Phần I
LÝ LUẬN GIÁO DỤC
A - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC HỌC (GDH )
Chương I: NHẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC
I. GIÁO DỤC LÀ MỘT HOẠT ĐỘNG ĐẶC BIỆT TRONG XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
1. Thế nào là hoạt động GD
- Là hoạt động tác động đến con người và làm biến đổi con người về tính cách và hành động, nhận thức.
- Hoạt động giáo dục là hoạt động mà thế hệ đi trước truyền đạt lại những kinh nghiệm lịch sử xã hội cho thế hệ đi sau và thế hệ đi sau lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội ấy để sống và tồn tại với tư cách là chủ thể tích cực trong xã hội để duy trì sự tồn tại và phát triển trong xã hội loài người. Hoạt động GD có hai quá trình:
+ Truyền đạt + Lĩnh hội + Kế thừa + Chọn lọc
Các hình thức biểu hiện trong hoạt động GD
- Hoạt động GD tự phát: diễn ra một cách ngẫu nhiên không có mục đích, không có tính cách, không có kế hoạch.
- Hoạt động GD tự giác: diễn ra một cách có mục đích, có ý thức và có kế hoạch.
- Hoạt động GD tích cực: là hoạt động đem lại những biến đổi ở người được GD một cách lành mạnh, phù hợp với yêu cầu trong chuẩn mực xã hội.
- Hoạt động GD tiêu cực: đem lại độ lệch lạc đi ngựơc lại với chuẩn mực xã hội.
- Kinh nghiệm lịch sử xã hội (nền văn minh nhân loại) gồm: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm hoạt động, thái độ.
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 13466 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý luận giáo dục và dạy học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính xác, ngắn gọn dễ hiểu, ít mang tính đánh đố.
+ Trong những trường hợp cần thiết có thể dự kiến sẵn câu hỏi phụ, câu hỏi chẻ nhỏ để kịp thời xử lý khi có các tình huống nhận thức xảy ra.
+ Câu hỏi phải có điều kiện kích thích học sinh tư duy tránh đặt những câu hỏi chỉ có thể dẫn đến câu trả lời.
1.3. Các phương pháp dùng sách giáo giáo khoa và tài liệu tham khảo.
2. Nhóm 2 (phương pháp dạy học trực quan).
2.1. Khái niệm
- Quan sát: là một phương pháp nhận thức cảm tính tích cực, là phương pháp mà GV tổ chức cho học sinh tri giác tài liệu học tập một cách có chủ đích nhằm thu thập các tài liệu, số hiệu để từ đó rút ra các kết luận có cơ sở thực tiễn.
- Trình bày trực quan: là phải dạy học mà GV sử dụng các phương tiện trực quan, trước, trong và sau khi giảng bài mới hoặc khi ôn tập củng cố hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức hoặc khi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2.2. Ưu nhựơc điểm của phương pháp.
+ Ưu: phối hợp được sự tham gia của nhiều giác quan và kết hợp được 2 hệ thống tín hiệu (hệ thống ngôn ngữ và các phương tiện trực quan).Kích thích sự ham hiểu biết, sự say mê và óc tỉ mỉ khoa học của học sinh.
+ Nhược : phương pháp này không sử dụng khéo léo có những hạn chế sau đây:
- Làm phân tán chú ý của học sinh, học sinh không tập chung được vào các dấu hiệu cơ bản của bài học.Vì vậy không lĩnh hội được kiến thức cơ bản.
- Có thể làm hạn chế sự phát triển tư duy, trừu tượng của học sinh.
- Sự không khéo léo biểu hiện:
+ Các phương thức trực quan không được chuẩn bị trước cẩn thận và chu đáo.
+ Các phương tiện trực quan sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ (không đúng thời điểm)
+ Lạm dụng trong việc sử dung phương tiện trực quan.
2.3. Yêu cầu khi sử dụng phương pháp.
- Các phương tiện trực quan phải được chuẩn bị cẩn thận chu đáo đáp ứng những yêu cầu về mặt sư phạm, vệ sinh và thẩm mỹ, đối với phương tiện kĩ thuật cần vận hành từ trước khi sử dụng.
- Các phương tiện trực quan phương pháp sử dụng đúng lúc, đúng chỗ mà GV cần định hướng cho sự quan sát của học sinh bằng cách xác định rõ yêu cầu, nội dung quan sát để học sinh có thể tập trung vào các dấu hiệu bản chất.
- Tránh lạm dụng các phương tiện trực quan vì nó có thể dấn đến tình trạng phân tán chú ý, hạn chế sự phát triển tư duy, trí tưởng tượng của học sinh.
3. Các phương pháp dạy học thực tiễn
4. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Vấn đáp (miệng)
- Viết (tự luận, trắc nghiệm)
- Trắc nghiệm đúng, sai
- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn ( 4 phương án)
- Điền khuyết (điền thế)
- Ghộp đôi (đối chiếu cặp đôi)
- Câu hỏi và câu hỏi trả lời ngắn.
Thực hành
IV. VẤN ĐỀ LỰA CHỌN VÀ VẬN DỤNG PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Trong quá trình dạy học không nên vạn năng hoá một nhóm phương pháp hoặc một phương pháp dạy học nào đó mà cần biết vận dụng, lựa chọn phối hợp các phương pháp một cách có hiệu quả căn cứ vào các cơ sở sau:
+ Căn cứ vào mục tiêu dạy học (mục đích yêu cầu của bài học)
+ Căn cứ vào đặc điểm, nội dung, tài liệu học tập của từng bài học cụ thể.
+ Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí và đặc điểm nhận thức của học sinh.
+ Căn cứ vào điều kiện vật chất thiết bị dạy học của nhà trường và khả năng tự tạo đồ dùng dạy học của GV - HS.
+ Căn cứ vào trình độ kinh nghiệm và năng lực của GV
Chương V
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI
1. Khái niệm.
- Hình thức tổ chức dạy học là hình thức tổ chức dạy học và học được thực hiện theo một trình tự xác định một chế độ nhất định.
2. Phân loại
- Cơ sở phân loại: dựa vào mối quan hệ giữa việc dạy và học có tính cá nhân hay tập thể.
- Dựa vào mức độ độc lập của học sinh trong quá trình học tập.
- Dựa vào thời gian và không gian tiến hành dạy học.
+ Các hình thức (kiểu) tổ chức dạy học.
- Bài lên lớp (bài học với toàn lớp)
- Tự học
- Dạy học cá nhân
- Dạy học theo nhóm
- Bồi dưỡng phụ đạo
- Tham khảo học tập
- Học tập ngoại khoá
- Thảo luận
- Dạy học lớp ghép.
II. BÀI LÊN LỚP HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CƠ BẢN
1. Khái niệm (Comenxki sáng tạo ra hình thức này)
- Bài lên lớp là một hình thức tổ chức dạy học mà ở đó trong một khoảng thời gian quy định chính xác, tiết học, và tại một điểm giành riêng, GV chỉ đạo hoạt động nhận thức tập thể cho một nhóm học sinh cố định phù hợp với khả năng bao quát của GV, đảm bảo cho học sinh dưới sự hướng dẫn của GV có thể lĩnh hội được cơ sở của tài liệu tiết học ngay trong tiết học.
2. Ưu nhược điểm của bài lên lớp.
+ Ưu : cho phép tập trung thời gian đào tạo hàng loạt học sinh đáp ứng yêu cầu của phổ cập GD và yêu cầu đào tạo hàng loạt người lao động có trình độ.
- Đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tri thức một cách có hệ thống đáp ứng yêu cầu tâm lý học và giáo dục học về dạy học.
- Đảm bảo sự thống nhất trong phạm vi toàn quốc gia về mặt nội dung và kế hoạch đào tạo.
- Tạo điều kiện thuận lợi để bồi dưỡng tinh thần tập thể và phẩm chất quan trọng cho học sinh.
- Bài lên lớp là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản.
+ Nhược : Hạn chế tính sát đối tượng, dễ làm cho học sinh trở nên thụ động trong một lớp học đông người.
- Tài liệu học tập khá gắn với thực tế và không đủ thời gian để giúp học sinh vừa lĩnh hội tri thức vừa rèn kĩ năng, kĩ xảo.
- Không tạo điều kiện thuận lợi để giúp học sinh mở rộng đào sâu kiến thức, đối với kiến thức không nằm trong khuôn khổ của chương trình.
Đây không phải là hình thức duy nhất.
3. Các loại bài lên lớp, cấu trúc của chúng.
a.Các loại bài lên lớp.
Căn cứ vào mục đích của bài lên lớp có các dạng bài sau :
- Bài lên lớp lĩnh hội tri thức mới
- Bài lên lớp hình thành và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo
- Bài lên lớp ôn tập và hệ thống hoá kiến thức.
- Bài lên lớp kiểm tra trình độ, kiến thức, kĩ năng kĩ xảo của hoc sinh (kiểm tra 1 tiết )
- Bài lên lớp hỗn hợp
b. Cấu trúc của các loại bài lên lớp.
- Cấu trúc vĩ mô: Là cấu trúc trong đó đề cập đến các yếu tố cơ bản của bài học.(vd: tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ, giảng bài mới, củng cố kiến thức mới...)
- Cấu trúc vi mô: Là cấu trúc trong đó đề cập đến các yếu tố góp phần thực hiện cấu trúc vĩ mô đó là phương pháp, phương tiện dạy học.
Ví dụ 1: Về cấu trúc vĩ mô của vài dạng bài lên lớp.
+ Bài tập lên lớp lĩnh hội tri thức mới:
Bước 1: tổ chức lớp
Bước 2: tích cực hoá tri thức cũ làm chỗ dựa cho tri thức mới (kiểm tra bài cũ hoặc GV huy động kiến thức cũ...)
Bước 3: Giới thiệu bài mới
Bước 4: Tổ chức điều khiển HS lĩnh hội tri thức mới
Bước 5: Củng cố kiến thức mới
Bước 6: Tổng kết bài học, khắc sâu kiến thức cơ bản và giao nhiệm vụ về nhà.
4. Chuẩn bị của GV và HS cho bài lên lớp
a. Chuẩn bị dài hạn
- Thực chất là lập kế hoạch giảng dạy cho cả năm học hay từng học kỳ, từng phần của học kỳ.
- Trong bản kế hoạch thường gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Tuần (từ ngày đến ngày)
+ Tên đề mục
+ Mục đích của đề mục
+ Phương tiện, đồ dùng sẽ sử dụng
+ Sách và tài liệu tham khảo
- Lưu ý: Để có thể lập kế hoạch giảng dạy GV cần phải:
+ Nghiên cứu kĩ kế hoạch dạy học, chương trình dạy học, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
+ Nắm đặc điểm, tình hình của học sinh (đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm nhận thức, kết quả và học tập của năm trước, học kỳ trước, đặc điểm tinh thần, thái độ học tập và những trường hợp cá biệt).
+ Nắm được tình hình thực tế của nhà trường về việc đáp ứng nhu cầu vật chất thiết bị trong dạy học cùng với khả năng tự tạo đồ dùng học tập của bản thân, của học sinh.
+ Kế hoạch giảng dạy cần được thông qua tổ chuyên môn.
b. Chuẩn bị ngắn hạn:
- Thực chất là soạn giáo án (thiết kế bài giảng) muốn soạn được giáo án GV cần phải:
+ Nghiên cứu kĩ chương trình sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để khai thác những kiến thức trọng tâm dự kiến những điều cần giảng, những điều HS tự học và khai thác khả năng của các trang ảnh, hình vẽ, sơ đồ, các câu hỏi, bài tập để sử dụng chúng một cách hợp lý.
+ Nắm đặc điểm nhận thức của HS trong các tiết học trước.
+ Dự kiến cấu trúc nội dung bài giảng căn cứ vào logic của bài trong giáo trình, và đặc điểm nhận thức của HS.
+ Dự kiến các phương pháp, phương tiện, biện pháp hình thức tổ chức tiết học, các câu hỏi, bài tập, ví dụ minh hoạ thích hợp cho từng yếu tố vĩ mô, thậm trí cho từng phần của nội dung bài học.
+ Dự kiến các tình huống nhận thức có thể xảy ra và dự kiến sẵn phương án xử lý.
+ Dự kiến phân bố thời gian hợp lí cho từng yếu tố vĩ mô và cho từng phần của nội dung bài học.
5. Lên lớp và sau khi lên lớp
a. Lên lớp
- Nhiệm vụ của GV khi lên lớp là phải tuân theo một cách nghiệm túc nhưng sáng tạo và linh hoạt giáo án đã chuẩn bị. Một giờ lên lớp được coi là thành công khi nó đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Bảo đảm tiến trình dự kiến không rơi vào tình trạng cháy giáo án
+ Duy trì được không khí làm việc tích cực trong suốt giờ học, ngăn chặn các hiện tượng vi phạm của giờ học.
+ Bao quát nhảy cảm, linh hoạt kịp thời trong giờ học xử lý các tình huống xảy ra, tránh rơi vào thế bị động, phân phối và sử dụng thời gian hợp lý, giảm đến mức thời gian tối đa tổ chức lớp, giành cho việc kiểm tra bài viết ở nhà, rút ngắn thời gian giành cho việc hỏi cá nhân.
+ Có tư thế tác phong đoàng hoàng, có thái độ nghiệm túc chan hoà, có giọng nói dễ nghe nhịp điệu vừa phải.
+ Kết thúc giờ học trong phấn khởi tự tin.
b. Sau khi lên lớp
- GV cần chủ động đối với giáo án và nhận xét về bài lên lớp xung quanh các vấn đề sau.
- Ưu – nhược điểm trong việc giải quyết nhiệm vụ bài học nguyên nhân và biện pháp khắc phục
- Ưu – nhược điểm trong việc vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, phương tiện... nguyên nhân và bài học cần thiết.
- Ưu – nhược điểm về tư thế tác phong thái độ về việc xử lý tình huống xảy ra, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
- Ưu – nhược điểm trong việc phân phối và sử dụng thời gian nguyên nhân và bài học nhận xét chung và những bài học kinh nghiệm.
III. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC KHÁC
- Muốn dạy thành công cần đạt được những yếu tố sau
+ Năng lực khoa học
+ Năng lực ngôn ngữ
+ Năng lực hiểu học sinh
+ Năng lực phân phối chú ý
+ Năng lực tổ chức hoạt động học cho học sinh.
File đính kèm:
- Ly luan giao duc va day hoc.doc