Luyện từ và câu: nhân hóa – ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi“ở đâu?”

1. Kiến thức:

- Biết được 3 cách nhân hóa: + Gọi sự vật dùng để gọi con người.

 + Tả sự vật bằng những từ ngữ dùng tả người.

 + Nói với sự vật thân mật như nói với con người.

- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi “Ở đâu?”.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng nhân hóa sự vật và sử dụng cụm từ “Ở đâu?”.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 16217 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luyện từ và câu: nhân hóa – ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi“ở đâu?”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/10/2012 Ngày dạy: Lớp: 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: NHÂN HÓA – ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI“Ở ĐÂU?”. I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Biết được 3 cách nhân hóa: + Gọi sự vật dùng để gọi con người. + Tả sự vật bằng những từ ngữ dùng tả người. + Nói với sự vật thân mật như nói với con người. - Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi “Ở đâu?”. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhân hóa sự vật và sử dụng cụm từ “Ở đâu?”. 3. Thái độ: - Học sinh thích thú học tập môn Tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP. 1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt. - Bảng phụ viết phần in nghiêng bài tập 3 SGK trang 17. - Bảng phụ có nội dung bài tập 1. - 4 bảng phụ kẻ bảng trả lời câu hỏi ở bài tập 2. - 1 bảng phụ viết 3 câu văn bài tập 3. - 1 bảng phụ viết 3 câu trả lời bài tập 4. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở bài tập và đồ dùng học tập môn Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Tổ chức lớp. - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. - Dán bảng phụ có nội dung bài tập 3 SGK trang 17 lên bảng. - Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài. - Gọi 1 học sinh nhận xét bào làm của bạn trên bảng và hoi học sinh: Tại sao phải dùng dấu phẩy ở các vị trí đó? (Để ngăn cách bộ phận thứ nhất chỉ thời gian với bộ phận thứ hai và ngăn cách hai vế câu với nhau) - Yêu cầu học sinh đánh giá và cho bạn điểm. - Giáo viên nhận xét, kết luận và cho điểm. 3. Bài mới. a) Giới thiệu bài. - Ở tuần 19 các em đã được học về nhân hóa. Tiết luyện từ và câu hôm nay các em sẽ tiếp tục học về nhân hóa, để biết được những cách nhân hóa làm cho các sự vật – con vật – đồ vật – cây cối có hành động giống như con người. Đồng thời các em sẽ được ôn tập – củng cố cách đặt và trả lời câu hỏi “Ở đâu?”. - Bây giờ các em hãy mở sách giáo khoa trang 26, chúng ta sẽ đi giải quyết từng bài tập để hiểu nội dung của bài học ngày hôm nay. b) Bài mới. * Bài tập 1. - Treo bảng phụ có bài thơ lên bảng. - Đọc mẫu 1 lần to – rõ ràng cho học sinh nghe, đứng ở vị trí cao nhất đọc. - Đọc diễn cảm 1 lần cho học sinh nghe. - Gọi 3 học sinh đọc lại bài thơ, yêu cầu học sinh dưới lớp theo dõi và nhẩm theo bạn trong sách. - Nhận sét phần đọc của học sinh, nhắc học sinh về nhà tập đọc lại bài thơ. * Bài tập 2. - Gọi 1 học sinh đọc nội dung bài tập 2. - Viết lên bảng yêu cầu của bài tập 2. - Yêu cầu học sinh đọc thầm bài thơ và tìm những sự vật được nhân hóa có trong bài theo các gợi ý: a, b, c trong 5 phút. Cả lớp làm việc cá nhân. - Hết giờ gọi 2 học sinh trả lời: Trong bài thơ có những sự vật nào được nhân hóa? (6 sự vật được nhân hóa: mây – mặt trời – trăng sao – đất – mưa – sấm). + Nếu học sinh nói: “Chớp” cũng là sự vật được nhân hóa thì giáo viên giải thích cho học sinh: “lòe” không phải từ chỉ hành động của con người, và “soi sáng” cũng không phải từ chỉ hành động dành riêng cho con người. - Nhận xét câu trả lời của học sinh. - Yêu cầu học sinh trả lời: Các sự vật trên được nhân hóa bằng những cách nào? - Dán bảng phụ lên bảng, chia học sinh cả lớp làm 2 nhóm thảo luận và suy nghĩ làm bài trong 3 phút. - Hết giờ gọi 2 học sinh đại diện cho 2 nhóm lên bảng làm bài. - Yêu cầu từng nhóm trình bày bài làm của nhóm mình. - Gọi 2 học sinh nhận xét chéo nhau bài làm trên bảng. - Nhận xét đưa ra đáp án chính xác và lưu lại trên bảng cho hoc sinh quan sát. Tên sự vật nhân hóa Cách gọi sự vật Cách tả sự vật Cách nói với sự vật Mây Chị kéo đến Mặt trời Ông bật lửa Trăng sao trốn Đất nóng lòng chờ đơi, hả hê uống nước Mưa xuống xuống đi nào mưa ơi Sấm Ông vỗ tay cười - Nhắc học sinh dưới lớp chữa bài vào vở bài tập của mình. - Hỏi học sinh: Như vậy trong bài tập 2 các em thấy có bao nhiêu cách để nhân hóa 1 sự vật? (3 cách: + Gọi sự vật bằng những từ ngữ dùng để tả con người như: ông - chị. + Tả sự vật bằng những từ dùng để tả người: bật lửa – kéo đến – trốn – nóng lòng chờ đợi – xuống – hả hê uống nước – vỗ tay cười. + Nói với sự vật bằng những từ ngữ thân mật như nói với người: xuống đi nào mưa ơi). - Gọi 3 học sinh trả lời, nhận xét và đưa ra kết luận * Bài tập 3. - Gọi 1 học sinh đọc nội dung bài tập 3, cả lớp đọc thầm theo bạn trong sách. - Ghi yêu cầu bài tập lên bảng. - Dán bảng phụ có viết sẵn 3 câu văn lên bảng, yêu cầu cả lớp làm bài vào vở bài tập của mình. Gọi 1 học sinh lên bảng gạch chân dưới các bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” bằng bút đỏ. - Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm trên bảng của bạn, giáo viên nhận xét đưa ra đáp án đúng nhất và cho điểm học sinh. + …ở huyện Thường Tín – Hà Tây. +…ở Trung Quốc….(có thể thêm : trong một lần đi sứ). +…ở quê hương ông. * Bài tập 4. - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 4. - Viết yêu cầu bài tập lên bảng. - Yêu cầu học sinh cả lớp dựa vào bài tập đọc “Ở lại với chiến khu” trang 13, 14 SGK để trả lời câu hỏi của bài tập trong 5 phút. Cả lớp làm bài cá nhân vào vở bài tập của mình. - Hết giờ gọi 7 học sinh mang vở lên chấm. - Nhận xét bài làm của học sinh, gọi 9 học sinh dưới lớp đọc nối tiếp hàng ngang câu trả lời từng phần một. - Nhận xét và kết luận, đưa ra câu trả lời chính xác nhất, dán bảng phụ lên bảng. + Câu chuyện diễn ra vào thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu Bình – Trị – Thiên. + …sống ở trong lán. + …về sống với gia đình. - Nhắc học sinh chữa bài vào vở bài tập của mình cho đầy đủ. 4. Củng cố - dặn dò. - Gọi 3 học sinh nhắc lại các cách để nhân háo 1 sự vật trong bài hôm nay. - Yêu cầu học sinh ghi nhớ 3 cách nhân hóa đã học hôm nay để tiết sau vận dụng làm bài tập và khi làm văn. - Nhận xét tiết học, nhắc học sinh về nhà làm hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập. - Lớp trưởng báo cáo. - Quan sát. - 1 học sinh lên bảng làm bài. - Nhận xét và trả lời. - Đánh giá và cho điểm. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Mở sách. - Quan sát. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Đọc. - Lắng nghe. - Đọc. - Quan sát. - Đọc thầm. - Trả lời. - Lắng nghe. - Quan sát. - Làm việc theo nhóm. - Lên bảng. - Trình bày. - Nhận xét. - Lắng nghe. - Chữa bài. - Lắng nghe. - Trả lời. - Đọc. - Quan sát. - Nhận xét. - Đọc. - Quan sát. - Làm việc cá nhân. - Chấm bài. - Lắng nghe. - Quan sát. - Chữa bài. - Nhắc lại. - Ghi nhớ. - Lắng nghe và thực hiện.

File đính kèm:

  • docNHAN HOA ON TAP CACH DAT VA TRA LOI CAU HOI ODAU.doc
Giáo án liên quan