xét có thể yêu cầu học sinh nêu từng góc trong mỗi hình tam giác và nói rõ đó là góc nhọn, góc vuông hay góc tù
Hỏi: Hôm nay ta học bài gì?
GV tổng kết giờ học
Dặn: Chuẩn bị bài hai đường thẳng vuông góc
HS quan sát hình
......Góc AOB, đỉnh O, cạnh OA và OB
HS nêu: Góc AOB là góc nhọn
Một HS lên bảng kiểm tra cả lớp theo dõi.
HS nêu: Góc nhọn AOB bé hơn góc vuông
2 em nhắc
HS thực hành vẽ vào bảng con
HS quan sát
HS quan sát
Học sinh lần lượt nêu
HS nêu: Góc MON có đỉnh O và cạnh OM và ON
HS nêu: góc tù MON
Một HS lên bảng kiểm tra cả lớp theo dõi
.....Góc tù MON lớn hơn góc vuông.
5 HS lần lượt thực hành
Học sinh theo dõi
HS quan sát
HS thảo luận nhóm đôi và nêu góc COD, đỉnh O, cạnh OC và OD.
HS vừa lắng nghe vừa theo dõi
HS nêu: 3 điểm C, O ,D của góc bẹt COD thẳng hàng với nhau.
1 học sinh kiểm tra cả lớp theo dõi
HS nêu: Góc bẹt bằng 2 góc vuông
HS lần lượt trả lời
HS nêu: tìm góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt
HS thảo luận và trình bày
Góc nhọn: MAN; UDV Góc vuông; ICK
Góc tù: BPQ; GOH
Góc bẹt: XEY
HS nêu SGK
HS dùng êke để kiểm tra và báo cáo kết quả
Hình tam giác ABC có 3 góc nhọn
Hình tam gíac DEG có 1góc vuông
Hình tam giác MNP có 1 góc tù
HS nêu:
B, Kết quả:
Với phương án này bài dạy trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả. Giáo viên cung cấp đầy đủ nội dung bài học và khắc sâu mở rộng kiến thức cho học sinh. Học sinh tích cực hoạt động chủ đạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Kết quả học tập của học sinh rất đáng mừng đó là: Các em hứng thú học tập tiếp thu bài tốt. Kết quả khảo sát năm học 2006 – 2007
SHS
Hứng thú học tập và nắm vững các loại góc
Chưa hứng thú học tập và chưa nắm vững các loại góc
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
25 em
25
100%
O/ 0%
O/ 0%
IV, Kết luận:
Bài góc nhọn, góc tù, góc bẹt là một bài tương đối khó dạy bởi vì theo SGK và sách giáo viên thì giáo viên là người truyền thụ tri thức học sinh người tiếp nhận tri thức chưa phù hợp với phương pháp dạy học hiện nay. Nếu giáo viên chịu khó suy nghĩ sáng tạo để làm đồ dùng phục vụ cho bài dạy thì giờ học có kết quả tốt. Với mô hình động dạy các loại góc rất phù hợp, dễ làm, dễ sử dụng và phù hợp với tất cả các vùng miền. Còn phương pháp dạy bài góc nhọn, góc tù, góc bẹt là một phương án phù hợp với những phương pháp dạy học “Phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh” tuy rằng cách thiết kế thì có nhưng khi thực hiện thì rất dễ đối với giáo viên. Chắc chắn rằng bản kinh nghiệm của bản thân tôi đưa ra đây chưa thật đầy đủ. Rất mong sự góp ý nhiệt tình của các cấp chuyên môn, của các bạn đồng nghiệp để bản kinh nghiệm được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Tháng 4 năm 2007
Hội đồng khoa học nhà trường
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Hội đồng khoa họcphòng giáo dục
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
phòng giáo dục đào tạo anh sơn cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Trường Tiểu học Long Sơn II Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
&
Kinh nghiệm
Rèn kỹ năng giải toán hợp và bài toán về phép chia có dư cho học sinh lớp 3
Năm học 2006 – 2007
File đính kèm:
- SKKN Toan lop 4.doc