Luyện từ và câu Từ ngữ về tình cảm. Dấu phẩy ( Tiết 12)

I.MỤC TIÊU:

 - Biết ghép tiếng theo mẫu để tạo các từ chỉ tình cảm gia đình, biết dùng một số từ tìm được để điền vào chỗ trống trong câu; nói được 2,3 câu về hoạt động của mẹ và con được vẽ trong tranh .

- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ hợp lí trong câu.

- Giáo dục tình cảm thương yêu giữa những người trong gia đình.

II.CHUẨN BỊ

 Tranh bài tập 1 SGK

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2568 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luyện từ và câu Từ ngữ về tình cảm. Dấu phẩy ( Tiết 12), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tuần: 12 Ngày dạy : Thứ tư, ngày 4 tháng 11 năm 2009 Tên bài dạy : Từ ngữ về tình cảm. Dấu phẩy ( Tiết 12) I.MỤC TIÊU: - Biết ghép tiếng theo mẫu để tạo các từ chỉ tình cảm gia đình, biết dùng một số từ tìm được để điền vào chỗ trống trong câu; nói được 2,3 câu về hoạt động của mẹ và con được vẽ trong tranh . Biết đặt dấu phẩy vào chỗ hợp lí trong câu. Giáo dục tình cảm thương yêu giữa những người trong gia đình. II.CHUẨN BỊ Tranh bài tập 1 SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Thầy Trò Hoạt động 1: Khởi động Ổn định KTKT cũ: Từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà - Gọi HS nêu tên một số đồ dùng trong gia đình và tác dụng của chúng. - Nêu các việc mà em đã làm để gúp đỡ ông bà. Nhận xét. GTB: Từ ngữ về tình cảm. Dấu phẩy Hoạt động 2: Hd Hs mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình; biết cách đặt dấu phẩy . Hoạt động 3: Thực hành - Bài tập 1: Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng: yêu, thương, quý, mến, kính. M: yêu mến, quý mến Yêu cầu HS suy nghĩ và đọc to các từ mình tìm được. GV ghi nhanh lên bảng. Yêu cầu cả lớp đọc lại Bài 2: Treo bảng phụ - Tổ chức cho HS làm từng câu, mỗi câu nhiều HS phát biểu + GV giáo dục HS quý trọng tình cảm giữa những người trong gia đình, biết tạo được môi trường sống thân thiện, yêu thương góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống Bài 3: Nhìn tranh, nói 2 - 3 câu về hoạt động của mẹ và con. - Yêu cầu HS quan sát kĩ tranh xem mẹ đang làm việc gì, em bé đang làm gì, bé gái đang làm gì và nói lên hoạt động của từng người. Ví dụ: Mẹ đang bế em bé. Em bé ngủ trong lòng mẹ. Mẹ vừa bế em vừa xem bài kiểm tra của con gái. Con gái khoe với mẹ bài kiểm tra được điểm 10. Mẹ khen con gái giỏi quá! + GV giáo dục HS luôn cố gắng học tập để làm vui lòng bố mẹ, góp phần tạo được môi trường sống vui vẻ, hạnh phúc. Bài 4: Có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau? a/ Chăn màn quần áo được xếp gọn gàng. b/ Giường tủ bàn ghế được kê ngay ngắn. c/ Giày dép mũ nón được để đúng chỗ. Cho HS làm mẫu câu a GV lưu ý: Chăn màn, quần áo là những bộ phận giống nhau trong câu. Giữa các bộ phận giống nhau ta phải ghi dấu phẩy. Cho HS làm vào vở . Chữa bài: b/ Giường tủ, bàn ghế được kê ngay ngắn. c/ Giày dép, mũ nón được để đúng chỗ. Nhận xét Hoạt động 4: củng cố, dặn dò Nhận xét tiết học Xem bài: TN về công việc gia đình. Câu kiểu Ai làm gì? Hát HS nêu Theo dõi Đọc yêu cầu Nối tiếp nhau đọc các từ tìm được yêu thương, thương yêu, yêu mến, mến yêu, thương mến, mến thương, kính mến…. Cả lớp đọc Đọc yêu cầu HS nêu - Cháu kính yêu( yêu quý, quý mến…) ông bà. - Con yêu quý( yêu thương, thương yêu…) bố mẹ. - Em mến yêu( yêu mến, thương yêu …) anh chị. Đọc yêu cầu Quan sát, phát biểu Nhận xét Đọc yêu cầu Làm mẫu câu a: - Chăn màn, quần áo được xếp gọn gàng. Làm vào vở. Chữa bài Rút kinh nghiệm …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docKH bai hoc LT va C 4 - 11.doc
Giáo án liên quan