Miền trung Việt Nam

VỊ TRÍ

Có 19 tỉnh, từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Tổng số dân cư của nước ta gồm khoảng 23.297.480 người.

Gồm 5 tỉnh trọng điểm như: Thừa Thiên Huế, Quãng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định, Đà Nẵng.

Miền Trung Việt Nam (Trung Bộ) có phía Bắc giáp khu vực đồng bằng Sông Hồng và Trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia. Dải đất miền Trung được bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông, vùng có chiều ngang theo hướng Đông - Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50 km) và nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Có tổng diện tích khoảng 150.474,39 km2. Trong đó tỉnh hẹp nhất là tỉnh Quảng Trị với diện tích 4.745,7 km2. Có nhiều đảo: Lí Sơn, Phú Quí và quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa.Địa hình miền trung gồm 3 khu vực cơ bản:

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Miền trung Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MIỀN TRUNG VIỆT NAM VỊ TRÍ Có 19 tỉnh, từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Tổng số dân cư của nước ta gồm khoảng 23.297.480 người. Gồm 5 tỉnh trọng điểm như: Thừa Thiên Huế, Quãng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định, Đà Nẵng. Miền Trung Việt Nam (Trung Bộ) có phía Bắc giáp khu vực đồng bằng Sông Hồng và Trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia. Dải đất miền Trung được bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông, vùng có chiều ngang theo hướng Đông - Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50 km) và nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Có tổng diện tích khoảng 150.474,39 km2. Trong đó tỉnh hẹp nhất là tỉnh Quảng Trị với diện tích 4.745,7 km2. Có nhiều đảo: Lí Sơn, Phú Quí… và quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa.Địa hình miền trung gồm 3 khu vực cơ bản: - Bắc Trung Bộ gồm có 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Thời nhà Nguyễn vùng này, không kể phủ Thừa Thiên còn được gọi là Hữu Trực Kỳ. - Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh thành theo thứ tự bắc-nam: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Thời nhà Nguyễn khu vực này là Tả Trực Kỳ. - Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng. Hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ được gọi chung là Duyên hải miền Trung. Khối núi Bạch Mã, nơi có đèo Hải Vân được coi là ranh giới giữa Bắc và Nam Trung Bộ. ĐỊA HÌNH Có nhiều địa hình núi gò đồi về phía tây Có nhiều thiên tai: lũ lụt, hạn hán, hiện tượng sa mạc hóa ở vùng cực Nam Trung Bộ. Do địa hình miền Trung lân cận với biển Đông nên nền kinh tế chủ yếu là thủy sản và dịch vụ du lịch, có nhiều bãi biển đẹp.Hội An, cung đình Huế, Kẻ Bàng, Nha Trang, Tam Kỳ, Quảng Ngãi làm khu kinh tế chính. Có nhiều khoáng sản thiên nhiên như: cát trắng, titan và vàng… Đặc điểm dân cư: *Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm, địa điểm du lịch hấp dẫn. *Khó khăn: Đời sống của 1 số bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn. Có 2 loại đồng bằng: Đồng bằng ven biển Vùng đồi núi phía tây KINH THÀNH HUẾ Từ thời các chúa Nguyễn, Huế đã từng được chọn làm thủ phủ xứ Đàng Trong: năm 1635-1687 Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần dựng phủ ở Kim Long ; đến thời Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Khoát đã dời phủ về Phú Xuân trong những năm 1687-1712; 1739-1774. Đến thời Tây Sơn, Huế vẫn được vua Quang Trung chọn làm thành kinh đô cho vương quốc của ông. Năm 1802, khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho vương triều Nguyễn kéo dài suốt 143 năm, một lần nữa lại chọn Huế làm nơi đóng đô. Ngay sau khi lên ngôi, Gia Long đã tiến hành khảo sát chọn vị trí xây thành mới, cuối cùng ông đã chọn vùng đất rộng bên bờ bắc sông Hương gồm phần đất của các làng Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hoà, An Mỹ, An Bảo, Thế Lại cùng một phần của hai con sông Bạch Yến và Kim Long làm nơi xây thành. Về mặt phong thuỷ, tiền án của kinh thành là núi Ngự Bình cao hơn 100 mét, đỉnh bằng phẳng, dáng đẹp, cân phân nằm giữa vùng đồng bằng như một bức bình phong thiên nhiên che chắn trước kinh thành. Hai bên là Cồn Hến và Cồn Dã Viên làm tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ (rồng xanh bên trái, hổ trắng bên phải) làm thế rồng chầu hổ phục tỏ ý tôn trọng vương quyền. Minh đường thủy tụ là khúc sông Hương rộng, nằm dài giữa hai cồn cong như một cánh cung mang lại sinh khí cho đô thành. Kinh thành Huế được đích thân Gia Long chọn vị trí và cắm mốc, tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chình vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, công trình xây dựng Kinh Thành Huế có lẽ là công trình đồ sộ, quy mô nhất với hàng vạn lượt người tham gia thi công, hàng triệu mét khối đất đá, với một khối lượng công việc khổng lồ đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ, đắp thành... kéo dài trong suốt 30 năm dưới hai triều vua. Kiến trúc Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha. Kinh Thành và mọi công trình kiến trúc của Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều xoay về hướng Nam, hướng mà trong Kinh Dịch đã ghi “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ“ (ý nói vua quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ). Vòng thành có chu vi gần 10km, cao 6,6m, dày 21m được xây khúc khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhãn, đại bác, kho đạn; thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, mãi đến cuối đời Gia Long mới bắt đầu xây gạch. Bên ngoài vòng thành có một hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài. Riêng hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà) vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường thủy có chiều dài hơn 7 km (đoạn ở phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là sông An Hòa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa vào sông Hương). Thành có 10 cửa chính gồm: Cửa Chính Bắc (còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành). Cửa Tây-Bắc (còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây). Cửa Chính Tây. Cửa Tây-Nam (cửa Hữu, bên phải Kinh Thành). Cửa Chính Nam (còn gọi cửa Nhà Đồ, do gần đó có Võ Khố - nhà để đồ binh khí, lập thời Gia Long). Cửa Quảng Đức . Cửa Thể Nhơn (tức cửa Ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua ra bến sông). Cửa Đông-Nam (còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong cửa). Cửa Chính Đông (tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư ở đây). Cửa Đông-Bắc (còn có tên cửa Kẻ Trài) Ngoài ra Kinh Thành còn có 1 cửa thông với Trấn Bình Đài (thành phụ ở góc Đông Bắc của Kinh Thành, còn gọi là thành Mang Cá), có tên gọi là Trấn Bình Môn. Hai cửa bằng đường thủy thông Kinh Thành với bên ngoài qua hệ thống Ngự Hà là Đông Thành Thủy Quan và Tây Thành Thủy Quan. Chính giữa mặt trước thành có cột cờ, được gọi là Kỳ Đài.

File đính kèm:

  • docmien trung(vn).doc
Giáo án liên quan