Lý phật tử giành nước rồi mất nước

Chia đôi bờ cõi

Triệu Việt Vương làm vua ở thành Long Biên. Lý Thiên Bảo làm Đào Lang Vương ở nước Dã Năng. Năm 555, Thiên Bảo chết không có con nối, quân chúng suy tôn người cháu trong họ là Lý Phật Tử lên nối ngôi.

Năm 557, Lý Phật Tử đem quân xuống miền Đông đánh nhau với Triệu Việt Vương ở huyện Thái Bình. Hai bên năm lần giáp trận, chưa phân thắng bại, quân của Phật Tử có phần kém thế hơn. Phật Tử liệu không thắng được bèn xin giảng hòa xin ăn thề. Triệu Việt Vương nghĩ rằng Phật Tử là người họ của Tiền Lý Nam Đế, không nỡ cự tuyệt, bèn chia địa giới ở bãi Quân Thần (nay là hai xã Thượng Cát, Hạ Cát ở huyện Từ Liêm) cho ở phía tây của nước.

Phật Tử dời đến thành Ô Diên (nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội).

 

doc2 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lý phật tử giành nước rồi mất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý Phật Tử giành nước rồi mất nước Chia đôi bờ cõi Triệu Việt Vương làm vua ở thành Long Biên. Lý Thiên Bảo làm Đào Lang Vương ở nước Dã Năng. Năm 555, Thiên Bảo chết không có con nối, quân chúng suy tôn người cháu trong họ là Lý Phật Tử lên nối ngôi. Năm 557, Lý Phật Tử đem quân xuống miền Đông đánh nhau với Triệu Việt Vương ở huyện Thái Bình. Hai bên năm lần giáp trận, chưa phân thắng bại, quân của Phật Tử có phần kém thế hơn. Phật Tử liệu không thắng được bèn xin giảng hòa xin ăn thề. Triệu Việt Vương nghĩ rằng Phật Tử là người họ của Tiền Lý Nam Đế, không nỡ cự tuyệt, bèn chia địa giới ở bãi Quân Thần (nay là hai xã Thượng Cát, Hạ Cát ở huyện Từ Liêm) cho ở phía tây của nước. Phật Tử dời đến thành Ô Diên (nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội). Học kế Triệu Đà Lý Phật Tử có con trai là Nhã Lang, xin lấy con gái của Triệu Việt Vương là Cảo Nương. Việt vương bằng lòng, nên hai nhà kết thành thông gia. Vì yêu quý Cảo Nương nên Việt Vương cho Nhã Lang ở gửi rể. Sau Nhã Lang biết được bí mật về quân sự của Triệu Việt Vương, báo lại cho Lý Phật Tử. Phật Tử mang quân đánh úp Việt Vương. Việt Vương tự biết thế yếu không thể chống được, bèn đem con gái chạy về phía nam, muốn tìm nơi đất hiểm để ẩn náu tung tích, nhưng đến đâu cũng bị quân của Phật Tử đuổi theo sau gót. Việt Vương cưỡi ngựa chạy đến cửa biển Đại Nha, bị nước chắn, than rằng: "Ta hết đường rồi!", bèn nhảy xuống biển tự vẫn. Người sau cho lập đền thờ ông ở cửa biển Đại Nha (Đại Nha nay là huyện Đại An?) Truyền thuyết kể rằng: Nhã Lang bảo vợ: "Trước hai vua cha chúng ta cừu thù với nhau, nay là thông gia, chẳng cũng hay lắm ư? Nhưng cha nàng có thuật gì mà có thể làm lui được quân của cha tôi?". Cảo Nương không biết ý của chồng, bí mật lấy mũ đâu mâu móng rồng cho xem. Nhã Lang mưu ngầm tráo đổi cái móng ấy, rồi bảo riêng với Cảo Nương rằng: "Tôi nghĩ ơn sâu của cha mẹ nặng bằng trời đất, vợ chồng ta hòa nhã yêu quý nhau không nỡ xa cách, nhưng tôi phải tạm dứt tình, về thăm cha mẹ". Nhã Lang về, cùng với cha bàn mưu đánh úp vua, chiếm lấy nước. Lý Phật Tử lên làm vua cả nước, đóng đô ở Phong Châu. Vì ông cũng xưng là Lý Nam Đế, nên đời sau gọi là Hậu Lý Nam Đế để phân biệt với Lý Bí. Chưa đánh đã hàng Sử sách không đề cập về việc trị vì của Triệu Việt vương và Hậu Lý Nam Đế. Ở Trung Quốc, nhà Tùy đã diệt nhà Trần (con cháu Trần Bá Tiên) thống nhất toàn quốc năm 589. Vua Tùy sai sứ sang dụ Lý Phật Tử sang chầu. Phật Tử thoái thác không sang. Năm 602, Tùy Văn Đế muốn đánh Vạn Xuân. Thừa tướng Dương Tố tiến cử Thứ sử Qua Châu là Lưu Phương. Vua Tùy xuống chiếu lấy Tố làm Giao Châu đạo hành quân tổng quản, thống lĩnh 27 doanh quân sang xâm chiếm. Quân lệnh của Phương rất nghiêm, ai phạm tất chém quân lính ai nấy đều mến đức và sợ uy. Nghe tin quân địch kéo sang, Hậu Lý Nam Đế sai con của người anh là Lý Đại Quyền giữ thành Long Biên, Biệt súy là Lý Phổ Đỉnh giữ thành Ô Diên, còn tự Lý Phật Tử đóng ở Phong Châu. Quân Tùy đến núi Đô Long gặp quân Lý, Lưu Phương đánh tan hết, rồi tiến quân sang đến cạnh dinh của Lý Phật Tử. Phương lấy họa phúc mà dụ. Phật Tử sợ hãi xin đầu hàng, bị quân Tuỳ bắt đưa về Bắc rồi chết. Dân làm đền thờ ở cửa biển Tiểu Nha[5] để đối với đền thờ Triệu Việt Vương. Thế là nước Vạn Xuân và nhà Tiền Lý mất. Nhà Tiền Lý từ khi Lý Nam Đế giành lại được nước đến khi mất tổng cộng 61 năm (541-602), nước Vạn Xuân từ khi Lý Nam Đế đặt đến khi mất tổng cộng 58 năm (544-602). Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư tách riêng 3 vua Tiền Lý Nam Đế, Triệu Việt vương và Hậu Lý Nam Đế thành 3 "kỷ" riêng biệt và gọi Lý Phật Tử là "Kỷ nhà Hậu Lý". Xét ra cách chia này làm lịch sử thêm rối vì sau này còn có một nhà Lý của Lý Công Uẩn nữa. Do đó việc hợp 3 vua vào một triều đại, như nhà Ngô sau này có Dương Bình vương xen giữa cũng không gây ra rắc rối.

File đính kèm:

  • docLY PHAT TU.doc
Giáo án liên quan