Kiến thức cần đạt: Biết
Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, cách gọi tên ankan, anken, ankađien, ankin, ankyl bengen.
Tính chất vật lí chung của hiđrocacbon. Tính chất hoá học ankan, anken, ankađien, ankin, ankyl bengen.
Phương pháp điều chế ankan, anken, ankađien, ankin, ankyl bengen.
(Có xicloankan đối với chương trình nâng cao)
Kĩ năng cần đạt:
Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử).
Viết các phương trình hoá học minh họa cho tính chất hóa học của ankan, anken, ankađien, ankin, ankyl bengen.
Phân biệt được một số ankan, anken, ankađien, ankin, ankyl benzen cụ thể.
Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo ankan, anken, ankađien, ankin, ankyl bengen.
Tính thành phần phần trăm về thể tích hay khối lượng trong hỗn hợp chất khí, chất lỏng.
4 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2402 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra học kfi II môn Hóa học Khối 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: HÓA HỌC - KHỐI: 11
Năm học 2011 - 2012
1. Mục tiêu đề kiểm tra, nội dung kiểm tra
Chủ đề 1: Hiđrocacbon
Kiến thức cần đạt: Biết
- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, cách gọi tên ankan, anken, ankađien, ankin, ankyl bengen.
- Tính chất vật lí chung của hiđrocacbon. Tính chất hoá học ankan, anken, ankađien, ankin, ankyl bengen.
- Phương pháp điều chế ankan, anken, ankađien, ankin, ankyl bengen.
(Có xicloankan đối với chương trình nâng cao)
Kĩ năng cần đạt:
- Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử).
- Viết các phương trình hoá học minh họa cho tính chất hóa học của ankan, anken, ankađien, ankin, ankyl bengen.
- Phân biệt được một số ankan, anken, ankađien, ankin, ankyl benzen cụ thể.
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo ankan, anken, ankađien, ankin, ankyl bengen.
- Tính thành phần phần trăm về thể tích hay khối lượng trong hỗn hợp chất khí, chất lỏng.
Chủ đề 2: Dẫn xuất halogen, ancol, phenol
Kiến thức cần đạt: Biết
- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp ancol, phenol.
- Tính chất vật lí, tính chất hoá học của ancol, phenol, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2).
- Phương pháp điều chế ancol đơn chức, phenol.
(Có dẫn xuất halogen đối với chương trình nâng cao)
Kĩ năng cần đạt:
- Viết được công thức cấu tạo các đồng phân và gọi tên các ancol (có 4C - 5C).
- Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol.ankyl
- Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol.
- Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol.
- Tính khối lượng ancol, phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng.
Chủ đề 3: Anđehit – xeton – axit cacboxylic
Kiến thức cần đạt: Biết
- Định nghĩa, phân loại, danh pháp, đặc điểm cấu tạo phân tử của anđehit, axit.
- Tính chất vật lí, tính chất hoá học của anđehit no đơn chức và axit cacboxylic.
- Phương pháp điều chế anđehit, axit, ứng dụng của axit cacboxylic.
(Có dẫn xuất xeton đối với chương trình nâng cao)
Kĩ năng cần đạt:
- Dự đoán và viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của anđehit, axit.
- Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol, anđehit bằng phương pháp hoá học.
- Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit, axit trong phản ứng.
2. Hình thức kiểm tra (hoặc thi):
Hình thức kiểm tra: tự luận.
Thời gian làm bài: 45 phút.
Số câu: 5 câu.
3. Số câu và số điểm cho các cấp độ ma trận đề
MA TRẬN ĐỀ MÔN: HÓA HỌC KHỐI 11
(Thời gian: 45 phút)
Nội dung
kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
thấp
Vận dụng cao
1. Hiđrocacbon
Phần chung:
- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp các ankan, anken, ankađien, ankin, benzen và đồng đẳng.
- Tính chất vật lí chung.
- Tính chất hoá học các ankan (metan, etan, propan, butan), anken (etilen, propilen, butilen), ankađien liên hợp (buta-1,3-đien và isopren), ankin, benzen và đồng đẳng.
- Phương pháp điều chế metan, etilen, axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Điều chế buta-1,3 - đien, isopren từ ankan tương ứng.
Phần riêng (chương trình nâng cao):
- Khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ.
- Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.
- Phương pháp phân tích nguyên tố.
- Khái niệm, cách thiết lập công thức đơn giản nhất và công thức phân tử.
- Đồng phân, danh pháp của một số monoxicloankan, Tính chất vật lí, điều chế và ứng dụng của xicloankan.
Phần chung:
- Cách viết công thức cấu tạo, gọi tên một số đồng phân của của ankan, anken, ankin (sốnguyên tử C ≤5); benzen và đồng đẳng (có 7, 8 nguyên tử C).
- Viết phương trình hóa học minh họa tính chất hoá học của ankan, anken, ankađien, ankin, benzen và toluen.
- Quy tắc cộng Mac-côp-nhi-côp, quy tắc thế trên ankyl benzen.
- Cách phân biệt các ankan, anken cụ thể. Phân biệt ank -1-in với ankin, anken qua một số chất cụ thể.
Phần riêng (chương trình nâng cao):
- Cấu trúc phân tử của xiclopropan, xiclobutan.
- Tính chất hoá học monoxicloankan.
- Sơ lược cơ chế thế vào ankan, cộng vào anken; cơ chế thế vào vòng benzen.
Phần chung:
- Phân biệt được ankan, anken, ankin, benzen và đồng đẳng, stiren.
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của hiđrocacbon dựa vào tính chất hóa học.
- Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan, anken, ankin trong hỗn hợp khí.
- Tính khối lượng và thành phần phần trăm khối lượng benzen, toluen tham gia phản ứng.
Chương trình nâng cao:
-Xác định được công thức đơn giản nhất và công thức phân tử khi biết các số liệu thực nghiệm.
Phần chung:
- Vận dụng quy tắc thế vào vòng benzen để dự đoán sản phẩm phản ứng.
- Tính khối lượng sản phẩm thu được của phản ứng trùng hợp qua nhiều phản ứng.
- Xác định dãy đồng đẳng của hiđrocacbon.
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo đúng của ankan, anken, ankin, benzen và đồng đẳng dựa vào tính chất hóa học.
- Bài tập khác có nội dụng liên quan.
Số câu hỏi
Số điểm
20%
20%
5%
5%
50%
2. Dẫn xuất halogen, ancol, phenol
Phần chung:
- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp ancol. Công thức phân tử, cấu tạo của glixerol.
- Tính chất vật lí, tính chất hoá học của ancol. Tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2).
- Tính chất hoá học của phenol.
- Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột.
Phần riêng (chương trình nâng cao):
- Khái niệm, phân loại dẫn xuất halogen, đồng phân và danh pháp, ứng dụng.
Phần chung:
- Cách viết công thức cấu tạo các đồng phân ancol và gọi tên (có 1C à5C).
- Viết phương trình hóa học minh họa tính chất hoá học của ancol, glixerol, phenol.
- Phân biệt ancol no đơn chức với glixerol, phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể.
Phần riêng (chương trình nâng cao):
- Tính chất hoá học cơ bản của dẫn xuất halogen.
-Sơ lược cơ chế phản ứng thế, quy tắc tách Zai-xép, phản ứng với magie.
Phần chung:
- Phân biệt ancol, glixerol, phenol.
- Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol.
- Tính khối lượng ancol, phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng.
Phần riêng (chương trình nâng cao):
Phân biệt một số chất dẫn xuất halogen cụ thể.
Phần chung:
- Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo đúng của ancol, phenol.
- Bài tập khác có nội dụng liên quan.
Phần riêng (chương trình nâng cao):
Xác định sản phẩm chính khi tách HX từ dẫn xuất halogen, H2O từ ancol.
Số câu hỏi
Số điểm
15%
5%
3%
2%
25%
3. Anđehit – xeton – axit cacboxylic
Phần chung:
- Cấu tạo phân tử và danh pháp của anđehit, axit cacboxylic.
- Tính chất vật lí, tính chất hoá học của anđehit no đơn chức (đại diện là anđehit axetic), axit cacboxylic.
- Phương pháp điều chế anđehit từ ancol bậc I, điều chế trực tiếp anđehit fomic từ metan, anđehit axetic từ etilen ; điều chế axit cacboxylic.
- Một số ứng dụng chính của anđehit, axit cacboxylic.
Phần riêng (chương trình nâng cao):
- Định nghĩa xeton, đặc điểm cấu trúc phân tử, phân loại, danh pháp, tính chất vật lí, ứng dụng.
Phần chung:
- Tính chất hoá học đặc trưng của anđehit, axit cacboxylic và viết phương trình hóa học minh họa.
- Nhận biết anđehit bằng phản ứng hoá học đặc trưng.
Phần riêng (chương trình nâng cao):
- Cấu trúc phân tử của xeton, anđehit, axitcacboxylic.
- Tính chất hóa học của xeton.
- Phân biệt anđehit và xeton.
- Phản ứng ở gốc hiđrocacbon của anđehit, xeton, axit cacboxylic.
- Tính axit và ảnh hưởng của nhóm thế (phân li thuận nghịch trong dung dịch, xét hằng số Ka).
Phần chung:
- Phân biệt axit với ancol, phenol, anđehit.
- Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit, axit cacboxylic.
Phần riêng (chương trình nâng cao):
- Phân biệt xeton, anđehit và axit cacboxylic.
- Tính khối lượng hoặc nồng độ xeton trong dung dịch.
Phần chung:
- Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit, axit cacboxylic trong phản ứng có kèm hiệu suất.
- Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo đúng của anđehit, axit cacboxylic.
- Một số bài tập khác có nội dung liên quan.
Số câu hỏi
Số điểm
15%
5%
2%
3%
25%
Tổng số câu
Tổng số điểm
(50%)
(30%)
(10%)
(10%)
(100%)
File đính kèm:
- ma tran de kt 11.doc